Tăng cường công tác quản lý di tích nơi diễn ra lễ hội

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội tây thiên, xã đại đình, huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 61 - 64)

7. Bố cục của khóa luận

3.1.3. Tăng cường công tác quản lý di tích nơi diễn ra lễ hội

Công tác quản lý di tích tại cơ sở cần:

- Rà soát, kiểm tra thống kê hiện trạng đồ thờ, hiện vật trong di tích theo danh mục quản lý tại di tích;

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân, các Ban quản lý di tích cơ sở thực hiện việc bài trí hiện vật, đồ thờ trang trí trong di tích bảo đảm an toàn cho hiện vật;

- Chủ động kiểm tra hệ thống cửa, khóa và phối hợp chặt chẽ với lực lực lượng công an các xã, thị trấn trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống trộm cắp di vật, hiện vật, hòm công đức trong các di tích. Việc tiếp nhận hiện vật phải có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền;

- Công tác phòng chống cháy nổ yêu cầu tất cả các di tích đều phải được bố trí phương tiện phòng chống cháy, nổ tại chỗ như bình bọt, bể nước cứu hỏa và tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi dễ thấy;

- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng hương, nến, kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị PCCC; bố trí thắp hương, hóa vàng ở vị trí hợp lý, an toàn. Chủ động phòng ngừa, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện để phòng cháy và chữa cháy và phát hiện, ứng cứu kịp thời khi cần thiết, đồng thời cần có sự phối hợp với các Đội Cảnh sát PCCC đóng trên địa bàn huyện đảm bảo an toàn PCCC cho các di tích.

- Tại các di tích trên địa bàn phải đảm bảo quét dọn vệ sinh thường xuyên, bố trí nơi thu gom và vận chuyển rác thải đúng nơi quy định. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát công tác vệ sinh, đặc biệt bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ của địa phương.

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản của Trung ương và của tỉnh về công tác quản lý Nhà nước đối với các di tích trên địa bàn. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất nâng hạng đối với một số di tích tiêu biểu về giá trị

lịch sử, văn hóa, kiến trúc; triển khai thực hiện xếp hạng di tích nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh, HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ tu bổ di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. Xây dựng văn bản hướng dẫn để thống nhất phương thức đầu tư, cách huy động vốn, quản lý vốn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quy trình, thủ tục đầu tư, trùng tu, khôi phục, tôn tạo di tích nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

- Quan tâm, bố trí ngân sách địa phương, huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ đầu tư, trùng tu, khôi phục, tôn tạo các di tích đang hư hại, xuống cấp.

- Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc trùng tu, khôi phục, tôn tạo các di tích nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, phát hiện sớm các sai phạm và kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm. Chỉ đạo Ban chỉ đạo Di tích các cấp tổ chức rà soát, triển khai các biện pháp bảo vệ di tích, phòng, chống việc xâm phạm, phá hoại di tích và lấy cắp cổ vật tại các di tích; hoàn thiện hồ sơ di tích đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các di tích gửi Sở Tài nguyên và Môi trường; tổ chức cắm mốc, phân định ranh giới các di tích đã được xếp hạng.

- Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở VH - TT & DL chủ trì, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các cơ quan, đơn vị đối với các nội dung chỉ đạo và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định…

3.1.4.Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong lễ hội

Trải qua những chặng đường và thăng trầm của lịch sử, nhân dân huyện Tam Đảo nói riêng và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nói chung luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau bảo tồn cuộc sống. Xác định công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội đặc sắc là

một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) của Đảng về “ Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” được cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tam Đảo lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Tam Đảo đang từng bước triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc trên địa bàn với vai trò quan trọng là tạo tiền đề cho phát triển kinh tế du lịch, mang lại những sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có so với các địa phương khác trong tỉnh.

Văn hóa dân gian trên địa bàn được huyện Tam Đảo thống kê thường xuyên và liên tục;sưu tầm, nghiên cứu, khôi phục và phát triển các lễ hội dân gian đặc sắc của địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng nghiên cứu và khảo sát về các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc;

Có thể nói du lịch chính là “chiếc cầu” nối liền những nền văn hóa khác nhau đem lại những giá trị về văn hóa, kinh tế và xã hội. Du khách tham gia các hoạt động du lịch được trực tiếp trải nghiệm những nét đặc sắc văn hóa từ từng địa phương.Những nếp sống cộng động chính là những nét sống chân thực nhất của cộng đồng mà không một phương tiện nào có thể mô tả và chuyển tải được, qua đó giá trị văn hóa được bộc lộ thông qua trải nghiệm thực tế của du khách.

Để khai thác có hiệu quả du lịch và di sản văn hóa thì việc phát triển dịch vụ và các chính sách văn hóa là điều không thể thiếu. Qua đó đóng góp nhiều tích cực trong việc phát triển các giá trị văn hóa.

Xuất phát từ nền tảng văn hoá tự nhiên và xu thế phát triển của du lịch thế giới với dòng du khách hướng về khám phá các nền văn hóa, khám phá thiên nhiên sinh thái… với những bước đi cụ thể như trên, nền văn hóa đặc sắc ở lễ hội vùng Vĩnh Phúc sẽ được phát huy, phát triển gắn với phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn. Và nếu nhận thức được đầy đủ, rõ ràng giá trị và

cơ hội phát triển du lịch từ tài nguyên di sản văn hóa, chúng ta sẽ có định hướng đúng đắn nhằm quy hoạch một cách phù hợp trên nguyên tắc vừa bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc trong văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng được các nhu cầu của du khách.

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội tây thiên, xã đại đình, huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)