Giải pháp tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động du lịch tại hạ long, quảng ninh (Trang 51 - 58)

4. Kết cấu đề tài

3.2.3. Giải pháp tổ chức quản lý

3.2.3.1. Kiểm soát môi trường tự nhiên

Cần lập hệ thống nghiên cứu, tính toán khả năng tải và sự nhạy cảm của môi trƣờng nhằm xác định lƣợng khách tối đa tại điểm du lịch để có biện pháp kiểm soát khống chế lƣợng khách này và quản lý môi trƣờng khu du lịch. Trƣớc mắt, có thể giới hạn lƣợng khách trong một đoàn tổ chức khoảng trên 20 ngƣời hoặc với đoàn lớn có thể chia nhỏ thành nhiều nhóm. Tại khu du lịch Hạ Long, đối với khách thăm Vịnh có thể cho phép từ 20 – 25 ngƣời/một đoàn vào thăm một hang động/một lƣợt, đối với khách trên bãi biển cũng nên giới hạn một số lƣợng nhất định vào mùa du lịch. Tại các điểm khu du lịch khác cũng cần xem xét lƣợng khách ra vào vừa phải, cần điều tiết, giãn tránh tập trung nhiều tại một vài điểm du lịch.

Việc giới hạn số lƣợng khách cũng góp phần vào điều tiết, giới hạn lƣợng tàu thuyền, tránh tập trung quá đông tàu thuyền tại một điểm tham quan gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng và cảnh quan tự nhiên. Các biện pháp quản lý,

kiểm soát, khống chế, điều tiết lƣợng khách có thể áp dụng phát tích kê cho khách khi vào mỗi điểm du lịch, giữa các điểm tham quan trọng một tuyến du lịch hoặc trong nhiều tuyến du lịch cần tổ chức xen kẽ tránh hiện tƣợng một điểm du lịch đón nhiều du khách. Hiện nay các tuyến du lịch Hạ Long đều tập trung vào một số điểm: Hang Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Động Thiên Cung, bãi tắm Ti Tốp....nên hạn chế cáctuyến đến đây, bởi nếu khai thác quá mức sẽ ảnh hƣởng đến cảnh quan và môi trƣờng tại điểm du lịch.

Việc sử dụng các chính sách giá để giới hạn, điều tiết lƣợng khách sẽ là biện pháp giúp khống chế, giảm bớt lƣợng khách tập trung quá lớn tại khu du lịch nhƣ hiện nay. Chính sách giá sẽ đƣợc áp dụng tại những điểm du lịch hấp dẫn nhƣng có nguy cơ quá tải hoặc tại thời kỳ cao điểm trong khu du lịch. Chính sách giá có thể áp dụng nhƣ sau: Tăng giá tour, lệ phí vào cửa trong mùa cao điểm hoặc những điểm có môi trƣờng nhạy cảm, những điểm có nguy cơ ô nhiễm, khuyến mại giảm giá tour vào những mùa vắng khách hoặc những điểm, tour du lịch mới. Thực tế cho thấy việc áp dụng chính sách giá không những không ảnh hƣởng đến phát triển của hoạt động du lịch mà nó còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trƣờng tự nhiên khu du lịch, bảo tồn cảnh quan và hệ sinh thái.

Bên cạnh đó cần áp dụng các văn bản, các quy định về vấn đề bảo vệ môi trƣờng tự nhiên nói chung và khu du lịch nói riêng một cách nghiêm túc. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có tác động đến môi trƣờng tự nhien khu du lịch. Với những trƣờng hợp vi phạm cần xử lý bằng hành chính và không chỉ áp dụng với những du khách thăm quan khu du lịch mà với cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

3.2.3.2. Thanh kiểm tra, xử lý vi phạm

Tăng cƣờng kiểm tra và lắp đặt các trạm quan trắc mức độ ô nhiễm dầu ở các bến- cảng, khu neo đậu tàu thuyền trong vịnh. Bắt buộc các cơ sở sản xuất, dịch vụ có chất thải nhiễm dầu và các loại tàu thuyền hoạt

động trên Vịnh Hạ Long phải đăng ký nguồn phát thải nguy hại để kiểm tra định kỳ và đột xuất, cũng nhƣ để kiểm soát đƣợc các nguồn phát thải này.

