Tỷ giá tăng đang là nỗi lo của không ít DN hiện nay, kể cả các DN xuất khẩu do phải nhập một lượng lớn nguyên phụ liệu để sản xuất. Nỗi lo càng lớn hơn nhiều với các DN nhập khẩu khi nhu cầu sử dụng hàng nhập khẩu hiện nay đang có xu hướng tăng mạnh.
Phòng ngừa RRTGHĐ tốt giúp giảm thiểu chi phí hoạt động và hạn chế tổn thất cho DN, từ đó giúp tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cho DN. Đồng thời, việc này còn tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính của DN, tức là ngăn ngừa nguy cơ gây lỗ, đồng thời gia tăng uy tín cho DN. Qua đó, DN có thể củng cố được lòng tin nơi đối tác và vị thế của mình trên thương trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và bền vững cho đất nước.
1.2.2. Các cách thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái
Để thực hiện tốt công tác phòng ngừa RRTGHĐ không phải là một công việc đơn giản. Trong quá trình kinh doanh của các công ty nhập khẩu luôn xuất hiện rất nhiều nghiệp vụ có liên quan tới ngoại tệ, mỗi nghiệp vụ đó lại mang nhiều đặc điểm, điều kiện và từng loại đồng tiền khác nhau. Chính vì thế mà ở mỗi nghiệp vụ lại tiềm ẩn những rủi ro tỷ giá ở các mức độ không như nhau. Từ đó, nếu muốn thực hiện tốt công tác quản lý RRTGHĐ thì đối với từng nghiệp vụ cụ thể ta phải có từng biện pháp phòng ngừa cụ thể.
1.2.2.1.Sử dụng phương pháp dự báo tỷ giá
Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường hối đoái nói riêng, các chuyên gia thường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản:
nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho tăng giá lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu cầu tiền tệ trên thị trường: lãi xuất, lạm phát tăng trưởng….Ý tưởng của các phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất của phương pháp này là quyết định thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành. Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là: lý thuyết đồng sức mua, lý thuyết ngang giá lãi suất, mô hình cán cân TTQT…..
•Phân tích kỹ thuật: Đơn giản là phương pháp dự báo vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Nó chủ yếu là dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng. Những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được tự do lựa chọn. Công cụ này cần làm theo nguyên tắc chứ không phải phụ thuộc vào cảm tính, điều đó rất nguy hiểm. Trong phân tích kỹ thuật có các giả định: Thị trường phản ứng trước mọi sự kiện diễn ra, giá cả biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả thường lặp lại theo chu kỳ và có sự lặp lại của giá cả trong quá khứ vào tương lai. Như vậy mỗi loại hình đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy nhà kinh doanh phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cộng với quyết định trực quan của bản thân để ra quyết định nhanh chóng và chính xác.
1.2.2.2.Lựa chọn ngoại tệ để thanh toán
Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗ ngoại tệ cũng không giống nhau. Việc lực
chọn loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định sẽ giúp cho DN giảm thiểu sự tác động của biến thiên tỷ giá.
Bên cạnh đó, các DN cần thận trọng trong việc dự báo xu hướng giá của đồng tiền mình lựa chọn, nên đa dạng hoá các đồng tiền mình lựa chọn thanh toán để giảm bớt rủi ro về tỷ giá. Tuy nhiên để có thể giành được lợi thế trong đàm phán, ký kết hợp đồng (lựa chọn ngoại tệ) thì sức cạnh tranh của hàng hoá phải đủ lớn.
1.2.2.3.Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà.
Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như công ty có thể hoạt động đa dạng hoá cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị tương đương nhau hay không.
Đối với những công ty sản xuất theo phương án FOB tức là nhập khẩu nguyên liệu và xuất khấu thành phẩm thì việc áp dụng phương pháp này là rất khả quan.
1.2.2.4.Lựa chọn các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ
hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. Đó là các công cụ:
•Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác định tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá. Loại hình này thích hợp với các DN có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày.
