Hướng dẫn mắc chỉ, sử dụng và bảo quản

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THIẾT bị MAY (Trang 35 - 40)

III. Máy vắt sổ

1. Máy vắt sổ ba chỉ juki – mo – 2504.

1.4. Hướng dẫn mắc chỉ, sử dụng và bảo quản

1.4.1. Chuẩn bị

Trước khi đưa máy vào vận hành sử dụng phải kiểm tra lại toàn bộ máy, dầu mỡ bôi trơn có đầy đủ không, dùng tay quay pyly xem máy có trơn nhẹ không tiến hành chuẩn bị máy theo các bước sau:

- Lắp kim vào máy chú ý rãnh dài của kim hướng về phía người vận hành. - Lắp chỉ vào kim, móc chỉ trên, móc chỉ dưới chú ý khi lắp chỉ tuân thủ đúng sơ đồ hướng dẫn của nhà chế tạo.

Hình 2.7: Đường dẫn chỉ máy vắt sổ 3 chỉ

Hình 2.8: Đường dẫn chỉ máy vắt sổ 3 chỉ

1.4.2. Phương pháp vận hành.

- Bật công tắc điện chú ý tiếng kêu của động cơ xem có bình thường không. - Ấn chân phải lên bàn đạp bàn ép vải nâng lên ta đưa vải vào và điều chỉnh lượng vải cần xén nhiều hay ít tuỳ theo ý mình để đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. Bỏ chân phải ra bàn ép vải hạ xuống ép chặt lên nguyên liệu.

- Ấn chân trái lên bàn ga cho máy làm việc điều chỉnh tốc độ máy cho phù hợp, máy làm việc đồng thời dao làm nhiệm vụ xén vải trên nguyên liệu tạo thành đường may vắt sổ.

1.4.3. Phương pháp bảo dưỡng máy.

Bảo dưỡng máy vắt sổ cũng như các máy khác song điều cần chú ý khi đổ dầu vào máy căn cứ vào vạch chuẩn mực cho phép trên mắt báo dầu không nên đổ quá quy định hoặc thấp quá quy định.

1.5. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

Đứt chỉ trên - Mắc chỉ không đúng theo sự chỉ dẫn, chỉ bị quấn vào mấu dẫn chỉ.

- Lỗ kim của mặt nguyệt bị xước

- Sức căng chỉ quá cao. - Kim qua nhỏ so với chỉ.

- Kim chạm vào giá đỡ kim tạo thành những vết xước

- Móc chỉ dưới định vị sai chạm vào răng cưa

- Đường dẫn chỉ bị xước

- Mắc lại chỉ theo đúng sơ đồ chỉ dẫn

- Đánh bóng lại hoặc thay tấm kim mới

- Giảm sức căng chỉ

- Thay kim đúng chủng loại

- Thay kim hoắc giá đỡ kim nếu giá đỡ kim bị mòn, xước quá

- Định vị lại móc chỉ dưới cho đúng vị trí.

- Làm mất vết xước trên đường dẫn chỉ

Đứt chỉ móc

- Đường dẫn chỉ bị xước

- Cần tiếp chỉ móc và mấu dẫn chỉ định vị sai

- Sức căng chỉ móc quá cao - Chất lượng chỉ kém

- Mắc chỉ sai

- Đánh bóng lại đường dẫn chỉ - Định vị lại cần, mấu dẫn chỉ cho đúng

- Giảm sức căng của chỉ - Thay chỉ đúng chất lượng

- Mắc chỉ theo đúng sơ đồ chỉ dẫn

Gãy kim

- Kim chạm vào lỗ mặt nguyệt hoặc chân vịt

- Kim bị gãy do va chạm với móc chỉ dưới

- Móc chỉ trên thấp hoặc nhô quá nhiều

- Giá đỡ kim định vị sai chạm vào móc

- Răng cưa quá cao,thấp làm kim bị lệch

- Hiệu chỉnh để kim và lỗ kim trên tấm kim trùng tâm nhau

- Định vị lại móc để kim không va chạm với móc

- Điều chỉnh lại móc chỉ trên căn cứ vào thông số cho phép

- Định vị lại giá đỡ

- Định vị lại răng cưa theo đúng thông số của máy

Bỏ mũi chỉ

- Mũi chỉ dưới bị khuyết - Kim bị cong

- Độ cao hoặc khoảng hở của giá đỡ kim không đúng làm lệch hướng kim

- Quan hệ giữa kim và mỏ móc không đúng

- Răng cưa đẩy sớm - Lắp kim sai

- Thay móc chỉ mới - Thay kim mới

- Điều chỉnh lại khoảng hở của giá đỡ kim theo đúng thông số của máy - Điều chỉnh lại khoảng cách giữa kim và mỏ móc

- Điều chỉnh lại cơ cầu đẩy nguyên liệu

- Lắp lại kim

không đều

dưới nhỏ

- Bề rộng dao không thích hợp với bề rộng đường vắt sổ

- Chân vịt không tiếp xúc với bề mặt tấm kim

dưới

- Thay dao cho phù hợp với đường vắt sổ

- Điều chỉnh lại chân vịt tiếp xúc đều trên mặt phẳng tấm kim

Đường vắt sổ bị nhăn

- Sức căng chỉ kim hoặc chỉ móc quá cao

- Kim quá lớn so với vật liệu may

- Lỗ kim trên bề mặt nguyệt quá lớn

- Răng cưa bị mòn

- Răng cưa chính và răng cưa - Lực nén chân vịt quá nhỏ

- Giảm sức căng chỉ kim và chỉ móc - Thay kim đúng chỉ số phù hợp với vật liệu

- Thay tấm kim mới - Thay răng cưa mới

- Hiệu chỉnh lại vị trí của răng cưa chính và răng cưa phụ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THIẾT bị MAY (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w