Quan điểm và định hướng phát triển lâm nghiệp của huyện An Lão,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 76 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm và định hướng phát triển lâm nghiệp của huyện An Lão,

Lão, tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021- 2025

3.1.1.Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2021- 2025

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong định hướng thứ 6 về phát triển kinh tế-xã hội đã nêu quan điểm “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường” [4, tr. 330-331].

Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021- 2025 của Việt Nam xác định: “Tăng cường tuyền truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ, phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đang dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước. Thực hiện hạch toán giá trị phù hợp của tài nguyên thiên nhiên, vốn tự nhiên, đất, nước, rừng, khoáng sản, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái môi trường… vào hệ thống tài khoản quốc gia” [4, tr. 142-143]

Trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ quan điểm phát triển “Rừng vừa là tài

nguyên, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, có khả năng tái tạo, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, vừa là yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học” [42]

“Phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; hài hòa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường; đưa lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế- kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát huy tiềm năng về khí hậu, đất đai và lợi thế so sánh của các vùng, miền, bảo đảm hài hòa lợi ích qg và lợi ích của người dân”. [42]

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 76 - 77)