Nâng cao trình độ, không ngừng trau dồi để tăng giá trị của bản thân

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đối với vấn đề việc làm của thanh niên hiện nay (Trang 52)

7. Bố cục đề tài

3.1.2 Nâng cao trình độ, không ngừng trau dồi để tăng giá trị của bản thân

Tri thức nhân loại là vô hạn, và những ai nắm được càng nhiều những tri thức ấy, người đó càng có nhiều lợi thế, điều đó không chỉ đúng với ngày nay mà đúng với tất cả mọi thời điểm. Những người có đủ trí tuệ, biết nắm bắt tình hình, xu hướng, và biết giá trị của bản thân sẽ có cơ hội tiến xa hơn, nhất là trong thời đại CNH- HĐH.

Người trẻ cần nâng cao kĩ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, tranh luận và

hùng biện – nền tảng cho sự tự tin của họ, từ đó tạo nên động lực thúc đẩy, giúp

họ tìm được hướng đi đúng đắn cho riêng mình và góp sức giải quyết các vấn đề nổi trội trong xã hội liên quan trực tiếp tới giới trẻ, mang lại hiệu quả cao trong công việc.

 Nói sâu hơn : Cho đến nay, các nhà tuyển dụng VN vẫn thường nhắc lại câu chuyện Tập đoàn sản xuất chip vi tính lớn nhất thế giới Intel (Mỹ) từng thất vọng khi tuyển 2.000 nhân viên cho dự án đầu tư vào VN, song chỉ có vẻn vẹn 40 ứng viên đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng mềm và biết cách giao tiếp; theo dõi các cuộc thi quốc tế về khả năng trí tuệ như ISEF, Robocon… có thể thấy, trình độ của học sinh –

sinh viên VN không hề kém cạnh so với các nước khác, song kỹ năng trình bày, tranh luận và hùng biện để hiện thực hóa ý tưởng của mình chưa tốt đôi khi khiến các em gặp khó khăn trong việc thuyết phục ban giám khảo và vô tình làm sản phẩm của mình bị “lu mờ”,.... => tại Việt Nam, từ năm học 2009-2010, Bộ GDĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non, tiểu học. Năm 2011, Bộ GDĐT tổ chức xây dựng dự thảo chương trình học phần Kỹ năng giao tiếp trình độ trung cấp chuyên nghiệp và xin ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cả nước,.. blah blah..

Thích nghi nhanh để luôn sẵn sàng đổi mới, sáng tạo trong công việc: xu

hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm việc ở nước khác là việc bình thường với các bạn trẻ ngày nay. Do đó, ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn giỏi, người lao động phải trang bị cho mình thật kỹ về tâm thế, kỹ năng và tư duy sẵn sàng đổi mới, sáng tạo. Chính vì vậy, người lao động trẻ ngày nay bắt buộc phải đào sâu về chuyên môn nghiệp vụ, nâng tầm chất lượng lên cao hơn để cạnh tranh với lao động các nước khác. Thời đại của sự cạnh tranh về chất xám, cạnh tranh về sự đột phá, sáng tạo, do đó các bạn trẻ phải luôn đặt mình trong bối cảnh đó để không ngừng nâng cấp về trình độ, trau dồi thêm nhiều kỹ năng, tư duy cần thiết.

Phải có tư duy độc lập, không bị thành kiến bởi lối mô hình cũ, máy móc,

rập khuôn.

Trang bị kiến thức mới, những kĩ năng có thể ứng dụng được trong thực tiễn: kĩ năng sử dụng các phần mềm quản lý thông tin bằng máy tính, ứng

dụng công nghệ trong việc sáng tạo ra những sản phẩm mang tính văn hóa, nghệ thuật cao,... . ( Ở đây một phần cũng phê phán nền giáo dục nặng lý thuyết, thiếu thực hành ở Việt Nam hiện nay. Những người trẻ nói chung đều

có xuất phát điểm là trường học, và suốt quá trình ấy giáo dục đóng 1 vai trò không hề nhỏ trong việc nuôi dưỡng và phát triển của mỗi người. Việc thiếu kĩ năng thực hành, những kiến thức cơ bản để áp dụng vào thực tiễn ngay từ khi còn nhỏ sẽ không tạo được lối mòn cho họ trong việc tự trang bị kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết của bản thân. Phải biết biến mình thành một phần của cuộc cách mạng CNH-HĐH này để bản thân không ngừng phát triển, không bị tụt lại phía sau).

