Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy 1 Hướng dẫn sử dụng máy

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THIẾT bị MAY (Trang 30 - 34)

II. Máy may hai kim mũi may thắt nút 1 Tính năng tác dụng.

5. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy 1 Hướng dẫn sử dụng máy

5.1- Hướng dẫn sử dụng máy

Trước khi đưa máy vào sử dụng phải kiểm tra xem máy có trơn nhẹ không dầu mỡ bôi trong có đầy đủ không. Không được sử dụng máy khi thiếu một trong các điều kiện trên, Sau khi kiểm tra xong tiến hành chuẩn bị máy theo các bước sau:

- Khi lắp kim bên phải rãnh ngắn quay về phía phải, kim bên trái rãnh ngắn quay về phía trái người vận hành.

- Đánh chỉ vào suốt, chỉ phải trải đều trên mặt suốt, tốt nhất dùng cơ cấu đánh chỉ được lắp trên thân máy.

- Lắp suốt vào thoi chú ý sau khi lắp dùng tay kéo sợi chỉ nhìn vào thoi thấy suốt chuyển độnh ngược chiều với hướng kéo là lắp thoi đúng yêu cầu.

- Lắp thoi vào ổ móc sau khi lắp phải kiểm tra xem thoi có được định vị chắc chắn trong ổ hay không tránh hiện tượng lắp thoi vào không hết khi máy làm việc thoi bị trôi ra khỏi ổ gây nên gãy kim, hóc ổ…v.v.

- Mắc chỉ trên vào máy và kim, khi mắc chỉ vào máy và kim phải tuân thủ theo đúng thứ tự chỉ dẫn trên thân máy.

5.1.2. Phương pháp vận hành.

- Ngồi vào vị trí bật công tắc điện để động cơ làm việc (chú ý nghe tiếng kêu của động cơ xem có bình thường không).

- Dùng chân gạt gối nâng bàn ép vải lên (hoặc dùng tay). Sau đó dùng hai tay đưa nguyên liệu vào rồi hạ bàn mép vải xuống.

- Dùng chân phải ấn lên bàn ga để điều chỉnh tốc độ may cho phù hợp nếu ấn càng mạnh thì tốc độ may càng lớn và ngược lại.

- Khi may xong đường may dùng chân gạt gối nâng bàn ép vải lên và lấy nguyên liệu ra ngoài lúc này kim phải ở trên lớp nguyên liệu.

- Muốn điều chỉnh mũi may thưa mau căn cứ vào con số trên mặt núm điều chỉnh và vạch chuẩn gắn trên thân máy, vặn núm điều chỉnh sang trái hoặc sang phải sao cho con số đối diện với vạch chuẩn trên thân máy là được. Ở vị trí số 0 không có hiện tượng đẩy vải. Khi cần lại mũi ta chỉ việc ấn cần xuống phía dưới hết cỡ.

- Trong quá trình vận hành nếu thấy có tiếng kêu khác thường thì phải dừng máy tắt điện và báo cáo cho thợ sửa chữa đến làm việc người vận hành tuyệt đối không được tháo gỡ các chi tiết máy khi chưa hiểu và tìm rõ nguyên nhân.

- Khi đánh chỉ vào suốt tuyệt đối không để bàn đạp ép vải hạ xuống tiếp xúc với răng cưa làm mòn răng cưa không đẩy được vải.

5.2- Bảo quản máy.

Để đảm bảo cho máy hoạt động bình thường nâng cao năng suất lao động và tuổi thọ của máy, đảm bảo an toàn cho người công nhân. Phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng tra dầu mỡ cho đầy đủ hết ca phải lau chùi máy sạch sẽ và bàn giao cho ca sau.

6. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

Sùi chỉ trên

Do sức căng của chỉ trên lớn hơn chỉ dưới nên nó kéo chỉ dưới lên làm nút thắt nổi lên trên.

Vặn vít ép me thoi (tăng độ căng của chỉ dưới) nếu chưa đạt yêu cầu ta giảm lực ép của cụm đồng tiền sao cho lực căng của hai chỉ tương đương nhau.

Sùi chỉ dưới Ngược lại sùi chỉ trên Ngược lại sùi chỉ trên

Sùi chỉ từng đoạn

Do thoi làm việc lâu ngày nên phần sợi chỉ đi qua làm me thoi bị mòn thành rãnh nên khi làm việc sợi chỉ lọt xuống rãnh mòn lúc này lực ép chỉ yếu xảy ra hiện tượng sùi chỉ , khi sợi chỉ không lọt qua rãnh mòn thì lực ép bình thường mũi may trở lại bình thường.

