Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Những kết quả đạt được

Qua nghiên cứu thực trạng có thể thấy công tác quản lý chi BHXH tại Bảo hiểm xã huyện An Lão đã đạt được một số kết sau:

phương thức quản lý, có cơ chế quản lý liên thông trong mạng lưới giữa cơ quan BHXH với các đơn vị, các đại lý trên địa bàn toàn huyện và liên thông qua hệ thống trên phần mềm với mạng lưới các cơ quan ban ngành liên quan. Nhờ đó mà công tác quản lý đối tượng, kiểm soát chi trả các chế độ cho người lao động được diễn ra liên hoàn, thuận tiện, đáp ứng kịp thời lợi ích cho nhân dân trong huyện, từ đó tạo được sự tin yêu, tín nhiệm từ đông đảo người dân.

- Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được chú trọng cả nội dung chương trình lẫn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; hướng trọng tâm vào các kiến thức cơ bản chuyên ngành BHXH, BHYT, BHTN, nâng cao chất lượng lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý ngành trong cơ chế mới, pháp luật, tin học, ngoại ngữ và các k năng hành chính nghiệp vụ khác. Nhờ thế từ một cơ quan “chắp vá” về cán bộ, non yếu trong tổ chức lúc sơ khai đến nay BHXH huyện An Lão tự tin là một đon vị có đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, vững tay nghề và tràn đầy nhiệt huyết công việc.

- Thứ ba, qu BHXH, BHYT, BHTN phân bổ từ BHXH tỉnh về luôn cân đối và được hạch toán rõ ràng theo đúng quy định, đảm bảo chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng, nhanh chóng, kịp thời, tránh sai sót đến mức tối đa.

- Thứ tư, việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác chi trả đã góp phần đẩy mạnh việc tuân thủ nghiêm túc các qui định về hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ BHXH để thực hiện giải quyết đúng - đủ - kịp thời các chế độ BHXH đối với người lao động đồng thời xây dựng hoàn thiện quy chế làm việc có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng của cơ quan BHXH, quy định rõ việc tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết các chế độ BHXH (chế độ ngắn hạn không quá 7 ngày, chế độ dài hạn không quá 15 ngày). Quy trình một cửa đã phát huy được tính ưu việt của nó một trong những kết quả đó là đã cải tiến được quy trình xét duyệt hồ sơ (chế độ BHXH ): Trước đây BHXH huyện tiếp nhận hồ sơ, thực hiện việc giải quyết chế độ BHXH hàng tháng, tổng hợp danh sách và hồ sơ trình BHXH tỉnh xét duyệt sau đó mới được

tổ chức chi trả. Nay quy trình đó được rút ngắn: BHXH huyện nhận hồ sơ, thực hiện việc giải quyết chế độ BHXH hàng tháng và tổ chức chi trả ngay cho người được thụ hưởng, cuối mỗi quý mới tổng hợp danh sách và chuyển hồ sơ về BHXH tỉnh để thẩm định, những hồ sơ giải quyết chế độ chưa đúng thì BHXH tỉnh có thông báo và yêu cầu điều chỉnh xử lý hồ sơ và thực hiện đúng chế độ BHXH và báo cáo lại cho BHXH tỉnh về kết quả xử để theo dõi quản lý, chỉ đạo

2.4.2. Một số hạn chế trong quản lý chi trả bảo hiểm xã hội ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chi BHXH tại Bảo hiểm xã hội huyện An Lão vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Hệ thống văn bản pháp luật chưa được cung cấp và hướng dẫn một cách có hiệu quả, kịp thời đến những đối tượng tham gia và thụ hưởng ở địa phương, đồng thời trong quá trình thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động còn nhiều bất cập gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc thực hiện xét duyệt và chi trả BHXH cho người lao động.

Đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH ngày càng tăng, đa dạng, phức tạp, việc quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH gặp nhiều khó khăn.

