động nhập khẩu tại công ty TNHH TN Technics & Construction
Rủi ro tỷ giá hối đoái và yếu tố tồn hại một cách hiển nhiên và song song với các hoạt động nhập khẩu của công ty. Đồng thời yếu tố RRTGHĐ này ảnh hưởng một cách trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty cũng nhận định được điều đó nên cũng thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái với một số giải pháp nhất định. Dưới đây là một số giải pháp công ty đã và đang thực hiện.
- Bước đầu đã có sự quan tâm và có xu hướng dự báo tỷ giá
Trong giai đoạn 2015 – 2016, tỷ giá trên thị trường có sự biến động rất mạnh. Từ năm 2016 trở lại đây, NHNN đã áp dụng chế độ tỷ giá trung tâm, từ đó tỷ giá USD/VND đã có xu hướng bình ổn hơn. Chính từ khoảng thời gian này, công ty đã nhận ra được tầm ảnh hưởng của TGHĐ đối với hoạt động nhập khẩu của mình, đặc biệt khi công ty TNHH TN Technics & Construction lấy hoạt động nhập khẩu các NVL để sản xuất thì tác động của TGHĐ lại càng rõ rệt và mạnh mẽ hơn. Vì vậy, công ty đã thể hiện sự quan tâm thông qua các công tác sau:
•Các nguồn thông tin về tỷ giá đều được công ty tham khảo từ các ngân hàng phục vụ công tác TTQT cho mình mà chủ yếu là ngân hàng Shinhan Bank, các công ty tài chính, các công ty phân tích, đầu tư trên thị trường.
Tuy nhiên, các định chế tài chính nêu trên chỉ mang tính dự báo trong trung và dài hạn, còn những hợp đồng nhập khẩu của công ty lại chủ yếu là những hợp đồng nhập khẩu trong thời hạn ngắn, và có rất ít hợp đồng trung hạn. Tất cả các bước trong quy trình nhập khẩu của công ty thường chỉ kéo dài trong khoảng 10 – 20 ngày từ thời điểm đặt hàng đến thời điểm thanh toán tiền hàng. Vì vậy, những thông tin tỷ giá này hầu hết chỉ mang tính chất tham khảo, ít có khả năng vận dụng vào thực tiễn.
- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá
Các quỹ dự phòng được lập ra nhằm ghi nhận trước những tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai, liên quan đến đối tượng đang tồn tại tại thời điểm dự phòng. Thực chất, biện pháp này mang tính chất đối phó với biến động TGHĐ nhiều hơn là phòng ngừa. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá là biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tỷ giá, việc xây dựng quỹ dự phòng rủi ro được công ty thực hiện từ lợi nhuận của những lần được lợi từ sự thay đổi của TGHĐ.
Bảng 2.1: Quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: VND
Năm Đầu kỳ Phát sinh Cuối kỳ
Nợ Có Nợ Có Nợ Có 2017 32.000.000 68.000.000 43.000.000 59.000.000 5% Lợi nhuận sau thuế 52.000.000 2018 59.000.000 75.000.000 38.000.000 87.000.000 5% Lợi nhuận sau thuế 65.000.000 2019 87.000.000 115.000.000 85.000.000 155.000.000
5% Lợi nhuận
sau thuế 98.000.000
(Nguồn: Trích báo cáo phòng tài chính kế toán công ty TNHH TN Technics & Construction)
Trong khi hoạt động nhập khẩu của công ty chiếm tỷ trọng lớn, đồng Việt Nam lại luôn có xu hướng mất giá so với các đồng tiền khác thì giải pháp này của công ty còn thiếu tính khả quan. Các bảng số liệu qua các năm cho thấy, quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá có rất ít tác dụng trong việc giảm nhẹ rủi ro, khiến chi phí tài chính mà công ty phải chi ra ngày một gia tăng.
- Sử dụng điều khoản giá linh hoạt
Công ty đã đàm phán áp dụng điều khoản giá linh hoạt với đối tác trong một vài trường hợp. Trên thực tế, điều khoản giá linh hoạt không dùng để phòng ngừa RRTGHĐ. Tuy nhiên, nó cũng có tác động đến số VND chi ra để thực hiện hợp đồng. Bởi bản chất của điều khoản này là điều chỉnh giá theo biến động giá của mặt hàng đó trên thị trường thế giới, vậy nên khi giá ngoại tệ giảm thì giá nội tệ tính theo số tiền phải chi ra cũng giảm theo.
Trên thực tế, ngày 10/9/2019, công ty TNHH TN Technics & Construction đã ký kết một hợp đồng nhập khẩu một lô ống thép ngầm PCV có giá trị 3,342 USD/lô, thanh toán sau khi giao hàng. Thời gian giao hàng là 60 ngày sau khi ký kết hợp đồng Trong hợp đồng đã ký kết, công ty đã đàm phán thêm một điều khoản là điều khoản giá linh hoạt ±5%. Đến thời điểm thanh toán thực tế, giá trị lô hàng đã giảm xuống còn 3,191 USD/lô. Lúc này, công ty đã áp dụng điều khoản giá linh hoạt để thanh toán lô hàng với giá trị thấp hơn là 3,191 USD/lô. Trong trường hợp này, áp dụng điều khoản giá linh hoạt giúp công ty TNHH TN Technics & Construction không tốn thêm chi phí ngoại tệ, từ đó giúp giảm chi phí về nội tệ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã đi sâu phân tích diễn biến TGHĐ của USD/VND giai đoạn 2017 – 2019, cũng như làm rõ ảnh hưởng của biến động TGHĐ đến hoạt động nhập khẩu và kết quả kinh doanh của công ty TNHH TN Technics & Construction. Đồng thời, chương 2 cũng đi sâu phân tích các kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế trong công tác phòng ngừa rủi ro TGHĐ tại công ty TNHH TN Technics & Construction. Những phân tích này là rất quan trọng để từ đó đi xây dựng, đề xuất những giải pháp ở chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TN
TECHNICS & CONSTRUCTION
3.1. Định hướng các hoạt động của công ty TNHH TN Technics & Construction trong thời gian tới
Bước đầu ban giám đốc và các phòng ban chức năng của công ty đã có nhận thức rõ hơn về tính cần thiết của việc phòng ngừa RRTGHĐ đến hoạt động nhập khẩu nói riêng và tác động đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung. Đây là điều đáng mừng bởi quy mô công ty còn ở mức nhỏ. Chính vì vậy, ở thời điểm hiện tại, công ty cần có những định hướng cụ thể và rõ ràng cho những kế hoạch phát triển trong tương lai
3.1.1 Mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của công ty TNHH TN Technics & Construction
Sau khi chịu nhiều biến đổi về tỷ giá ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, công ty cần đề ra mục tiêu phòng ngừa RRTGHĐ như sau:
-Cần đào tạo và giao cho phòng tài chính kế toán phối hợp với các
phòng ban chức năng khác để tìm hiểu thêm về các công cụ phòng ngừa RRTGHĐ; nâng cao và tăng cường hơn các biện pháp truyền thống đang thực hiện theo xu hướng tích cực đàm phán cải thiện vị thế của công ty với các đối tác.
-Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng đang phục vụ công
tác TTQT của công ty nhằm sớm đưa ra được các dự báo tỷ giá, giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả của dự báo biến động tỷ giá hối đoái tại công ty
-Dự kiến đến thời điểm cuối năm 2020 công ty hoàn thành chương trình
cụ thể và tổng quát về phòng ngừa rủi ro tỷ giá; với các nhiệm vụ: dự kiến được tổng chi phí, chi phí tài chính; chi phí cơ hội cũng như lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá.