Những kết quả đạt được và những hạn chế trong giảng dạy môn Những

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường đại học giao thông vận tải (Trang 30 - 40)

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải

Để nghiên cứu thực trạng giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải, tác giả đã sử dụng phiếu điều tra cả dưới hình thức phiếu giấy và điều tra online trên các hội nhóm của sinh viên trường Đại học giao thông vận tải. Đối tượng được điểu tra là sinh viên K58 và K59 của tất cả các chuyên ngành thuộc trường Đai học giao thông vận tải. Tổng số phiếu giấy phát ra là 1000 phiếu, thu về 859 phiếu hợp lệ, tổng lượt bình chọn online là 582 phiếu. Trên cơ sở 1441 phiếu điều tra, tác giả đã phân tích thực trạng giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải:

Thứ nhất, Khi hỏi về “Thái độ của bạn như thế nào khi học môn Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin?”

Kết quả đạt được: tỷ lệ sinh viên cảm thấy hứng thú với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải chỉ chiếm 21,2%, trong khi có 31,4% sinh viên có thái độ học chỉ để đối phó, 11,2% sinh viên cảm thấy chán nản và có tới 36,2% sinh viên cho rằng khó đánh giá

27

36.20% 40.00% 31.40% 35.00% 30.00% 21.20% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% Hứng thú

Như vậy, nhìn vào kết quả điều tra cho thấy thái độ của sinh viên Trường Đại học giao thông vận tải đối với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin đa phần là không hứng thú. Đây là thực trạng không chỉ riêng môn học này mà là tình trạng chung về thái độ của sinh viên đối với các môn Lý luận chính trị nói chung. Có thể hiểu 36,2% sinh viên trả lời khó đánh giá thực ra là các em không muốn trả lời trực tiếp vào câu hỏi mà tác giả đề tài đưa ra, song thái độ của các em cũng không phải là thái độ tích cực đối với môn học này.

Thứ hai, Khi hỏi: “Bạn có thích học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin không?”

Kết quả cho thấy có đến 45,5% sinh viên trả lời là có thích môn học này và có 38,6% sinh viên trả lời là không thích. Như vậy, ở câu hỏi thứ 2 này, chúng ta đã xác định được thái độ của sinh viên đối với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải, đó là sinh viên thích học nhiều hơn là sinh viên không thích môn học này.

vào quả sát ở 2 hỏi 38.60% tiên dường sự thuẫn Thích học Không thích học

lệ sinh viên thích môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin tương dối cao (45,5%) trong khi chỉ có 21,2% sinh viên cảm thấy hứng thú khi học môn học này. Tuy nhiên, thái độ ưa thích môn học của sinh viên với thái độ học của sinh viên khi học môn học này là hoàn toàn khác nhau. Vấn đề đặt ra là tại sao nhiều sinh viên thích môn học, nhưng khi tiếp cận môn học đa số sinh viên lại không cảm thấy hứng thú, chán nản, thậm chí là học chỉ để đối phó? Phải chăng là do phương pháp giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin của giảng viên trên giảng đường?

Để trả lời câu hỏi này, đề tài đã tiến hành đưa ra câu hỏi thứ ba cho sinh viên.

Thứ ba, “Vì sao bạn thích học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin?”

Kết quả thu được như sau: 34,8% sinh viên trả lời vì môn học bổ ích, 41,2% sinh viên trả lời do phương pháp giảng dạy của giảng viên hấp dẫn, 24% sinh viên trả lời ý kiến khác nhưng không đưa ra lý do cụ thể.

Đối với trường hợp không thích học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề tài đặt câu hỏi nguyên nhân tại sao và nhận được kết quả: 23,5% sinh viên trả lời do nội dung môn học khô khan, trừu tượng, 65,7% sinh viên trả lời do phương pháp giảng dạy của giảng viên nhàm chán, 2,8% do lớp học quá đông và 8% sinh viên xác định đây không phải là môn học quan trọng.