3.2. Về phía cơ quan nhà nước 3.2.1. Kết nối cung cầu lao động

3.2.1.1. : Đảm bảo nguồn cung có chất lượng

Phổ cập chương trình tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cho toàn bộ thanh niên tránh tình trạng mù chữ ở thế hệ trẻ của đất nước. Phải coi trọng chất lượng giáo dục, tránh tình trạng giáo dục theo thành tích nhằm nâng cao trình độ học vấn cho thanh niên, tăng tỷ lệ thanh niên đỗ tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ cập giáo dục nâng cao trình độ học vấn, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trường học giao thông điều kiện học tập cho thanh niên ở các vùng khó khăn vùng sâu vùng xa trên đất nước. Ngay khi học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải củng cố nâng nhận thức cho học sinh, sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc làm. Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên thường xuyên tổ chức các chương trình hướng nghiệp để học sinh được tiếp xúc sớm và chủ động trong quá trình tìm kiếm cũng như lựa chọn.

“Thúc đẩy việc biên soạn và ban hành bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh,

sinh viên khởi nghiệp, tài liệu đào tạo giáo viên hướng nghiệp” [1] rồi lồng ghép công tác hướng nghiệp vào nội dung giảng dạy ; nhằm trang bị đầy đủ kiến thức, hiểu biết về nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Tập trung đào tạo các kỹ năng mềm cần thiết trong nghề nghiệp và cho học sinh sinh viên tiếp xúc thực hành ứng dụng trực tiếp những kiến thức, kỹ năng đó vào trong thực tiễn cuộc sống.

“Còn về phía gia đình thì gia đình có trách nhiệm giáo dục ý thức lao động, tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm”.

Các trung tâm hướng dẫn và đào tạo về nghề nghiệp cần được xây dựng, đầu tư thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị và mở rộng trên địa bàn thành phố. Và chương trình đào tạo cũng phải thay đổi theo hướng hiện đại để đảm bảo tốt tiêu chuẩn đầu ra , đáp ứng đầy đủ nhu cầu của những nhà tuyển dụng và Đào tạo những ngành nghề mà xã hội và doanh nghiệp đang cần, không đào tạo tràn lan dư thừa. Đồng thời các cơ sở dạy nghề cũng phải thiết lập mối quan hệ đối với các trường trung học phổ thông và các trường đại học học để hỗ trợ công tác hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp…... cho học sinh, sinh viên.

3.2.1.2: Mở rộng tìm kiếm phát triển thị trường lao động ở trong và ngoài

nước

Phải liên tục tìm kiếm và liên hệ với những nơi đang có nhu cầu về lao động ( các khu công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, văn phòng,...) để từ đó đưa những thanh niên có trình độ, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng đến làm việc. Đồng thời cần xây dựng và mở rộng các công ty, doanh nghiệp để có thêm nguồn cầu cho thanh niên đang cần tìm việc làm.

Các công ty, khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn nhỏ cần phải phát triển một đội ngũ tuyển dụng có trình độ và thái độ hăng hái, làm việc tích cực. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về việc làm với nội dung tuyển dụng có chất lượng để thu hút nhiều thanh niên đến phỏng vấn và làm việc. Đồng thời cũng nên liên kết hợp tác với các cơ sở dạy nghề để có thể tìm kiếm và tập hợp được một lực lượng lao động có ý thức và trình độ cao.

