7. Kết cấu khóa luận
3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chính sách ASXH - trụ cột là chính sách BHXH, BHYT, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thể hiện tính ưu việt của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Nghị quyết các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn khẳng định hệ thống ASXH phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ... bảo đảm bền vững, công bằng; bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, theo đó định hướng đến năm 2025, tỉ lệ tham gia bảo hiểm ytế đạt 95% dân số. Đồng thời, một trong những định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn 2021-2030 được nêu rõ tại Nghị quyết, đó là “Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân”.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu định hướng: Cải cách hệ thống BHXH
48
đa tầng dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ - bền vững. Đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cũng nêu định hướng: Thực hiện BHYT toàn dân, phấn đấu tỷ lệ tham gia BHYT trên 95% dân số, đa dạng mức đóng và mức hưởng. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về BHXH, tiến tới thực hiện BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng hiện đại, hội nhập quốc tế, kết hợp hài hòa nguyên tắc đóng góp và thụ hưởng; công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Tiếp tục hiện đại hóa quản lý BHXH theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030 có 60% lực lượng lao động tham gia BHXH; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.
Như vậy, có thể nói chủ trương, đường lối của Đảng đã đưa ra những quan điểm, định hướng, mục tiêu cụ thể về phát triển ASXH, đây cũng là “kim chỉ nam” định hướng hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN với vai trò là trụ cột của hệ thống ASXH.
Ngoài những chủ trương, đường lối của Đảng thì Nhà nước cũng có các chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ người tham gia BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng cụ thể:
- Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Cụ thể, với ba mức hỗ trợ 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; 25% đối với hộ cận nghèo; và 10% đối với các đối tượng còn lại. Và căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện cho phù hợp.
49
- Nhà nước bảo hộ quỹ BHXH và thực hiện các biện pháp để bảo toàn và tăng trưởng quỹ; bảo đảm mọi người tham gia đều được thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
- Ngay sau khi Nghị quyết số 28 được ban hành, Chính phủ cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho các địa phương và Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28 (Nghị quyết số 125). Điều này tiếp tục khẳng định, việc bảo đảm ASXH là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước; chính sách BHXH tiếp tục là một trong những trụ cột chính trong hệ thống ASXH có vai trò quan trọng trong công tác chăm lo, bảo vệ và phát triển con người, vì sự tiến bộ và công bằng xã hội.