Thay me thoi mới.trong quá trình làm việc trong me thoi có nhiều bụi bẩn cũng làm ảnh hưởng đến lực ép của me thoi gây nên sùi chỉ tường đoạn

Bỏ mũi may Do móc bắt chỉ bị mòn lúc bắt được vòng chỉ lúc không

Móc chỉ đến sớm hoặc muộn Do lắp kim ngược rãnh, lắp kim cao qua hoặc thấp quá, kim bị cong,

Lỗ kim của mặt tấm kim qua lớn

Thay mỏ móc

Điều chỉnh lại thời điểm của móc.

Lắp lại kim,thay kim, Thay mặt tấm kim

Độ căng của chỉ kim quá lớn. Chân vịt không tiếp xúc với nguyên liệu.

Thời điểm đẩy nguyên liệu sai.

cụm đồng tiền.

Đặt đúng độ cao của chân vịt

- Đặt lại thời điểm đẩy của răng cưa

Đứt chỉ

- Do lỗ kim quá sắc

- Kim chạm vào lỗ mặt nguyệt hoặc sát khe chân vịt

- Kim quá nhỏ so với chỉ - Do sức căng chỉ quá lớn - Do mỏ móc quá sắc cứa đứt vòng chỉ - Hành trình lò xo giật chỉ quá lớn hoặc quá nhỏ - Đường dẫn chỉ bị xước - Độ bền của chỉ kém

- Thay kim mới

- Điều chỉnh lại khoảng cách giữ kim và chân vịt

- Chọn chỉ số kim cho chỉ - Giảm sức căng chỉ - Dùng giấy nháp đánh mất cạnh sắc của mỏ móc - Điều chỉnh lại hành trình lò xo giật chỉ - Làm mất vết xước trên đường dẫn chỉ

- Kiểm tra chất lượng chỉ

Đường may bị nhăn

- Kim quá to

- Độ căng chỉ trên và chỉ dưới quá lớn

- Đường dẫn chỉ không trơn, rít - Vật liêu khó đẩy

- Chân vịt không song song với mặt tấm kim

- Răng cưa quá cao - Răng cưa đẩy sớm

- Bước răng quá lớn,các răng không song song với nhau hoặc bị mòn

- Thay kim mới phù hợp với nguyên liệu

- Giảm sức căng của chỉ - Sử dụng dầu silicone làm trơn chỉ

- Dùng chân vịt nhựa - Chỉnh lại chân vịt

- Điều chỉnh chiều cao răng cưa (0,7 -0.8 mm)

- Điều chỉnh lại thời điểm đẩy

- Thay răng cưa mới Đường may

không thẳng

- Độ nén chân vịt nhỏ

- Chân vịt không ép phẳng trên bề mặt tấm kim

- Tăng lực nén chân vịt

- Điều chỉnh lại độ phẳng của chân vịt với tấm kim

Máy bị kẹt

- Do phần đầu kim bị gãy rơi vào trong ổ mà ta không biết

- Do vận hành không đảm bảo để sợi chỉ trùng quá mắc vào ổ làm kẹt

- Dừng máy và lấy đầu kim gãy trong ổ ra

- Dừng máy và lấy chỉ trong ổ ra Dầu không xuất hiện ở mắt báo dầu - Mức dầu ở các te quá thấp - Màng lọc dầu bị tắc bẩn - Tấm ngăn ở bơm bị hỏng - Bơm dầu lắp lệch

- Đổ dầu bổ xung vào te - Làm sạch màng dầu - Thay tấm ngăn mới - Lắp lại bơm

tràn ra ngoài - Dầu cấp đến các bộ phận quánhiều - Điều chỉnh lượng dầu cấpđến các bộ phận

Chỉ bị tở (Mất độ săn)

- Độ căng chỉ quá cao - Mỏ móc ổ đâm vào kim

- Khoảng cách giữa tay đòn mỏ thoi và thoi quá lớn

- Điều chỉnh lại độ căng - Kiểm tra khoảng cách mở

và điều chỉnh lại

- Điều chỉnh lại khoảng cách (0 - 0,05)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THIẾT bị MAY (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w