Như vậy, qua kết quả kháo sát, chúng ta thấy rằng phương pháp giảng dạy

môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin của giảng viên rất quan trọng đối với thái độ của sinh viên đối với môn học này. Phần lớn sinh viên thích môn học này vì cho rằng môn học bổ ích đối với họ hơn là phương pháp giảng dạy của giảng viên, nhưng rõ ràng, khi giảng viên có phương pháp giảng dạy tốt, mới có thể truyền cảm hứng cho sinh viên, giúp họ thấy được tầm quan trọng của môn học, thấy rằng môn học này là bổ ích với họ. Sự cần thiết của môn học này đối với sinh viên phải được hiểu không chỉ là kiến thức đối với họ, mà còn là sự trang bị những kỹ năng, phát huy được những năng lực của họ đối với chặng đường học tập trong nhà trường cũng như với công việc nghề nghiệp trong tương lai. Với những sinh viên trả lời không thích môn học này, 65,7% cho rằng do phương pháp giảng dạy của giảng viên không hấp dẫn. 23,5% sinh viên trả lời do nội dung của môn học khô khan, trừu tượng. Theo tác giả, tất cả nguyên nhân của thực trạng này đều xuất phát từ phương pháp giảng dạy của giảng viên trong môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng và các môn Lý luận chính trị nói chung đều có đặc điểm là khô khan, trừu tượng. Trong một trường đại học thuộc khối kỹ thuật như trường Đại học giao thông vận tải thì môn học này lại càng trở thành nỗi “ám ảnh” của nhiều sinh viên. Trong quá trình giảng dạy, phương pháp của người giảng viên là phải làm thế nào giúp sinh viên thuộc khối kỹ thuật nắm bắt được những kiến thức vốn được coi là “khó nhằn” đó, giúp họ nhận ra được sự cần thiết của môn học với cuộc sống, công việc, nghề nghiệp của họ trong tương lai chứ không chỉ đơn giản là vượt qua được môt môn học trong trường đại học.

Vậy trong quá trình giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải, giảng viên đã sử dụng những phương pháp giảng dạy nào?

Thứ tư, với câu hỏi “Ở lớp bạn, giảng viên đã sử dụng phương pháp nào

trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin?”

Kết quả khảo sát cho thấy: trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải, giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 72,3%, phương pháp thảo luận trên lớp (Sêmina) 42,6%, phương pháp thảo luận nhóm là 53,6%, phương pháp nêu

30

và giải quyết vấn đề 25,8%, phương pháp giảng dạy bằng tình huống chiếm 18,4% và giảng viên sử dụng tất cả các phương pháp là 12,3%.

Tất cả các pp

53.60%

PP thảo luận trên lớp

42.60%

PP thuyết trình

72.30% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00%

Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy, trong giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải, giảng viên vẫn chủ yếu giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình – phương pháp giảng dạy truyền thống. Phương pháp này có ưu điểm là truyền đạt được một khối lượng kiến thức lớn, mang tính hệ thống, chặt chẽ, phù hợp với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tuy nhiên, nó dễ làm cho người học thụ động, ít phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ. Với phương pháp này, người giảng viên không cần phải đầu tư quá nhiều công sức, nhưng lại dễ gây nhàm chán cho sinh viên, nhất là đối với sinh viên thuộc khối kỹ thuật như ở trường Đại học giao thông vận tải. Phương pháp này lại càng trở nên bất cập hơn khi nhiều sinh viên không cảm thấy hứng thú khi tiếp cận môn học, khi họ chỉ coi đây là môn điều kiện, học để đối phó, để thi qua, để không phải học lại. Hơn nữa, môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải được giảng

dạy cho sinh viên năm thứ nhất, vừa tốt nghiệp phổ thông, chưa quen cách học tự nghiên cứu tài liệu theo sự hướng dẫn của giảng viên, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, chỉ học thụ động, nghe và ghi những gì giảng viên nói, trong khi đây là môn học khá trừu tượng, nhiều kiến thức rất mới mẻ với các em.

Tuy nhiên, các giảng viên giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải cũng đã áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thảo luận trên lớp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp giảng dạy bằng tình huống song tỷ lệ chưa cao. Đặc biệt, tỷ lệ giảng viên sử dụng tất cả các phương pháp giảng dạy tích cực trong giảng dạy môn học này là rất thấp (chỉ chiếm 12,3%).

Thứ năm, ở câu hỏi: “Bạn thích giảng viên sử dụng phương pháp nào khi

giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải?”.

Kết quả khảo sát cho thấy: 37,2% sinh viên thích phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử, 41,3% thích phương pháp thảo luận trên lớp (Sêmina), 62,5% thích phương pháp thảo luận nhóm, 32,4% thích phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, 27,6% thích phương pháp giảng dạy bằng tình huống và 35,8% sinh viên thích giảng viên sử dụng tất cả các phương án trên.

Từ những số liệu trên cho thấy, trong giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải, sinh viên vẫn thích phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử nếu được giảng viên sử dụng đúng và phát huy được những ưu điểm của phương pháp này. Theo khảo sát, khi được hỏi tại sao sinh viên trường đại học giao thông vận tải thích phương pháp thuyết trình trong giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhiều sinh viên cho rằng vì phương pháp này giúp họ dễ tiếp thu bài học mà không cần phải chuẩn bị quá nhiều trước khi đến lớp. Thực trạng này cho thấy, sinh viên đang ỷ lại, thụ động trong tiếp nhận kiến thức của môn học. Phương pháp này làm cho cả giảng viên và sinh viên “nhàn” hơn trong truyền đạt và tiếp nhận kiến thức. Với những sinh viên thụ động, phương pháp này phù hợp với họ.

32

Tuy nhiên, những sinh viên không thích phương pháp này trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin thì lại nhận xét vì phương pháp này làm họ buồn chán, mệt mỏi, ghi chép nhiều và không có hứng thú học tập. Vì vây, đổi mới phương pháp thuyết trình trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải là tất yếu.

Một số lượng không nhỏ sinh viên Đại học giao thông vận tải trong cuộc khảo sát bày tỏ niềm thích thú với các phương pháp giảng dạy tích cực. Họ muốn được chủ động tham gia vào bài học thông qua việc thảo luận trên lớp, thảo luận nhóm, được tham gia giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống trong môn học mà giảng viên đặt ra. Khi được hỏi, sinh viên cho rằng: những phương pháp giảng dạy tích cực giúp học rèn luyện được kỹ năng trình bày trước đám đông, giúp họ khắc sâu được những kiến thức một cách chủ động, giúp họ hiểu bài nhanh hơn. Bên cạnh đó, sinh viên cũng chỉ ra những hạn chế trong sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là làm cho một số sinh viên ỷ lại vào người khác, mất thời gian, không hiệu quả…

Thứ sáu, khi được hỏi: “Theo bạn, phương pháp giảng dạy môn học Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải hiện nay đã phát huy được những năng lực nào của sinh viên?”

Kết quả khảo sát cho thấy: sau quá trình học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, có 18,9% sinh viên đồng ý rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên trong môn học này phát huy được năng lực sáng tạo của sinh viên, 22,7% đồng ý phát huy được năng lực tư duy biện chứng của sinh viên, 31,2% sinh viên thấy mình được phát huy năng lực tự học và có tới 35% sinh viên thấy mình được phát huy được năng lực làm việc nhóm. Tuy nhiên chỉ có 14% sinh viên thấy mình được phát huy tất cả các năng lực sau khi học tập môn học này.

33

40.00% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00%

Như vậy, theo đánh giá của sinh viên, những phương pháp giảng dạy của giảng viên trong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa phát huy được những năng lực cơ bản của sinh viên trong trường đại học. Năng lực được phát huy cao nhất là năng lực làm việc nhóm và năng lực tự học tuy nhiên tỷ lệ cũng chỉ đạt hơn 30% theo đánh giá của sinh viên.

Nhìn chung, trong giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải, mức độ áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn còn cao, việc đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực theo hướng phát huy năng lực của sinh viên đã được áp dụng nhưng chưa nhiều và hiệu quả thu được còn thấp.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường đại học giao thông vận tải (Trang 30 - 40)