Thanh tra di sản tiến hành độc lập hoặc phối hợp với thanh tra của Sở tài nguyên môi trƣờng và một số đơn vụ liên quan tăng cƣờng hơn nữa công tác thanh tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng Vịnh Hạ Long.

3.2.3.3. Nâng cao năng lực quản lý

Lập thêm phòng môi trƣờng, phòng quản lý môi trƣờng trong cơ cấu tổ chức của các ban ngành, trƣớc mắt để kiểm soát tình trạng môi trƣờng tự nhiên do hoạt động của ngành gây ra, sau đó có biện pháp để giảm thiểu những tác động này.

Thành lập một hệ thống quản lý môi trƣờng thống nhất: nhƣ Ban quản lý khu du lịch, Trung tâm nghiên cứu môi trƣờng Vịnh Hạ Long, Trung tâm quan trắc và đánh giá tác động môi trƣờng Vịnh Hạ Long. Đây sẽ là nơi tập hợp các báo cáo về tình trạng môi trƣờng tự nhiên của từng ngành kinh tế trong khu vực, đồng thời đƣa ra các biện pháp và tiến hành tất cả các hoạt động quản lý môi trƣờng chung của Vịnh Hạ Long. Thêm vào đó cần tiến hành tổng kiểm tra các hoạt động quản lý môi trƣờng của từng ngành. Bên cạnh viêc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, ban ngành, cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức này trong công tác quản lý việc bảo vệ môi trƣờng tự nhiên khu du lịch.

Có chính sách và cơ chế đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên quản lý môi trƣờng đồng thời tăng thêm nguồn nhân lực, có chính sách hỗ trợ cho các nhân viên trực tiếp giam gia vào công tác vệ sinh môi trƣờng Vịnh Hạ Long.Tăng cƣờng hiệu lực thực thi các văn bản pháp luật hiện hành, đồng thời thiết lập thêm các quy định chính sách trên cơ sở hệ thống pháp luật nhƣ: Quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng trong ngành có ảnh hƣởng tới môi trƣờng tự nhiênVịnh Hạ Long. Hƣớng dẫn

tổ chức, quản lý việc bảo vệ môi trƣờng; quy định về đóng góp ngân sách từ các ngành cho bảo vệ và quản lý môi trƣờng; áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng, xử phạt đối với trƣờng hợp vi phạm những tiêu chuẩn trên và những quy định về giữ gìn vệ sinh môi trƣờng khu du lịch. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát và cƣỡng chế thi hành.

Tranh thủ sự trợ giúp tài chính và hợp tác trao đổi về kỹ thuật, chuyên môn với các Bộ, ngành Trung ƣơng, các quốc gia, các tổ chức quốc tế quản lý các dự án phát triển kinh tế - xã hội và xem xét chấm dứt thi hành những dự án có ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng tự nhiên Vịnh Hạ Long. Tăng cƣờng thu hút hơn nữa các dự án đầu tƣ cho môi trƣờng, cấp giấy phép cho các dự án này.

3.2.3.4. Giải pháp thể chế, chính sách.

Có cơ chế ƣu đãi về tài chính, thuế để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đoàn thể đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng, nghiên cứu KH-KT ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lƣợng sạch.

Khuyến khích những nhà hoạt động xã hội, khoa học, những ngƣời có tài năng tham gia đóng góp kiến thức, kinh nghiệm cho lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc thực hiện Luật bảo vệ môi trƣờng, Luật Di sản văn hóa.

UBND tỉnh Quảng Ninh, sở tài nguyên và môi trƣờng, Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long và các cơ quan ban ngành liên quan tiếp tục ban hành các quy định cụ thể về công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng thuộc các lĩnh vực nhƣ khai thác, bốc dỡ và vận chuyển than, du lịch, giao thông vận tải tàu thủy, phát triển đô thị, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm khắc các vi phạm về quản lý, khai thác và sử dung tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng. Đề ra quy chế, xây dựng tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ cho

các doanh nghiệp, con tàu đạt tiêu chuẩn Doanh nghiệp sinh thái, Tàu sinh thái đối với các cơ sở sản xuất ven bờ và các loại phƣơng tiện thủy đƣợc phép hoạt động trên Vịnh Hạ Long, đặc biệt là đối với các tàu vận chuyển và lƣu trú khách du lịch.

