Sự can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải bài tập Kinh tế học vi mô (P1) (Trang 56 - 58)

Phần 2 Tóm tắt nội dung lý thuyết

2.7. Sự can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường

2.7.1. Giá trn

Giá trần là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do Chính phủ ấn định. Tác dụng của giá trần là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Các hãng sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá trần. Ví dụ: giá xăng dầu, giá nhà cho người nghèo và sinh viên thuê.

Có 2 loại giá trần: mức giá trần cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối với mức giá trần cao hơn giá cân bằng thì đây là mức giá trần không ràng buộc, ít khi xảy rạ Còn mức giá trần thấp hơn giá cân bằng trên thị trường được gọi là giá trần có ràng buộc. Ví dụ, mức giá Ptrần được biểu diễn trên hình 2.13. Mức mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng sẽ gây ra hiện tượng thiếu hụt trên thị trường, lượng thiếu hụt thể hiện trên đồ thị là đoạn AB.

2.7.2. Giá sàn

Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào

đó do Chính phủ quy định. Tác dụng của giá sàn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà sản xuất. Ví dụ: giá thu mua nông sản phẩm, giá thuê lao động (quy định mức tiền công tối thiểu),…

Có 2 loại giá sàn: mức giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá sàn thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối với mức giá sàn thấp hơn giá cân bằng thì đây là mức giá sàn không có ràng buộc, ít khi xảy rạ Còn mức giá sàn cao hơn giá cân bằng trên thị trường là mức giá có ràng buộc. Mức giá Psàn > P0 gây là hiện tượng dư thừa trên thị trường. Lượng dư thừa thể hiện trên đồ thị là đoạn AB (xem hình 2.14).

Hình 2.14: Giá sàn 2.7.3. Công c thuế ca Chính ph

Khi Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra là t/sản phẩm thì cung sẽ giảm, giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng trên thị trường giảm (xem hình 2.15a).

Hình 2.15a: Chính phđánh mt khon thuế t/sn phm bán ra ca nhà sn xut

Hình 2.15a cho thấy giá và lượng cân bằng ban đầu là P0 và Q0. Giá và lượng cân bằng mới là P1 và Q1, tuy nhiên do phải nộp thuế cho Chính phủ là t, người bán chỉ nhận được mức giá P2 = P1 - t. Người mua sẽ đóng thuế là diện tích P0P1E1B còn người bán sẽ đóng thuế là diện tích P2P0BẠ

Khi Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng là t/sản phẩm thì cầu sẽ giảm, giá và lượng cân bằng trên thị trường đều giảm (xem hình 2.15b). Ví dụ: thuế đánh vào tiêu dùng ô tô, xe máy,…

Hình 2.15b: Chính ph đánh mt khon thuế t/sn phm

đối vi người tiêu dùng

Hình 2.15b cho thấy giá và lượng cân bằng ban đầu là P0 và Q0. Giá và lượng cân bằng mới là P1 và Q1. Giá người bán thực sự nhận được chỉ là P1 < P0, nhưng giá người mua thực sự phải trả là P2 = P1 + t. Người mua sẽ trả thuế là phần diện tích P0P2AB còn người bán sẽ trả thuế là diện tích P1P0BE1.

Xét dưới góc độ tác động vào thị trường, việc Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng hay đánh thuế vào nhà sản xuất đều mang lại tác động như nhau đối với cả người tiêu dùng, người sản xuất và Chính phủ.

Một phần của tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải bài tập Kinh tế học vi mô (P1) (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)