Về nội thương

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của đảng thời kỳ 1946 1954 (Trang 46 - 47)

6. Kết quả nghiên cứu:

3.3.3.1 Về nội thương

Trên nguyên tắc tự do nội thương, Chính phủ khuyến khích mở rộng việc buôn bán, làm cho hàng hóa được lưu thông tự do trong toàn quốc. Nghị định của Chính phủ ngày 02/10/1945, bãi bỏ các luật lệ hạn chế kinh doanh dưới thời Pháp, Nhật; sắc lệnh của Chủ tịch nước ngày 22/9/1945 xóa bỏ các tổ chức độc quyền kinh doanh của người Pháp, Nghị định ngày 19/9/1945 của Bộ Quốc dân Kinh tế xóa bỏ tất cả mọi hạn chế về lưu thông các hàng hóa thông thường cho kinh tế và đời sống, như gỗ, giấy, lương thực, thực phẩm (công báo 1945, tr.21).

Ngày 05/9/1945, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 7 - SL đảm bảo sự buôn bán và chuyên chở thóc gạo được tự do trong toàn hạt Bắc bộ,

sau đó thì áp dụng cho cả Trung bộ (công báo 1945-tr.6). Nghiêm cấm đầu cơ tích trữ thóc gạo. Liền sau đó là một loạt nghị định về việc sản xuất, vận chuyển và buôn bán hoàn toàn tự do vỏ gió và các nguyên liệu làm giấy; nhựa thông, các hạt có dầu, da trâu bò và nguyên liệu nhuộm da v.v... (Nghị định ngày 26/09/1945).Những biện pháp này đã đem lại kết quả tốt đẹp. Thóc gạo và các loại hàng hóa thông thường khác được điều hòa dễ dàng từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích sản xuất phát triển.

Cùng thời gian này, Hội thương gia Việt Nam được thành lập. Phòng Thương mại Việt Nam ra đời. Ngày 07/02/1946, thành lập Tiểu ban nghiên cứu về luật thương mại áp dụng ở Việt nam do Đinh Gia Trinh, đổng lý văn phòng Bộ Tư pháp đứng đầu.

Tháng 8/1946, Chính phủ đề ra chủ trương mở Ngân hàng Thương mại có chi nhánh ở các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động thương nghiệp.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của đảng thời kỳ 1946 1954 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)