3.2.3.5. Giải pháp về đầu tư

Quy hoạch quản lý môi trường cho ngành du lịch. Cần chú ý đặc biệt

đến những hoạt động cải tạo bất hợp pháp các khu vực để phát triển du lịch trên đất liền và khu di sản thế giới, những hoạt động phát triển không có biện pháp vệ sinh đầy đủ. Kế hoạch phát triển điểm du lịch chi tiết cho khu du lịch phải đƣợc thực hiện dƣới sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị: UBND thành phố, Sở du lịch, Sở Xây dựng, Sở kế hoạch và đầu tƣ, Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Sở khoa học công nghệ và môi trƣờng và các cơ quan liên quan khác.

Quy định việc lắp đặt và duy trì hệ thống thoát nƣớc xa hệ thống thoát nƣớc công cộng, thiết lập hệ thống xử lý nƣớc thải riêng, đồng thời tại trạm xử lý nƣớc thải cần thiết kế đƣờng ống dẫn nƣớc thải đã xử lý ra xa khu vực bãi tắm.

Việc đƣa quy hoạch quản lý môi trƣờng vào quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Hạ Long phải đảm bảo thực hiện đồng bộ các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phƣơng trong vùng Di sản. Quy hoạch và phát triển một số ngành đã đƣợc phê duyệt đồng thời phải quán triệt việc lồng ghép các yêu cầu, quy định về bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ Di sản với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện các dự án ƣu tiên trong thời gian tới theo nhƣ khuyến nghị của JICA:

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bạch Đằng. Với mục tiêu xử

lý nƣớc thải sinh hoạt, công nghiệp và ở các khu chợ phía nam thành phố Hạ Long, nâng cấp điều kiện vệ sinh tại các khu vực dân cƣ xung quanh.

Cải thiện những điều kiện vệ sinh tại các tàu du lịch và trên các đảo

du lịch và từ các tàu du lịch, các đảo diễn ra cá dịch vụ du lịch, thu gom và xử lý toàn bộ lƣợng chất thải rắn liên quan đến hoạt động du lịch.

Cải tạo các bãi triều và rừng ngập mặn. Với mục tiêu khôi phục và

bảo tồn diện tích bãi triều có rừng ngập mặn, duy trì các rừng ngập mặn trong điều kiện tốt

Thành lập n ê n m ộ t mạng lưới quan trắc tại Vịnh Hạ Long. Với

mục tiêu thu thập thông tin về môi trƣờng để lập ra cơ sở dữ liệu, đề xuất mức độ ƣu tiên bảo vệ môi trƣờng đối với các hoạt động phát triển hiện có và trong tƣơng lai, đồng thời đánh giá thành tựu của việc quản lý môi trƣờng Vịnh Hạ Long.

Thành lập trung tâm thuyết minh Vịnh Hạ Long. Với mục tiêu là trung

tâm giáo dục về môi trƣờng Vịnh Hạ Long, cung cấp các số liệu về môi trƣờng, truyền bá các thông tin về môi trƣờng cho du khách cũng nhƣ cộng đồng địa phƣơng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng.

UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý chất thải đô thị và công nghiệp. Từng bƣớc có giải pháp đầu tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở bảo vệ và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng Vịnh Hạ Long ở một số lĩnh vực nhƣ: Khai thác, vận chuyển than, du lịch, nuôi trồng và khai thác thủy sản.

3.2.3.6. Sử dụng một số công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trường

tự nhiên

Hiện tại, tại khu du lịch Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung một số công cụ kinh tế đang đƣợc áp dụng trong việc điều hành, bảo vệ môi trƣờng nhƣ: Phí thăm Vịnh Hạ Long, phí vệ sinh môi trƣờng và Quỹ môi trƣờng Than Việt Nam. Các nguồn tài chính này cùng với một phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc bƣớc đầu ít nhiều đã phát huy tác dụng, đóng góp vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động khai thác than và các khu dân cƣ, giữ gìn môi trƣờng và tôn tạo bảo tồn.

Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đóng vai trò nhƣ một công cụ kinh tế trong quản lý. Tuy nhiên, các nguồn thu kinh phí nói trên chƣa đủ để đảm bảo mục tiêu cải thiện chất lƣợng môi trƣờng cho một khu vực nhạy cảm nhƣ Hạ Long, lại càng không đủ kinh phí cho hoạt động quản lý việc bảo vệ môi trƣờng. Hơn nữa, việc sử dụng các nguồn này chƣa hiệu quả, thiếu sự phối hợp cần thiết, mặt khác các nguồn kinh phí từ các ngành kinh tế khác (đặc biệt là ngành du lịch) vẫn chƣa đƣợc khai thác, đầu từ và áp dụng cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng và công tác quản lý.

Thiết lập một chính sách tài chính yêu cầu tất cả ngành kinh tế phải có trách nhiệm đóng góp một phần kinh phí cho việc giải quyết vấn đề môi trƣờng. Tất cả các đối tƣợng hoạt động trên Vịnh đều phải đóng phí môi trƣờng theo nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền, ngƣời đƣợc hƣởng lợi cũng phải chi trả.

- Đối với khách tham quan: thu phí thông qua vé tham quan.

- Đối với các đối tƣợng hoạt động kinh tế - xã hội trên Vịnh: thu phí định kỳ tùy theo tính chất hoạt động. Các nguồn tài chính có thể đóng góp thông qua hình thức nộp lệ phí ô nhiễm môi trƣờng do ngành gây ra, nộp thuế môi trƣờng. Tại khu du lịch Hạ Long, công nghiệp và du lịch là hai ngành phát triển mạnh nhất. Nhƣng hiện nay, ngoại trừ ngành than, các ngành công nghiệp khác và du lịch vẫn chƣa có một nguồn tài chính nào đóng góp cho việc bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ cho công tác quản lý môi trƣờng du lịch.

Áp dụng nghiêm khắc việc xử phạt hành chính đối với mọi trƣờng hợp vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, điều này sẽ góp phần tạo cho mọi ngƣời ý thức và trách nhiệm hơn với môi trƣờng. Huy động những nguồn kinh phí đầu tƣ từ các tổ chức quốc tế, sự hỗ trợ đóng góp tự nguyện từ phía nhân dân, du khách trong và ngoài nƣớc để đóng góp vào hệ thống quản lý tài chính chung cho việc bảo vệ và quản lý việc bảo vệ môi trƣờng.

quỹ bảo tồn, quỹ môi trƣờng địa phƣơng nhƣ là một hệ thống quản lý tài chính thống nhất tập hợp từ các nguồn đóng góp khác nhau đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi trƣờng chung khu vực là giải pháp tích cực và đúng đắn. Nguồn kinh phí này sẽ hỗ trợ cho các hoạt động quản lý nhƣ: thanh tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, quan trắc môi trƣờng. Hỗ trợ cho các dự án quy hoạch, các dự án nhằm cải thiện chất lƣợng môi trƣờng trong khu vực. Đầu tƣ cho việc nhập khẩu các công nghệ xử lý chất thải hiện đại để giảm tới mức thấp nhất ô nhiễm môi trƣờng. Đầu tƣ cho công tác giáo dục tuyên truyền môi trƣờng trong cộng đồng dân cƣ. Đầu tƣ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ quản lý về môi trƣờng tự nhiên khu du lịch Hạ Long. Dành một phần tƣ nguồn kinh phí để hỗ trợ thêm vào mức lƣơng hiện nay cho các nhân viên vệ sinh môi trƣờng, những ngƣời trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn môi trƣờng tự nhiên khu du lịch, luôn phải làm việc trong môi trƣờng độc hại nhằm cải thiện, nâng cao mức sống cho họ.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động du lịch tại hạ long, quảng ninh (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)