7. Kết cấu của luận văn
1.1.2.4. Phương thức và các chế độ chi trả bảo hiểm xã hội
* Xét theo phương thức chi trả BHXH được thực hiện theo quy định tại
Điều 15 Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam với hai phương thức:
- Chi trả trực tiếp: Là việc cơ quan BHXH sử dụng cán bộ viên chức của
đơn vị mình chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng được hưởng.
- Chi trả gián tiếp: Là cơ quan BHXH ủy quyền cho các đơn vị tổ chức
đại diện chi trả chế độ BHXH cho các đối tượng được hưởng.
Hiện nay, đại diện chi trả là Bưu điện là một hình thức chi trả BHXH. Căn cứ, vào biểu tổng hợp kinh phí chi trả các chế độ BHXH hàng tháng do BHXH tỉnh gửi đến, khi nhận được tiền tạm ứng thông qua ngân hàng, Bưu điện thông báo bằng văn bản cho BHXH tỉnh biết; chuyển tiền cho Bưu điện huyện kịp thời để tổ chức chi trả cho người hưởng đầy đủ, đúng lịch. Cơ quan bưu điện phải thực hiện chi trả xong các chế độ BHXH cho người hưởng trong vòng 10 ngày đầu của tháng. Sau khi Bưu điện các huyện chi trả xong, Bưu điện tỉnh quyết toán với Bưu điện huyện, Bưu điện tỉnh lập Giấy thanh toán chi phí trả gửi BHXH tỉnh. Sau khi nhận được thông báo chấp nhận của BHXH tỉnh, Bưu điện tỉnh xuất Hóa đơn tài chính về số tiền chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH
chuyển BHXH tỉnh để BHXH tỉnh chuyển số tiền chi phí chi trả vào tài khoản của Bưu điện tỉnh.
Theo Điều 4, Luật BHXH, các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất;
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất. Trong đó, bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
* Chi trả các chế độ BHXH cho người hưởng các chế độ BHXH gồm:
- Các chế độ BHXH hàng tháng: Lương hưu (hưu quân đội và hưu công nhân viên chức); trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp TNLĐ-BNN; trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN; trợ cấp tử tuất.
- Các chế độ BHXH một lần:
+ Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc, chết.
+ Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc, chết.
+ BHXH một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư.
+ Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ-BNN.
+ Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động. + Phụ cấp khu vực.
- Đóng BHYT cho người hưởng lương hưu, cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
* Quỹ TNLĐ-BNN theo Luật An toàn, vệ sinh lao động chi:
- Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng; trợ cấp phục vụ TNLĐ-BNN.
- Trợ cấp TNLĐ-BNN một lần, gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; chi phí khám giám định y khoa đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội; trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN; trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ-BNN; chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (bao gồm các hoạt động: Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động, điều tra lại các vụ TNLĐ-BNN theo yêu cầu của cơ quan BHXH, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN); hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; NDSPHSK sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp TNLĐ- BNN hàng tháng ra nước ngoài định cư.
- Đóng BHYT cho người đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng.
* Quỹ ốm đau, thai sản:
- Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; NDSPHSK sau khi ốm đau, thai sản. - Đóng BHYT cho người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành; người lao động nghỉ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.