Sử dụng hiệu quả phương pháp giảng dạy bằng tình huống

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường đại học giao thông vận tải (Trang 64 - 70)

Thành công của giảng viên khi dạy môn môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ được đánh giá thông qua lượng kiến thức mà sinh viên tiếp thu được mà còn được đánh giá qua kỹ năng xử lý tình huống thực tế của sinh viên trong nghề nghiệp của mình - kỹ sư giao thông vận tải.

Trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, mục tiêu quan trọng nhất hướng tới là người học có khả năng vận dụng một cách sáng tạo những vấn đề lý luận đó vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cụ thể trong cuộc sống và công việc. Để đạt mục tiêu này, giảng viên nên sử dụng phương pháp dạy học tình huống, đưa ra những tình huống thực tiễn cụ thể để sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề đang đặt ra. Trong quá trình tìm phương án giải quyết các tình huống đó, sinh viên vừa củng cố kiến thức lý luận đã học, vừa nâng cao kỹ năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của họ.

Ví dụ: trong giảng dạy phần thứ hai của môn môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, giảng viên có thể đặt tình huống: Trong cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay, với tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ làm gì để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận? Với tư cách là người lao động làm thuê, bạn phải làm gì? Dựa trên nền tảng kiến thức đã học, sinh viên phải thấy được tác động

55

của khoa học kỹ thuật đối với gia tăng lợi nhuận cho người chủ doanh nghiệp cũng như sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong cách mạng công nghiệp sẽ ảnh hưởng đến vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường, từ đó có mục tiêu và động lực học tập đúng đắn hơn.

Sử dụng hiệu quả phương pháp giảng dạy theo tình huống trong giảng dạy môn môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải sẽ giúp sinh viên phát huy được năng lực sáng tao, năng lực tư duy biện chứng, năng lực tự học của bản thân và giúp tăng hứng thú của sinh viên đối với môn học này.

56

KẾT LUẬN

Phát huy năng lực của sinh viên trong trong giảng dạy là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại. Luật Giáo dục của nước ta khẳng định: “ phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Để thực hiện được mục tiêu đó, giảng dạy môn học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin đòi hỏi phải gắn với thực tiễn, phù hợp với yêu cầu và xu thế đổi mới giáo dục ở nước ta và thế giới hiện nay. Để việc giảng dạy môn học này ở trường Đại học giao thông vận tải có hiệu quả, cả giảng viên và sinh viên cần phải thay đổi tư duy, nhận thức về môn học và không ngừng đổi mới phương pháp, cách thức truyền đạt và lĩnh hội tri thức. Do đó, đổi mới phương pháp giảng dạy môn học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường Đại học giao thông vận tải được coi là nhiệm vụ trung tâm. Nội dung cốt lõi của đổi mới phương pháp giảng dạy trong môn học này là giảng viên môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy tích cực theo hướng trang bị cho sinh viên những năng lực sáng tạo, năng lực tư duy biện chứng, năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm. Đó chính là cơ sở để hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng lòng quyết tâm, ý chí tự học, biết vận dụng những kiến thức của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong thực tiễn của sinh viên.

57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh, “Giáo dục lý luận Mác – Lênin với việc hình thành và phát triển

nhân cách ở sinh viên Việt nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”, LATS,

2006.

2.Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên) – Đỗ Hương Trà, “Dạy và học tích cực – Một số

phương pháp và kỹ thuật dạy học”, NXB Đại học sư phạm, 2017.

3. Vũ Thanh Bình, “Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong

các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay”, LATS Triết học, 2012.

4. Đinh Thế Định, “Giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở trường Đại học trong

bối cảnh hội nhập quốc tế”, Trường ĐH Vinh, 23/7/2015

5.Võ Minh Hùng, “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các

môn lý luận chính trị của các trường cao đẳng, đại học ở nước ta hiện nay”,

Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, 12/12/2014.

6.Trần Thị Mai Hương, “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính

trị trong các trường đại học”, Tạp chí Cộng sản ngày 2/11/2017.

7. Đinh Xuân Khuê, “Một số yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý

luận chính trị Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học – Cao đẳng hiện nay”, Tạp chí phát triển giáo dục, Số 7/2005.

8.Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Nâng cao chất lượng dạy, học các môn Lý luận chính

trị đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, Trường Đại học Phú Yên, tháng

7/2015

9.Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường sư phạm theo hướng phát triển năng lực người học”, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, Tháng 6 - 2016 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Đào Thị Thúy Loan, “Một số giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học

môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, Tổ chức giáo dục FPT,

23/11/2014.

11. Lê Thị Minh Loan, “Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy tới kỹ năng tự học

của sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học, Số 3/2009.

12. Hoàng Thúc Lân, “Phát triển năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên

đại học

sư phạm Việt Nam hiện nay”, LATS Triết học, 2012

13. Đặng Thị Bích Liên, “Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Mác – Lênin, Tư

tưởng Hồ Chí Minh trong các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp – dạy nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Giáo dục, Số 108/2005.

14.Đinh Xuân Lý, “Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị bậc đại học”, Tạp chí lý luận chính trị, Số 11/2006.

15. Hoàng Thu Phương, “Dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác

– Lênin theo hướng phát triển năng lực người học”, Trường CĐSP Lạng Sơn,

31/5/2016

16.Lê Hồng Thái, “Phương hướng vận dụng hệ phương pháp dạy học phát huy

tính tích cực nhận thức của học viện đại học quân sự”, LATS Giáo dục học, 2001.

17.Tưởng Thị Thắm, “Phát triển năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên qua dạy

học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị)”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018.

18. Nguyễn Thị Thu Thoa, “ Các đặc trưng và nguyên tắc cơ bản trong việc giảng

dạy các môn lý luận chính trị ở các trường cao đẳng và đại học”, Tạp chí khoa học

công nghệ và thực phẩm, số 10/2016.

19.Vũ Thị Thoa, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đổi mới phương pháp giảng

dạy lý luận chính trị tại học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”, Tạp chí giáo dục

lý luận, Số 11/2006.

20. PGS. TS. Trần Anh Tuấn, “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình

thành và phát triển năng lực của học sinh”, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012

21. TS. Đinh Thanh Xuân, “Giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường

Đại học hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (97), 2015.

22. Nguyễn Thị Bạch Vân, “Về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy Triết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học Mác – Lênin cho sinh viên không chuyên triết học”, Tạp chí Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Số 10, tháng 9/2013

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường đại học giao thông vận tải (Trang 64 - 70)