Các chế độ được hưởng, điều kiện hưởng và mức hưởng khi tham gia

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 34 - 39)

7. Kết cấu khóa luận

1.3.4. Các chế độ được hưởng, điều kiện hưởng và mức hưởng khi tham gia

gia BHXH tự nguyện

Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện thì người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 02 chế độ: Chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.

* Chế độ hưu trí:

Chế độ hưu trí đảm bảo cuộc sống cho người tham gia BHXH tự nguyện khi không thể tiếp tục làm việc. So với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi (không có chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động). Tuy nhiên, với những lợi ích to lớn mà loại hình bảo hiểm này đem lại thì người dân vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện, nếu như không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Để có mức an sinh ổn định, hưởng các chế độ mà BHXH tự nguyện đem lại cho bản thân, gia đình khi xảy ra những biến cố không mong muốn.

27

Điều kiện hưởng và mức hưởng. - Điều kiện hưởng:

Độ tuổi: Lao động nam đủ 60 tuổi 6 tháng, lao động nữ đủ 55 tuổi 8 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm tăng tuổi nghỉ hưu 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. (Theo quy định tại điều 219, Luật lao động năm 2019)

Thời gian đóng: Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Trường hợp người lao động đã đến đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng đủ thời gian đóng ở trên sẽ phải đóng đủ mức thời gian theo quy định. (Theo điều 73, Luật BHXH năm 2014)

- Mức hưởng: Lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ lương hưu x Mức bình quân thu nhập đóng BHXH (Nguồn: Theo Nghị định số 134/2015/NĐ-CP)

Theo Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, người tham gia BHXH tự nguyện nghỉ hưởng lương hưu từ 01/01/2016 đến 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Theo Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, Chế độ hưởng của NLĐ là Nữ có thời gian nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, được hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%, Theo Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, đối với người lao động là Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới

28

đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Bảng 1.2. Số năm đóng BHXH tự nguyện tương ứng với tỉ lệ hưởng 45%

Năm nghỉ hưu Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2018 16 năm

2019 17 năm

2020 18 năm

2021 19 năm

Từ năm 2022 trở đi 20 năm

- Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH:

Ngoài lương hưu hàng tháng, nếu người tham gia có thời gian đóng cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì được nhận trợ cấp 1 lần: Cứ mỗi năm đóng cao hơn thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Đồng thời, trong một số trường hợp như đủ điều kiện về tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng mà không tiếp tục đóng; ra nước ngoài định cư hoặc mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng (ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, HIV/AIDS…) thì người tham gia còn được nhận BHXH một lần theo số năm đã đóng:

Đóng trước năm 2014, mỗi năm được 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH;

Đóng sau năm 2014, mỗi năm được 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; trường hợp đóng chưa đủ 01 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

29

* Chế độ tử tuất:

Chế độ tử tuất là một trong hai chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm bù đắp phần thu nhập của người lao động dùng để đảm bảo cuộc sống cho thân nhân họ hoặc các chi phí khác phát sinh do người lao động đang đang hưởng bảo hiểm xã hội bị chết.

Theo điều 80, 81 Luật BHXH năm 2014 và quy định tại điều 8,Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định:

* Trợ cấp mai táng:

Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên; Người đang hưởng lương hưu. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người này chết.

Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người này chết.

Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên; Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ tử tuất từ đủ 60 tháng trở lên; Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc; Người đang hưởng lương hưu.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau thì thân nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã hội: Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; Đang hưởng lương hưu

30

mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên. Trường hợp thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 3, điều 8 Nghị định 134/2015/NĐ-CP mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà không có thân nhân quy định tại Khoản 6 Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội thì việc xác định người nhận trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

* Trợ cấp tuất:

Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết

31

vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 34 - 39)