Định nghĩa:
Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người ngoài các dấu hiệu của chủ thể thường (có năng
lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS) còn có thêm dấu hiệu đặcbiệt.
Một số đặc điểm về nhân thân của chủ thể đặc biệt:
- Các đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn.
- Các đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc.
- Các đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện.
- Các đặc điểm về tuổi. - Các đặc điểm về giới tính.
- Các đặc điểm về quan hệ gia đình, họ hàng v.v..
Ý nghĩa của dấu hiệu của chủ thể đặc biệt
- Là dấu hiệu định tội khi CTTP cơ bản của tội phạm quy định chủ thể đặc biệt.
- Là dấu hiệu định khung hình phạt trong khi CTTP định khung quy định.
Chú y: Trong các vụ án đồng phạm, dấu hiệu chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi bắt buộc đối với
người thực hành. Những người đồng phạm khác không bắt buộc phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt.
IV. VẤN ĐỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ Định nghĩa: Định nghĩa:
Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự là tổng hợp các đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của họ.
Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội những đặc điểm :
- Phản ánh dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm.
- Phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thông qua ảnh hưởng
đến mức độ lỗi của người phạm tội.
- Phản ánh khả năng tiếp nhận sự cải tạo, giáo dục.
- Phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người PT đáng được khoan hồng
Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội: - Ý nghĩa định tội.
- Ý nghĩa định khung hình phạt.
CHƯƠNG VIII
MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM
I - KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm ly của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện và hậu qua do hành vi đó gây
ra.
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: lỗi động cơ, và mục đích phạm tội.
2. Ý nghĩa của mặt chủ quan của tội phạm
- Ý nghĩa định tội.
- Ý nghĩa quyết định hình phạt.
II. LỖI
1. Khái niệm về lỗi
Lỗi được xem xét dưới 2 khía cạnh:
Khía cạnh xã hội: hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Khía cạnh tâm lý (pháp lý): Lỗi là thái độ của con người đối với hành vi nguy hiểm cho XH của mình và đối với hậu qua do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý
Giới thiệu các hình thức lỗi
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của yếu tố lý trí và ý chí có hai hình thức: cố ý và vô ý
- Lỗi cố ý gồm 2 loại: + Cố ý trực tiếp
+ Cố ý gián tiếp
- Lỗi vô ý gồm 2 loại: + Vô ý vì quá tự tin + Vô ý vì cẩu thả
2. Các loại lỗi
a. Lỗi cố ý trực tiếp (Khoản 1 Điều 10 BLHS)
ĐN: Cố ý trực tiếp là lỗicủa người khi thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Dấu hiệu pháp lý của lỗi cố ý trực tiếp
Về lý trí :
- Đối với hành vi - nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi
- Đối với hậu quả - thấy trước hậu quả của hành vi đó tất yếu hoặc có thểxảy ra .
Về ý chí : người cố ý trực tiếp mong muốn hậu quả phát sinh. b. Lỗi cố ý gián tiếp (Khoản 2 Điều 10 BLHS)
ĐN: Cố ý gián tiếp làlỗicủa người khi thực hiệnhành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không
mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Dấu hiệu pháp lý của lỗi cố ý gián tiếp Về lý trí :
- Đối với hành vi - nhận thức được tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi - Đối với hậu quả - thấy trước được hậu quả của hành vi đó có the y ra xả
Về ý chí: không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho XH xảy ra nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh.
c. Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin (điều 11 BLHS)
ĐN: Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗitrong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quanguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quađó sẽ không
xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện được và đã gây ra hậu quả nguy hại đó.
Dấu hiệu pháp lý của lỗi vô ý vì quá tự tin Về lý trí :
- Đối với hành vi: nhận thức được tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi của mình
nhưng ở mức độ hạn che
- Đối với hậu quả:thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.
Về ý chí: không mong muốn gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH.
d. Lỗi vô ý phạm tội vì cẩu thả (điều 11 BLHS)
ĐN: Vô ý phạm tội vì cầu thả là lỗitrong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trướcvàcó thể thấy trước (hậu qủa này).
Dấu hiệu pháp lý của lỗi vô ý do cẩu thả
Dấu hiệu 1: Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình gây ra.
* Do cẩu tha mà
- Không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho XH
- Không thấy trước hậu quả của hành vi đó
* Việc không thấy trước HQ có thể là:
- Không nhận thức được mặt thực tế của hành vi
- Tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi nhưng không nhận thức được khả năng
gây ra HQ nguy hiểm cho XH
Dấu hiệu 2: Người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
- Nghĩa vụ thấy trước HQ nguy hiểm cho XH (được xác định trên cơ sở nghĩa vụ tuân
thủ các quy tắc an toàn chung trong XH)
- Có đủ điều kiện để thấy trước HQ nguy hiểm cho XH (được xác định trên cơ sở các
3. Trường hợp hỗn hợp lỗi
ĐN: Là trường hợp trong cấu thành tội phạm có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) được quy định đối với các tình tiết khách quan khác nhau.
Nghĩa là người phạm tội:
- Cố ý đối với hành vi và dự kiến một HQ tương ứng do hành vi đó gây ra
- Vô ý với HQ. HQ xảy ra trên thực tế đã vượt ngoài dự kiến của người PT
4. Sự kiện bất ngờ
Điều 20 BLHS quy định:
"Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là
trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sư".