7. Bố cục đề tài
2.2.2 Đòi hỏi, yêu cầu lao động kĩ thuật cao
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển nên tiềm lực về khoa học công nghệ còn yếu, trình độ, tay nghề chuyên môn người lao động chưa cao. Mà trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, việc làm gắn liền với nền kinh tế hiện đại, tri thức nên cần một lực lượng công nhân, người lao động có trình độ cao để đáp ứng được nhu cầu của việc làm. Do cơ cấu lại nguồn nhân lực cộng với lao động dôi dư từ các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá, sẽ tạo ra các áp lực lớn về việc làm co lao động trẻ. Một bộ phận người trong các nguồn lao động trong các doanh nghiệp sẽ mất việc làm do trình độ chuyên môn không đáp
ứng được yêu cầu mới đặt ra . Điều này gây tác động xấu về mặt xã hội, làm cho tỉ lệ thất nghiệp tăng lên người lao động sẽ mất việc làm, giảm thu nhập…
Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá diễn ra đô thị hoá sẽ phát triển dẫn tới bùng nổ dân số gây sức ép đến vấn đề việc làm. Phát triển không cân bằng, dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng sẽ sảy ra nạn chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố, nông thôn sẽ mất phần lớn nhân lực. Khi đó tình trạng việc làm sẽ bất ổn dẫn đến nguồn lao động quá tải, cạnh tranh, thất nghiệp,… càng đòi hỏi người lao động cần có chuyên môn cao.
Bên cạnh việc đáp ứng được nhu cầu việc làm trong thời đại mới thách thức đối với người lao động sẽ trẻ là vấn đề ngoại ngữ, tin học, tác phong và văn hoá ứng sử, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế.Nhiều công việc đòi hỏi trình độ, tay nghề cao gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm của thanh niên…Điều này đòi hỏi người lao động phải nhanh chóng học tập những cái mới, cái ưu việt, nhưng cũng cần phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp và đi ngược lại với đạo đức và văn hoá Việt.
(Bảng 2.1: Thể hiện trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động Việt Nam quý II/2019)