Hoạt động phân phối

Một phần của tài liệu PROJECT dự án i NGHIÊN cứu về sản PHẨM CAO SAO VÀNG (Trang 56 - 60)

- Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu hướng tới người tiêu dùng có thu nhập tầm trung; khu vực nông thôn; và một bộ phận khách hàng có thu nhập cao ở thành phố. Đây là thị trường có quy mô dân số lớn và địa bàn rộng, tiềm năng cao nên công ty đã đề ra những chính sách phân phối hết sức chú trọng và phù hợp nhất. Đến nay, Công ty đã xây dựng được mạng lưới phân phối bán hàng rộng khắp và có sự gắn kết chặt chẽ.

- Hiện nay kênh phân phối sản phẩm của Dược phẩm Trung ương 3 chủ yếu thông qua kênh OTC tại 3 chi nhánh của Công ty và hơn mười nhà phân phối độc quyền.

- Các sản phẩm của Công ty chủ yếu được phân phối qua các Công ty dược phẩm trung ương, địa phương, các bệnh viện trên toàn quốc. Mạng lưới phân phối của Công ty ngày càng được mở rộng qua các Công ty TNHH Dược phẩm (Công ty

TNHH Đại Bắc, Công ty TNHH Dược phẩm Hưng Việt, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Y tế...).

- Công ty cũng chú trọng kênh phân phối thông qua việc đấu thầu cung cấp sản phẩm cho các bệnh viện. Công ty đã trúng thầu nhiều đợt cung cấp sản phẩm với các bệnh viện lớn như Hữu Nghị, Thống Nhất, Bệnh viện Y học dân tộc TP. Hồ Chí Minh và hầu hết trên các tỉnh thành trong toàn quốc.

- Các nhà thuốc tư nhân tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, giúp đưa sản phẩm của Công ty đến tận tay người tiêu dùng.

Kết luận: Phân phối gián tiếp qua các kênh bán lẻ mang lại hiệu quả cao nhất. Đây là kênh phân phối có lượng tiêu thụ nhiều nhất. Bởi vì, khi công ty bán hàng cho các bệnh viện và các trạm y tế, đa số khách hàng tại đây đều sử dụng Bảo Hiểm Y Tế và lượng tiêu thụ không thường xuyên, nên sản lượng tiêu thụ qua kênh này còn thấp. Khách hàng ở nông thôn rất khó khăn trong việc tiếp cận với các đại lý. Và đó cũng là cách phân phối ngành dược nói chung tại Việt Nam hiện nay:

- Hệ thống phân phối của Công ty:

Hoạt động phân phối của Công ty trải dài trên mảnh đất hình chữ S bao gồm 3 chi nhánh của Công ty và các nhà phân phối độc quyền. Các chi nhánh hoạt động theo vùng. Chi nhánh Hải Phòng phụ trách khu vực miền duyên hải phía Bắc. Chi nhánh Hà Nội phụ trách khu vực đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu vực miền Trung. Chi nhánh Hồ Chí Minh phụ trách khu vực miền Nam. + Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng . Địa chỉ: Số 16 Lê Đại Hành, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.

+ Chi nhánh Công ty tại Hà Nội. Địa chỉ: Số 6, TT5B, Tây Nam Linh Đàm, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội. + Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh . Địa chỉ: Số 90/14 Trần Văn Ơn, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân phú, TP. Hồ Chí Minh. + Nhà phân phối: Công ty TNHH Đại Bắc Số 11 Đường Công nghiệp 4, Khu Công nghiệp Sài Đồng B, Phường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Hà Nội

+ Nhà phân phối: Công ty Thương Mại và Dược phẩm Hưng Việt Lô 46 M2 Khu đô thị Yên Hòa, Phường Trung Yên, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

+ Nhà phân phối: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Y tế Tầng 2 nhà 34T Trung Hòa, Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Bảng tình hình tiêu thụ tại các chi nhánh và cửa hàng theo phòng thị trường của Foripharm. Đơn vị: tấn.

- Thị trường của DP3 tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Thị trường miền Bắc là thị trường tiêu dùng lớn luôn chiến trên 50% tỷ trọng doanh thu so với thị trường miền Nam. Chiến lược chủ đạo của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại chỉ là đẩy mạnh hoạt động marketing, mở rộng hệ thống mạng lưới bán hàng và hoạt động kinh doanh ra thị trường miền Nam và miền Trung.

Các vấn đề phân phối của doanh nghiệp

- Vận chuyển: cần chú trọng trong việc vận chuyển dược phẩm, nguyên tắc quan trọng nhất để vận chuyển dược phẩm là nhiệt độ phải được duy trì. Biến động nhiệt độ chỉ 2 độ hoàn toàn có thể làm hỏng một lô hàng sản phẩm dược phẩm. Ngoài các rủi ro liên quan đến thay đổi nhiệt độ, có thể gặp phải những sự cố khác trên quãng đường vận chuyển. Trộm cắp hàng hóa có thể là một mối quan tâm đáng lưu ý khi vận chuyển dược phẩm. Điều này có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với bệnh nhân đang cần sử dụng loại hàng

này. Khó có thể đảm bảo tình trạng hàng nhái không xâm nhập trong quá trình vận chuyển.

- Dự trữ và lưu kho: Khó khăn trong đảm bảo không gian lưu trữ của kho hàng, giảm thất thoát, hỏng hóc trong quá trình lưu trữ hàng hoá. Phải nắm bắt số lượng tồn kho của từng mặt hàng khi có biến động xuất - nhập hàng

- Vùng miền: Khách hàng ở vùng núi, khách hàng không phải lúc nào cũng thấy được sản phẩm. Các đại lý bán không gần khu sinh sống. Chi phí xây dựng cao.

- Trưng bày: trưng bày quá nhiều sản phẩm tạo lên sự nhầm lẫn và khó nhận diện thương hiệu. Không sắp xếp khoa học, không vệ sinh thường xuyên gây mất thiện cảm đến khách hàng

Một phần của tài liệu PROJECT dự án i NGHIÊN cứu về sản PHẨM CAO SAO VÀNG (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)