Những khác biệt trong văn hóa kinhdoanh giữa Việt Nam, Thái Lan

Một phần của tài liệu TIỀU LUẬN GIỮA KỲ MÔN HỌC VĂN HÓA TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ đề TÀI VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA THÁI LAN (Trang 32 - 33)

Việt Nam và người Thái Lan chịu ảnh hưởng chủ yếu của hai nền văn minh lớn hơn khác nhau, tương ứng là Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam tiếp

nhận ảnh hưởng không chỉ từ văn hóa Trung Quốc nói chung mà còn cả Nho giáo, Phật giáo Đại thừa và Đạo giáo từ Trung Quốc nói riêng. Thái nhận ảnh hưởng từ Ấn Độ dưới hình thức chủ yếu là Phật giáo và một số Ấn Độ giáo. Chính vì vậy có nhiều sự khác biệt về văn hóa là tất yếu. Qua những nghiên cứu về văn hóa của Thái Lan ở chương 2 và 3, ta có thể nhận ra một số khác biệt nổi bật giữa văn hóa kinh doanh của Thái Lan và Việt Nam dưới đây.

a) Khác biệt trong ứng xử trong kinh doanh

Có thể nói, sự khác biệt lớn nhất trong việc tổ chức một cuộc hẹn hay họp của Việt Nam và Thái Lan chính là văn hóa đúng giờ. Người Thái rất đúng giờ trong cuộc hội họp, đàm phán. Người Thái đòi hỏi các lịch hẹn đều được đặt trước 1 tháng và xác nhận trước cuộc họp 1 ngày để đảm bảo cuộc hẹn diễn ra đúng giờ. Còn đối với người Việt Nam, khái niệm giờ cao su vẫn luôn tồn tại trong khái niệm của hầu hết mọi người. Trong các cuộc hẹn, việc muộn từ 5 - 10 phút vẫn có thể coi là đúng giờ.

Về văn hóa tặng quà thì ở cả Việt Nam và Thái Lan, việc trao đổi những món quà nhỏ là một trong những cách để xây dựng mối quan hệ với đối tác kinh doanh. Các món quà nhỏ, không quá đắt tiền nhưng được đánh giá cao bởi tấm lòng người tặng. Tuy nhiên nếu như việc chọn lựa màu sắc được xem là khá thoải mái ở Việt Nam thì người Thái Lan thường kỵ màu xanh lá cây, màu đen và xanh dương, vì những màu này thường dùng trong những buổi tang lễ và những quần áo tang.

b) Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, người Việt Nam đã và đang tiếp nhận rất nhiều những văn hóa của phương Tây nên việc giao tiếp của người Việt đã và đang dần cởi mở và thoải mái hơn. Khi gặp gỡ đối tác kinh doanh, việc chào hỏi bắt tay là vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Còn ở Thái, tư thế khi chào phải chắp tay trước ngực, hai tay chắp lại nép sát vào lòng ngực theo hình dạng búp sen là cách chào truyền thống của người Thái. Cách chào này cũng tạo nên sự khác biệt rất riêng của người Thái với đối tác nước ngoài.

Một phần của tài liệu TIỀU LUẬN GIỮA KỲ MÔN HỌC VĂN HÓA TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ đề TÀI VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA THÁI LAN (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)