Giao thông vận tải

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của đảng thời kỳ 1946 1954 (Trang 61 - 65)

6. Kết quả nghiên cứu:

4.5.2 Giao thông vận tải

Bước vào kháng chiến, công việc đầu tiên của giao thông vận tải là phá hoại đường sá, cầu cống và phương tiện vận tải để Pháp không thể tấn công vào các vùng kháng chiến.

- Đã có 10.721km đường trong tổng số 21.026km đường ôtô, 1.540km đường trong tổng số 2.569km đường sắt và 30.560m cầu bị phá hoại.

- Sau khi phá xong những phương tiện giao thông kể trên, vùng kháng chiến được bảo vệ một cách thụ động do không còn khả năng vận động bằng cơ giới. Từ đây, mọi hoạt động trong vùng kháng chiến là dựa vào xe đạp, xe ngựa và ngựa, đường thủy, gồng gánh, xe bò, xe trâu, ở một số địa phương cách xa các vùng chiếm đóng của Pháp thì duy trì được một số đoạn đường sắt để phục vụ kháng chiến, vừa chạy bằng tàu có đầu máy kéo, vừa chạy bằng những xe goòng do người đẩy.

+ Liên khu V có đoạn đường dài 307km.

+ Liên khu IV có đoạn đường dài 74km từ bắc Quảng Bình ra tới nam Hà Tĩnh…

- Một phát minh lớn trong thời kỳ kháng chiến là chiếc xe thồ. + Từ chiếc xe đạp dùng cho người, được cải tiến thành chiếc xe đẩy chở hàng hóa. Mỗi chiếc xe thồ có thể chở được tới 300kg. Những chiếc xe thồ này đã đóng góp quan trọng cho các chiến dịch Tây Bắc, Điện Biên Phủ.

+ Từ năm 1953, Hội đồng cung cấp mặt trận đã huy động tới 12.400 chiếc xe thồ của tư nhân để phục vụ cho các chiến dịch.

Tuyến đường goòng bắc qua sông ở Bồng Sơn (Bình Định) để phục vụ kháng chiến chống Pháp (Ảnh Báo Giao thông)

4.6 Thương nghiệp

Vùng hậu phương của Việt Nam phần lớn là nông thôn và miền núi. Chợ búa hầu hết là các chợ quê, chợ miền núi họp theo phiên và có phần sầm uất hơn trước, vì người đi chợ không chỉ là những người nông dân quanh vùng mà có thêm cả bộ đội, cán bộ…

- Một đặc điểm lớn của thương nghiệp thời kỳ này là có một số lượng đáng kể dân đô thị bỏ vùng Pháp chiếm đóng đi vào vùng tự do.

 Họ không có ruộng đất và không quen nghề nông, cho nên họ chuyển sang nghề dịch vụ như mở quán nước, quán cà phê, làm thợ may, bán hàng xén ven các con đường kháng chiến.

 Nhiều phố phường kháng chiến bỗng xuất hiện tại những nơi mà trước đây ít ai biết đến.

 Hầu hết các chợ đều phải họp ban đêm. Những người tản cư thì sinh sống trên những nẻo đường xa chợ và gần núi đồi để có thể đào hầm tránh máy bay. Đó là những hiệu cắt tóc, những quán cà phê, những quầy hàng xén, những hàng chữa đồng hồ, mài dao kéo, bán nước chè, bán bún, bánh, phở... Những đường phố mới hình thành này trở thành một trong những nét độc đáo trên những nẻo đường kháng chiến.

-Thương nghiệp vẫn chủ yếu nằm trong tay tư nhân. Nhà nước chỉ có cơ quan tiếp liệu để mua nhu yếu phẩm cho cơ quan và bộ đội.

-Từ năm 1951, theo kinh nghiệm của các cố vấn Trung Quốc, Nhà nước đã thành lập một cơ quan thương nghiệp gọi là mậu dịch quốc doanh.

 Mậu dịch quốc doanh lúc này chưa đảm đương toàn bộ nền thương nghiệp mà chủ yếu chỉ lo kinh doanh một số nhu yếu phẩm tối cần thiết cho kháng chiến là gạo, vải, muối, dầu thắp.

 Mậu dịch quốc doanh đã tổ chức những chuyến vận tải muối từ miền biển của Liên khu III, qua Hoà Bình, lên Phú Thọ và tới Việt Bắc. Nhiều kho muối được lập ra ở đây để cung cấp muối là thứ nhu yếu phẩm hết sức khan hiếm ở Việt Bắc trước đây. Mậu dịch quốc doanh cũng tổ chức thu mua vải của nhân dân theo giá thị trường và mua vải vùng Pháp chiếm đóng để cung cấp quần áo cho bộ đội.

 Từ khi ra đời, mậu dịch quốc doanh đã phát triển nhanh chóng và tham gia tích cực cả trong hai lĩnh vực mua và bán để phục vụ kháng chiến và phục vụ cho đời sống nhân dân: Về mua vào, nếu tính theo đồng ngân hàng cũ thì năm 1951 là 388 triệu đồng, năm 1952 là 4.671 triệu đồng, năm 1953 là 5.958 triệu đồng, năm 1954 là 8.951 triệu đồng.

 Như vậy, nếu năm 1951 là 100 thì đến năm 1954 là 2.308, tăng hơn 23 lần. Về lượng bán ra của mậu dịch quốc doanh, từ khi thành lập, ba mặt hàng chính cần bình ổn ở thị trường đã tăng lên

- Cùng với mậu dịch quốc doanh, Nhà nước đã lập ra các chi điếm xuất nhập khẩu để đảm đương việc buôn bán với vùng Pháp (hình thức ngoại thương duy nhất thời kỳ này).

 Những chi điếm này không trực tiếp cử người vào vùng Pháp chiếm đóng mua, mà giao cho các thương nhân vào đó để mua các nhu yếu phẩm cần thiết cho Nhà nước. Những chi điếm này cũng giúp đỡ các thương nhân đưa những mặt hàng nông thổ sản vào vùng Pháp, như mây tre, gạo, củ nâu, măng, mộc nhĩ, sa nhân để bán, thu lấy ngoại tệ, rồi mua những nhu yếu phẩm chuyển ra cho mậu dịch quốc doanh. Sau đó, việc kết hối được thực hiện theo giá thị trường.

 Lúc này, giá cả hoàn toàn là giá thị trường và thuận mua vừa bán, chưa có sự áp đặt nào về định giá và tỷ giá của Nhà nước.

Đoàn dân công thồ hàng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tóm lại, từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, vai trò của dân luôn luôn được đặt lên hàng đầu, ngang bằng với lợi ích, trách nhiệm của chính họ. Đây chính là thành công lớn mà chính quyền cách mạng đã sáng suốt nhận thấy và vững tay thực hiện trong cả một giai đoạn dài, góp phần quan trọng vào những thành tựu đáng tự hào của dân tộc Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam trong chặng đường mới nhiều thử thách

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của đảng thời kỳ 1946 1954 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)