II. Máy may hai kim mũi may thắt nút 1 Tính năng tác dụng.
4. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số bộ phận cơ cấu chính 1 Trục chính
4.1- Trục chính
Nhận chuyển động quay tròn từ động cơ điện thông qua dây đai đến bánh đai đầu máy 7 làm trục chính 3 quay tròn để phân phối chuyển động đến cơ cấu trụ kim và trục ổ thông qua tay quay 1 và bánh đai răng 4. trục chính được đỡ và
định vị nhờ vòng bi 2,6. Vòng bi 2 là loại đặc biệt có tác dụng chống dịch chuyển dọc.
Vòng bi 6 được lắp chặt vào bánh đai 7 để thuận tiện cho việc sửa chữa hay thay thế dây đai răng 5. Định vị tay quay 1 và bánh đai 7 được thực hiện bằng các vít.
Khi cần thay thế dây đai 5 cần nới lỏng các vít hãm puly 7 cùng vòng bi 6 ra khỏi trục chính. Sau đó lồng dây đai răng ngựa 5 từ phía đầu trục vào.
4.2. Trục truyền động ổ.
Trục chuyển động 14 có nhiệm vụ tiếp nhận chuyển động từ trục chính 3 qua bộ truyền đai răng ngựa với tỷ số truyền 1:1 để phân phối chuyển động tới các ổ móc, cơ cấu đẩy răng cưa và chuyển động lắc trụ kim. các chi tiết lắp trên trục gồm: cam đẩy lệch tâm 15, các bánh răng xoắn 19, 21 và cam nâng răng cưa 20.
Trục ổ 14 có nhiều bậc để thuận tiên cho quá trình lắp các chi tiết và được đỡ trên các bạc 22, 18, 17 và vòng bi 13. Định vị dọc trục được thực hiện nhờ vòng bi 13 và vòng chặn tại bặc trung gian 17, khi thay thế hoặc sửa chữa đề nghị rút trục về phía dây đai. Đặc biệt cần lưu ý đến quan hệ tại các thời điểm giữa trục chính và trục chuyền động ổ, nếu quan hệ này không đúng sẽ kéo theo rất nhiều hư hỏng của máy hoặc sai hỏng mũi may. Chúng tôi sẽ nói rõ ở phần hiệu chỉnh.
4.3- Trục đẩy răng cưa.
Trục đẩy răng cưa 25 được đỡ trên 2 bạc 27, 37 và được định vị dọc trục nhờ vòng hãm 26 và vòng chặn 38 để tiếp nhận chuyển động từ trục ổ 14 thông qua cam lệch tâm 15 đến thanh truyền 16 qua thanh nối 17 đến tay lắc 24 làm trục đẩy 25 chuyển động lắc thông qua tay đẩy 28 làm cầu răng cưa 29 mang răng cưa 30 chuyển động tịnh tiến,
Hình 2.4: Cấu tạo trục đẩy răng cưa
Chuyển động nâng hạ răng cưa nhận từ trục chính qua cam nâng 20 gắn trên trục ổ với 1 vòng quay của trục ổ răng cưa nâng hạ 1 lần. Thay đổi chiều dài và đảo chiều mũi may được thực hiện bằng cách thay đổi góc nghiêng α của giá trượt 31. Nguyên lý của cơ cấu đảo chiều và thay đổi chiều dài mũi may thể hiện trên hình vẽ.
Khi con trượt tịnh tiến trên giá 31 sẽ tác động vào thanh nối 23 thông qua tay lắc 24 làm trục đẩy 25 lắc, ứng với 1 góc nghiêng α của giá 31, góc lắc của tay lắc 24 được xác định khi muốn thay đổi chiều quay của tay lắc 24 thì ấn tay lại mũi 36 thông qua trục 34 đến tay đòn 33 qua thanh nối 32 làm giá 31 xoay dẫn đến góc nghiêng của giá trượt 31 thay đổi sang góc α’ làm thay đổi hướng trượt của con trượt dẫn đến thay đổi chiều lắc của tay lắc 24 và trục đẩy 25. Răng cưa đổi chiều chuyển động.
4.4. Cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ.
Chuyển động lên xuống của trụ kim nhận từ trục chính 1 thông qua tay quay 2 đến thanh truyền trụ kim 3 sang ốp kim. Chuyển động lắc của khung trụ kim 9 nhận từ trục đẩy 25 qua tay lắc 39 đến thanh truyền 40 thông qua tay lắc 41 làm trục 44 mang tay lắc trụ kim 46 qua con trượt vuông 47 mang khung trụ kim 9
chuyển động. Khung trụ kim 9 phải chuyển động lắc đồng bộ với chuyển động của răng cưa 30.
Cần giật chỉ 10 nhận chuyển động từ tay quay 1 thông qua thanh truyền 8 và khớp trượt tạo chuyển động lên xuống cho cần giật chỉ 10.
Hình 2.5: Cơ cấu cần giật chỉ
4.5- Cơ cấu ổ móc.
Ổ móc của máy được đặt đứng. Nhận chuyển động từ trục 14 qua các bánh răng 19,20 vào các bánh răng trên trục ổ. Tỷ số truyền của các cặp bánh răng là 1:2 với một vòng quay của trục 14 ổ móc quay 2 vòng. Từ ổ móc 53 qua cam tròn liền trên trục ổ làm tay lắc 54 chuyển động lắc, dẫn đến tay đòn mở thoi 55 lắc theo để chỉ may có thể đi qua vị trí giữ thoi trên tấm kim một cách dễ dàng.
4.6- Cơ cấu điều khiển dừng trụ kim.
Khi muốn dừng trụ kim, ấn tay điều khiển 52 làm trục 51 quay tác động đến tay đòn 50 qua thanh nối 49 làm quay giá điều khiển 48 lắp cùng trục với trục bàn ép để tác động mấu dừng trụ kim 57 di chuyển vào vị trí tương ứng với trụ kim cần dừng.
Cửa đẩy Cửa hút 4 3 1 2
Hình 2.6: Cấu tạo bơm pittông
Vỏ bơm; 2 - Trục máy; 3 - Pittông; 4 - Lò xo nén 4.7- Hệ thống bôi trơn.
Máy sử dụng bơm pittông gắn trên trục truyền động ổ 14 để cung cấp dầu tới các vị trí cần bôi trơn.
Trên trục ổ của máy người ta phai rãnh gạt có chiều rộng bằng đường kính pittông 3 tạo cung tròn AB. Dưới tác dụng của lo xo 4, pittông 3 luôn áp sát vào bề mặt của trục ổ.
Khi trục ổ quay, rãnh AB bị pittông 3 đẩy toàn bộ không khí trong rãnh ra ngoài theo cửa đẩy tạo độ chân không. Khi rãnh AB đi vào cửa hút, do sự chênh lệch về áp suất dầu được hút vào đầy rãnh và quay theo trục quay cửa đẩy.
Ưu điểm của bơm pittông là làm việc ở tốc độ nhỏ nhưng đạt áp suất dầu lớn. Tuy nhiên lượng dầu đẩy của bơm không liên tục, khi chế tạo và lắp ráp yêu cầu độ chính xác cao.