Vẫn còn tình trạng đơn vị chưa phối hợp tốt trong việc giải quyết các chế độ ngắn hạn, chưa gắn được trách nhiệm của chủ sử dụng lao động với việc thực hiện đúng chính sách BHXH. Đặc biệt có những chủ sử dụng lao động còn tạo điều kiện khuyến khích cho công nhân viên của mình làm đủ thủ tục để thanh toán một số chế độ không đúng với thực tế công tác. Một số đơn vị cho người lao động đóng nhờ, đóng gửi để lạm dụng qu BHXH, nhất là đối với chế độ thai sản.

Một số thời điểm BHXH huyện thực hiện chưa tốt công tác quản lý chi BHXH cho đối tượng, đôi lúc còn buông lỏng công tác quản lý, thực hiện quyết toán kinh phí chi BHXH chưa được kịp thời, chặt chẽ.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Để nhận thấy rõ được những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại, cần đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng và các bảng khảo sát về các tiêu chí liên quan đến công tác chi trả BHXH, từ đó có thể rút ra được một số yếu tố tác động và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong quản lý chi BHXH tại Bảo hiểm xã hội huyện An Lão tỉnh Bình Định dưới đây:

2.3.1.1 Nhóm yếu tố khách quan

- Sự phát triển kinh tế - xã hội: Trong những năm gần đây, tình hình phát

triển kinh tế trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc, hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu lao động của doanh nghiệp được mở rộng, việc tham gia BHXH và số đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện An Lão tăng dẫn tới việc giải quyết chế độ và chi trả BHXH cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu thụ hưởng chính sách BHXH cho người lao động trên địa bàn huyện.

- Hệ thống các quy định pháp luật: Những năm gần đây, chính sách

tiền lương của Nhà nước có nhiều thay đổi áp dụng cho các đơn vị sử dụng lao động ngoài quốc doanh. Đặc biệt Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng vào đầu mỗi năm, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh. Hiện nay các đơn vị sử dụng lao động trong các khối hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, xã, phường, thị trấn thực hiện đóng BHXH cho người lao động theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện An Lão chủ yếu đóng nộp BHXH cho người lao động bằng mức lương tối thiểu vùng đối với những người chưa qua đào tạo và tăng thêm 7% đối với những người đã qua đào tạo. Khi nhà nước tăng mức lương tối thiểu vùng thì mức đóng BHXH bắt buộc cũng phải tăng lên. Đó cũng là cơ sở để giải quyết tăng số tiền thụ hưởng các quyền lợi BHXH cho người lao động.

Ngoài ra, quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH và những thay đổi về quyền lợi hưởng chế độ của Luật BHXH năm 2014 cũng làm tăng số người tham gia và người hưởng chế độ BHXH trên địa bàn huyện An Lão.

Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ liên quan đến công tác chi trả BHXH về hệ thống các quy định pháp luật Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) Tổng số phiếu Điểm TB 1 2 3 4 5 Các quy định về các chính sách BHXH ngày càng rõ ràng, minh bạch và dễ hiểu 0 0 7 49 44 35 4,4 Các chính sách BHXH được điều chỉnh thường xuyên đảm bảo quyền lợi cho người hưởng các chế độ

BHXH bắt buộc

0 0 0 42 58 35 4,6

Trách nhiệm và quyền lợi của người hưởng BHXH được quy định rõ ràng

0 0 0 41 59 35 4,6

Các văn bản hướng dẫn thực hiện được ban hành

kịp thời, đầy đủ

0 7 17 44 32 35 4,0

Chế tài xử lý các đối tượng có hành vi gian dối, trục lợi qu BHXH đảm bảo tính răn đe của pháp luật