•Swap (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Giao dịch này cho phép DN tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ của mình.
•Option (giao dịch quyền lựa chọn): Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước. Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa RRTGHĐ, phù hợp với DN có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày. Đây được coi là công cụ hiệu quả nhất và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới.
1.2.2.5.Các biện pháp phòng ngừa thay thế
Các biện pháp nêu trên chỉ có thể phòng ngừa một cách tương đối RRTGHĐ, vì thế ngoài chúng, DN có thể sử dụng kết hợp một số biện pháp phòng ngừa thay thế sau:
•Phòng ngừa bằng vay song song: Một khoản vay song song bao gồm một sự chuyển đổi tiền tệ giữa hai tỷ giá với một cam kết đổi lại tiền tệ theo một tỷ giá nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai. Nó được thể hiện bằng hai swap tiền tệ, một swap tại thời điểm hợp đồng vay, và swap kia tại ngày nhất định trong tương lai.
•Phòng ngừa bằng việc thu sớm, trả trễ: Với việc thu các khoản phải thu sớm hơn, và trả các khoản phải trả muộn hơn sẽ giảm được sự biến động của tỷ giá nếu tỷ giá có biến động không thuận lợi cho công ty.
•Phòng ngừa chéo: Là một phương pháp phổ biến nhằm giảm rủi ro nghiệp vụ khi đồng tiền không thể phòng ngừa được. Thực chất của phương pháp phòng ngừa nãy là khi một công ty lo sợ đồng tiền phải trả tăng giá vào lúc đến hạn phải trả tăng giá so với đồng nội tệ, nên nó sẽ tìm kiếm một đồng tiền khác có thể phòng ngừa được và có mối quan hệ với đồng tiền phải trả. Nếu hai đồng tiền có tương quan cao với đồng nội tệ thì tỷ giá giữa hai đồng tiền có thể phần nào ổn định theo thời gian. Sau khi mua hợp đồng kỳ hạn với đồng tiền đó, công ty có thể đổi đồng tiền đó lấy đồng tiền phải trả. Nếu tương quan giữa các đồng tiền càng lớn thì chiến lược phòng ngừa chéo càng hiệu quả, khiến cho biến động TGHĐ được giảm trừ.
công ty Xuất nhập khẩu, có lượng tiền mặt ngoại tệ vào nhiều hơn là lượng tiền mặt ngoại tệ ra. Công ty sẽ bị thiệt hại khi đồng nội tệ tăng giá bởi vì khi đó với cùng 1 ngoại tệ thu vào đổi ra được ít đồng nội tệ hơn, Nếu như chỉ có một nội tệ thì sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá trị bằng nội tệ của luồng tiền vào. Nhưng khi có nhiều ngoại tệ trong luồng tiền vào của công ty thì ảnh hưởng đó sẽ không có tác động lớn đối với giá trị bằng nội tệ đối với tổng luồng tiền vào, vì mỗi đồng tiền chỉ thể hiện một phần nhỏ của tổng luồng tiền vào và vì thế đa dạng hóa các đồng tiền giúp giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá đối với đồng tiền vào.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên đây là một số nội dung lý thuyết cơ bản về khái niệm TGHĐ, phân loại TGHĐ cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ và một số lý thuyết cơ bản về phòng ngừa RRTGHĐ như: vai trò của việc phòng ngừa RRTGHĐ, phân loại RRTGHĐ và các biện pháp phòng ngừa RRTGHĐ. Các nội dung lý thuyết trên đây là tiền đề quan trọng để đi vào Chương 2, đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH TN Technics & Construction.
CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TN TECHNICS &
CONSTRUCTION TRONG 3 NĂM VỪA QUA
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH TN Technics & Construction2.1.1. Giới thiệu chung 2.1.1. Giới thiệu chung
-Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn TN Technics & Construction
-Tên tiếng Anh: TN Technics & Construction Company Limited -Tên viết tắt: TN Technics & Construction CO., LTD.
