Kết quả đo phổ huỳnh quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo chấm lượng tử carbon pha tạp nitơ nhằm ứng dụng phát hiện ion fe3+trong nước (Trang 45 - 49)

V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

3.3.3. Kết quả đo phổ huỳnh quang

Để xác định bước sóng kích thích tối ưu cho quá trình khảo sát phổ huỳnh quang, phổ huỳnh quang kích thích tại bước sóng phát xạ 445nm đã được khảo sát cho các mẫu S1, S2, S3, S4 và S5 với nồng độ pha loãng

10g/ml như hiển thị ở Hình 3.8 (a) với cùng điều kiện đo. Kết quả cho thấy,

cường độ huỳnh quang thu được khá mạnh tại bước sóng kích thích là 354nm. Do đó, bước sóng kích thích 354nm được sử dụng để thực hiện quá trình đo phổ huỳnh quang trong các phép đo nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy rằng cường độ huỳnh quang của các mẫu S1, S3, S4 và S5 mạnh hơn nhiều so với của mẫu S2. Kết quả thu được khá phù hợp với quá trình phân tích phổ hấp thụ ở trên.

Phổ huỳnh quang của các mẫu đã được thực hiện với bước sóng kích thích 354nm như hiển thị ở Hình 3.8 (b). Hình dạng phổ huỳnh quang hầu như tương tự nhau đối với các mẫu với đỉnh phát xạ chính tại 445nm và một vai phát xạ tại 463nm. Kết quả cho thấy rằng, các mẫu S3 và S4 cho cường độ huỳnh quang mạnh tương đương nhau và mạnh hơn các mẫu còn lại.

Hình 3.8. Phổ huỳnh quang kích thích đo tại bước sóng phát xạ 445nm (a) và phổ huỳnh quang ứng với bước sóng kích thích 354nm (b) của các mẫu S1, S2, S3, S4 và S5

Hình 3.9. Phổ huỳnh quang (trái) và phổ huỳnh quang chuẩn hóa (phải) của các mẫu với các bước sóng kích thích khác nhau

Hình 3.9 (a-e, trái) hiển thị kết quả đo phổ huỳnh quang của các mẫu với bước sóng kích thích khác nhau từ 314nm đến 404 nm. Phổ huỳnh quang chuẩn hóa (Hình 3.9 (a’-e’), phải) cho thấy rõ ràng rằng sự phát xạ của các mẫu phụ thuộc vào bước sóng kích thích khác nhau. Khi bước sóng kích thích tăng lên, đỉnh phát xạ tại 463nm trội hơn tại 445nm. Dựa vào kết quả thu được cùng với các nghiên cứu trước đây [21] ở trên chúng tôi tin rằng phổ huỳnh quang của các CQDs chế tạo cơ bản xuất phát từ các bẫy phát xạ liên

quan đến tạp chất N của nhóm amine (NH2) và nhóm C=O liên quan đến các

nhóm chức trên bề mặt của CQDs.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo chấm lượng tử carbon pha tạp nitơ nhằm ứng dụng phát hiện ion fe3+trong nước (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)