03 8 16 65 8 35 3,7

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Hệ thống các quy định pháp luật là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý chi BHXH, chính sách càng rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu sẽ thu hút được sự quan tâm đông đảo của người lao động, qua đánh giá tiêu chí đạt trung

bình là 4,4 điểm (bảng 2.14). Chính sách BHXH thường xuyên được điều chỉnh đảm bảo quyền lợi cho người hưởng các chế độ BHXH, trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia được quy định rõ ràng, tiêu chí này được đánh gía cao với điểm trung bình là 4,6 điểm. Tuy nhiên, việc ban hành một số văn bản hướng dẫn chưa được kịp thời, chế tài xử lý đối tượng vi phạm pháp luật về BHXH đề ra chưa có tính răn đe cao nên vẫn còn hiện tượng vi phạm pháp luật về BHXH, trốn đóng, trục lợi qu BHXH; tiêu chí về chế tài xử lý đối tượng vi phạm pháp luật về BHXH được đánh giá thấp với mức điểm bình quân là 3,7 điểm.

- Độ tuổi, cơ cấu dân số: Tuổi thọ là yếu tố tác động lớn đến các chế độ

BHXH vì đi kèm với sự gia tăng của tuổi thọ là sự giảm sút tới sức khỏe người lao động, người lao động thường có nguy cơ dễ mắc bệnh, làm việc kém hiệu quả kéo theo đó là việc chi trả cho chế độ ốm đau, TNLĐ cũng tăng lên. Tuổi thọ tăng là biểu hiện của trình độ phát triển KT-XH song dân số già cũng là gánh nặng cho qu BHXH. Tuổi thọ tăng lại làm tăng thời gian chi trả, mức tiền lương chi trả cho người lao động. Theo tính toán sơ bộ, người lao động đóng BHXH đủ 30 năm thì số tiền đó cũng chỉ đủ nuôi người lao động khi về hưu được bình quân khoảng 7 năm, từ năm thứ 8 trở đi qu BHXH phải cấp bù. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trên cả nước, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện An Lão dần được nâng lên, do đó tuổi thọ bình quân đều tăng qua các năm, đặc biệt là đối tượng hưu trí là những người đã có lương hưu hàng tháng nên tuổi già được an nhàn hơn, thảnh thơi hơn. Như vậy, thời gian hưởng lương hưu, số lượt người hưởng hưu trí sẽ cao hơn, cũng là một trong những yếu tố dẫn tới số tiền chi trả đều tăng lên qua các năm.

2.4.3.2. Nhóm yếu tố chủ quan

- Sự nhận thức về lĩnh vực BHXH: Khi nhận thức được tầm quan trọng

và vai trò của chính sách BHXH thì người dân sẽ có ý thức tự giác hơn trong việc tham gia BHXH, vì vậy đối tượng thụ hưởng chính sách sẽ tăng lên, theo đó sẽ có tác động tới quản lý chi trả các chế độ BHXH.

Bảng 2.15. Đánh giá của ngƣời lao động về những hiểu biết, nhận thức trong lĩnh vực BHXH Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) Tổng số phiếu Điểm TB 1 2 3 4 5 Các quy định về các chính sách BHXH ngày càng rõ ràng, minh bạch và dễ hiểu. 0 0 12 60 28 35 4,2 Các chính sách BHXH được điều chỉnh thường xuyên đảm bảo quyền lợi cho người hưởng các chế độ

BHXH bắt buộc

0 0 16 43 41 35 4,3

Người lao động có nhận thức ngày càng cao hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành

pháp luật về BHXH

0 0 0 52 48 35 4,5

Người lao động hiểu biết ngày càng sâu hơn về mức hưởng các chế độ chính sách BHXH

0 0 0 49 51 35 4,5

Sự chủ động tham gia hoặc đấu tranh đòi quyền lợi tham gia BHXH của Người lao động để thụ hưởng chế độ chính sách BHXH