-Mã số thuế doanh nghiệp: 0107700935
-Địa chỉ: Tầng 1, L2-9, Dự án nhà ở để bán Tổ 13, ngõ 70, đường Lưu Hữu Phước, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam
-Điện thoại: 024.6653.3750
-Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty được thành lập từ Tháng 01/2017, với loại hình DN đầu tiên là Công ty TNHH Hai thành viên. Sau 1 năm đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo Công ty quyết định thay đổi loại hình DN từ Công ty TNHH 2 thành viên thành Công ty TNHH Một thành viên, trong đó người đại diện pháp luật là ông Moon Byung Soo, mang quốc tịch Hàn Quốc.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm trong ngành xây dựng tại Hàn Quốc, ông Moon Byung Soo đã điều hành và dẫn dắt công ty trở thành một trong những doanh nghiệp mạnh tại thị trường Việt Nam trong các lĩnh vực:
-Xây dựng các công trình kỹ thuật, công trình đường sắt, đường bộ; -Lắp đặt hệ thống cấp nước, thoát nước, lò sưởi, điều hòa không khí;
-Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp…
Trong suốt quá trình hoạt động, không thể kể hết những khó khăn chồng chất cũng như những trở ngại về việc bất đồng ngôn ngữ và văn hóa mà tập thể cán bộ công nhân viên công ty phải vượt qua từ những ngày tháng khởi nghiệp, đổi lại đến nay công ty đã khẳng định được uy tín, vị thế, thương hiệu của mình trong lĩnh vực xây dựng. Để tồn tại trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như sự phát triển không ngừng tại Việt Nam, công ty đã xây dựng chiến lược cho riêng mình, trong đó trọng tâm là đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên; công ty không ngừng đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị thi công hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đổi mới biện pháp thi công theo hướng hiện đại và tiên tiến. Qua đó, đã tạo được uy tín với các chủ đầu tư, đồng thời tạo được nền móng vững chắc để phát triển trong điều kiện mới.
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, đến nay công ty TN Technics & Construction đã đạt được một số thành tựu đáng kể như:
-Trở thành đối tác tin cậy của các DN lớn: Tập đoàn Lotte Mart,
Công ty CP Tae Kwang Vina Industrial, Công ty TNHH KCC Việt Nam, … với các công trình lắp đặt hệ thống điện nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cải tạo các công trình công cộng.
-Hỗ trợ sản xuất cho các dự án lớn tại Công ty TNHH Samsung
Electronics Việt Nam
-Được cấp các bằng chứng nhận sáng chế “Cách xử lý nước thải"
tại Văn phòng sở hữu trí tuệ tại Hàn Quốc
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban -Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy công ty TNHH TN Technics & Construction
-Nhiệm vụ chính của các phòng ban:
vốn góp, đại diện cho công ty trước Pháp luật và điều hành mọi hoạt động của công ty
•Giám đốc điều hành: Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, phụ trách một hoặc nhiều lĩnh vực điều hành, chịu trách nhiệm trước giám đốc.
•Bộ phận kế toán:
o Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán
o Thống kê; quản lý thu chi tài chính, tài sản Điều lệ, quy chế tài chính của Công ty
o Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch; Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty
o Lập và triển khai các kế hoạch nhận hàng, xuất hàng đáp ứng yêu cầu sản xuất và yêu cầu của khách hàng
o Thực hiện và giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng xuất hàng đúng thời hạn
o Lập và triển khai các báo cáo hải quan theo yêu cầu của luật hải quan
o Thực hiện , đàm phán , ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp
o Quản lý , theo dõi đơn hàng
Bộ phận HSE: Chịu trách nhiệm về công tác sức khỏe nghề nghiệp, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Bộ phận Kinh doanh:
o Bán hàng và đảm bảo doanh số đề ra , mang doanh thu về cho công ty
o Phụ trách Kinh doanh:
Chịu trách nhiệm chung về tình hình kinh doanh của công ty , lên