Lợi ích cận biên và tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng

Một phần của tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải bài tập Kinh tế học vi mô (P1) (Trang 100 - 103)

LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

3.1.4. Lợi ích cận biên và tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng

Lợi ích cận biên là sự thay đổi trong tổng lợi ích khi tiêu dùng thêm

một đơn vị hàng hóạ Lợi ích cận biên được ký hiệu là MU và được tính theo công thức: Q TU MU Δ Δ =

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần: Lợi ích cận biên của một hàng

hóa có xu hướng giảm đi khi lượng hàng hóa đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một giai đoạn nhất định.

Do quy luật lợi ích cận biên giảm dần tác động nên khi một người tiêu dùng một loại hàng hóa (ví dụ hàng hóa X), tổng lợi ích và lợi ích cận biên của người này sẽ thay đổi như được minh họa trên hình 3.5.

Hình 3.5: Đường tng li ích và li ích cn biên

Hình 3.5 cho thấy, khi MU > 0, X tăng thì tổng lợi ích TU sẽ tăng. Khi MU < 0, X tăng thì tổng lợi ích sẽ giảm. Nếu MU = 0 thì TU sẽ đạt giá trị cực đạị

Chúng ta thường giả định rằng do việc tiêu dùng của một loại hàng hóa tăng lên, nên lợi ích cận biên từ một đơn vị hàng hóa thêm vào có xu hướng giảm dần. Trong khi lợi ích cận biên có xu hướng giảm dần không thể chứng minh bằng lý thuyết, thì sự giảm dần lợi ích cận biên cho thấy đặc điểm của mô hình tiêu dùng dành cho hầu hết người tiêu dùng đối với phần lớn các loại hàng hóạ

Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y (MRSX/Y) đo

lường số đơn vị hàng hóa Y có thể giảm đi trên mỗi đơn vị hàng hóa X được tăng thêm vào để duy trì mức lợi ích không đổị Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y chính là tỷ lệ đánh đổi giữa hai hàng hóa để đảm bảo lợi ích trong tiêu dùng không đổị

Hình 3.6: Sđánh đổi hàng hóa Y cho hàng hóa X

Giá trị của MRS chính là giá trị tuyệt đối độ dốc của đường bàng quan. Ban đầu người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng tại B, giả sử người tiêu dùng này muốn nhận được thêm lượng hàng hóa X nhưng vẫn muốn giữ nguyên mức lợi ích ban đầu, khi đó họ phải từ bỏ ΔY lượng hàng hóa Y để có được ΔX lượng hàng hóa X. Khi đó ta có tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng là: MRSX Y/ Y

X

−Δ =

Δ

Tổng lợi ích thay đổi khi sự thay đổi một lượng nhỏ cả X và Y liên quan tới lợi ích cận biên của X và Y:

ΔTU = (MUx  ΔX) + (MUy Y)

Trong đó MUX và MUY lần lượt là lợi ích cận biên của X và Ỵ Xét các điểm trên một đường bàng quan cho trước, tất cả mọi sự kết hợp của các hàng hóa đều mang lại mức lợi ích như nhau, vì vậy ΔTU bằng 0 đối với tất cả những thay đổi trong hàng hóa X và Y để giữ cho người tiêu dùng trên cùng một đường bàng quan. Ta có:

ΔTU = 0 = (MUx  ΔX) + (MUy ΔY) Do đó, X Y Y X MRS MU MU X Y / = = Δ Δ − . Vì thế, tỷ lệ thay thế cận biên có thể được hiểu là tỷ lệ của lợi ích cận biên của hàng hóa X chia cho lợi ích cận biên của hàng hóa Y:

YX X Y X MU MU

MRS / = . Giá trị của MRS còn được xác định là giá trị tuyệt đối độ dốc của đường bàng quan.

Một phần của tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải bài tập Kinh tế học vi mô (P1) (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)