0 0 43 29 28 35 3,9

Qua biểu tổng hợp phiếu đánh giá (bảng 2.15) của người tham gia BHXH tại các đơn vị cho thấy chỉ tiêu về việc đánh giá các quy định về chính sách BHXH có số điểm bình quân là 4,2 điểm; chỉ tiêu về việc thường xuyên điều chỉnh các chính sách BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động đạt số điểm trung bình là 4,3 điểm; trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành pháp luật về BHXH được đánh giá mức điểm bình quân là 4,5 điểm; đánh giá về sự hiểu biết của mình ngày càng tốt hơn về các chính sách BHXH đạt số điểm bình quân là 4,5 điểm. Có được kết quả trên là do hiện nay ngành BHXH triển khai hệ thống tương tác điện tử đối với mọi người lao động thông qua hệ thống tin nhắn đa phương tiện. Bên cạnh đó đánh giá về việc chủ động tích cực tham gia BHXH hoặc đấu tranh đòi quyền lợi tham gia BHXH của người lao động đạt điểm trung bình 3,9 điểm, đây là chỉ số thấp nhất trong bảng đánh giá của người lao động.

Bảng 2.16. Đánh giá của ngƣời sử dụng lao động về những hiểu biết, nhận thức trong lĩnh vực BHXH

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) Tổng số phiếu Điểm TB 1 2 3 4 5 Các quy định về các chính sách BHXH ngày càng rõ ràng, minh bạch và dễ hiểu. 0 0 12 48 40 35 4,3 Các chính sách BHXH được

điều chỉnh thường xuyên đảm bảo quyền lợi cho người hưởng các chế độ BHXH bắt buộc

Người sử dụng lao động hiểu biết ngày càng sâu hơn

về chế độ chính sách BHXH 0 0 3 56 41 35 4,4 Người sử dụng lao động,

người lao động đang tham gia BHXH ngày càng có ý thức chấp hành pháp luật về BHXH 0 0 0 52 48 35 4,5 Sự chủ động, tự giác thực hiện chính sách BHXH của Người sử dụng lao động nhằm đảm bảo quyền lợi BHXH cho người lao động

0 0 45 28 27 35 3,8

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Qua khảo sát (bảng 2.16) các đối tượng là người sử dụng lao động cho thấy, ý thức trong việc chấp hành pháp luật về BHXH ngày càng cao với số điểm bình quân từ 4,2 điểm trở lên. Đạt được kết quả trên là do trong những năm qua, BHXH huyện An Lão thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách BHXH. Nhờ đó người sử dụng lao động ngày càng nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của chính sách BHXH, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật BHXH. Việc tuân thủ pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH sẽ góp phần đưa chính sách BHXH vào đời sống; người lao động được hưởng chế độ theo đúng quy định; hạn chế được hành vi trục lợi qu BHXH, đảm bảo an toàn và phát triển qu BHXH. Tuy nhiên tính tự giác, tích cực, chủ động thực hiện chính sách BHXH cho người lao động của chủ sử dụng lao động chưa cao, với số điểm trung bình chỉ đạt 3,8 điểm, điểm số này cũng phản ánh khá khách quan thực tế.

Bảng 2.17. Đánh giá của ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp hàng tháng về những hiểu biết, nhận thức trong lĩnh vực BHXH

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) Tổng số phiếu Điểm TB 1 2 3 4 5 Các quy định về các chính sách BHXH ngày càng rõ ràng, minh bạch và dễ hiểu. 0 0 3 41 56 30 4,5 Các chính sách BHXH được

điều chỉnh thường xuyên đảm bảo quyền lợi cho người hưởng chế độ

0 0 7 48 45 30 4,4

Người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng hiểu biết ngày càng sâu hơn về các chính sách BHXH

0 0 7 52 41 30 4,3

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Qua khảo sát (bảng 2.17) các đối tượng là người hưởng lương hưu, đối tượng trợ cấp BHXH hàng tháng tại BHXH huyện An Lão cho thấy, sự hiểu biết về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực BHXH ngày càng được nâng cao. Đạt được kết quả trên là sự cố gắng lớn của các nhân viên đại lý chi trả và cán bộ BHXH đã thường xuyên giải đáp thắc mắc, hỗ trợ người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng trong việc tìm hiểu thông tin về chế độ chính sách BHXH.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ BHXH: tại BHXH huyện,

trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức, viên chức đã được nâng lên, cán bộ thu luôn bám sát tình hình thực tiễn, thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc quản lý thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)