Nhanh chóng hoàn thiện và phát triển sàn giao dịch việc làm điện tử, các ứng dụng giúp tìm kiếm việc làm, dịch vụ việc làm, đa dạng hóa các kênh giao dịch để các nhà tuyển dụng có thể đưa ra việc làm cho người lao động một cách dễ dàng và giúp người lao động có tìm kiếm những việc làm phù hợp với trình độ đam mê của bản thân. Điều này giúp cho mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và người lao động trở nên chặt chẽ gần gũi hơn và tạo điều kiện phát triển các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Tổ chức các hội chợ việc làm thường xuyên nhằm tạo điều kiện tốt cho người lao động trong đó có thanh niên tiếp xúc với các thông tin về việc làm về các công ti, doanh nghiệp, về những công việc và ngành nghề tương lai mà họ yêu thích, hỗ trợ việc đánh giá kinh nghiệm bản thân.

Bên cạnh đó cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu lao động bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản…. đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động sang các thị trường có nhu cầu lớn về lao động như Mỹ, Châu Âu, Trung Đông….. nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động, đưa nguồn lao động đã được đào tạo bài bản ra nước ngoài sinh sống và làm việc. Nhà nước cần đảm bảo quyền lợi và giúp đỡ về vốn, kiến thức, kinh nghiệm cho những người xuất khẩu lao động. “Vệc giảm chi phí và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như việc quy định minh bạch thông tin đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ và bãi bỏ một số điều về phí

môi giới và sửa đổi bổ sung quy định về chia sẻ phí dịch vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động”.

3.2.2Hoàn thiện khuôn khổ pháp lí

“Tiếp tục hoàn thiện chính sách giáo dục, đào tạo cho thanh niên, giúp thanh niên có điều kiện được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để có cơ hội lựa chọn nghề phù hợp. Khuyến khích việc tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; chú ý đào tạo nghề công nghiệp, dịch vụ cho thanh niên, học sinh mới tốt nghiệp phổ thông, đặc biệt với học sinh nông thôn, nhằm giúp họ chuẩn bị điều kiện chuyển nghề sang lĩnh vực phi nông nghiệp”.

Lãnh đạo các tỉnh thành phải thay các cơ chế chính sách, dự án thu hút kêu gọi đầu tư trong nhiều lĩnh vực và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, công ti, doanh nghiệp tiếp cận trên địa bàn, hỗ trợ giúp đỡ các công ti,doanh nghiệp về thời gian chi phí thủ tục... để đẩy nhanh hoàn thành thủ tục và tiến độ thực hiện dự án. Từ đó, các công ti doanh nghiệp sẽ nảy sinh nhu cầu về lao động, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên.

Tập trung vào các dự án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, dự án phát triển thị trường lao động và việc làm; đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp qua Quỹ Quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác; nâng cao chất lượng, tăng số lượng lao động trẻ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng[5].

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động thanh niên. Đa dạng hóa các ngành nghề truyền thống , phát triển sản xuất hàng hóa sản phẩm có giá trị kinh tế

cao phù hợp với nhu cầu thị trường ,áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm.

3.2.3. Tái cấu trúc việc làm

Chú trọng phát triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất, và các loại hình dịch vụ với cơ cấu đa dạng và hiện đại bởi đây là những ngành thu hút rất nhiều lao động tham gia. Cũng có thể thúc đẩy nhiều ngành nghề mới đang phát triển mạnh gần đây như youtuber, streamer, bán hàng online….nhưng “các mạng xã hội đã thông báo phải cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội, nếu vi phạm vẫn bị xử lý theo quy định”[6] để đảm bảo một mạng xã hội luôn lành mạnh.

Hoạt động nông nghiệp cần phát triển theo hướng hàng hóa với nhiều loại nông sản có giá trị cao và đáp ứng được nhu cầu của trong nước và ngoài nước ,áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để thu lợi nhuận cao. Nhờ đó, một lượng lớn lao động thanh niên xuất thân từ nông thôn sẽ có cơ hội tiếp cận với việc làm. Bên cạnh đó cũng nên phát triển những làng nghề thủ công trên địa bàn thành phố tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ xây dựng phát triển những thương hiệu hỗ trợ nguồn vốn để sản xuất kinh doanh được xúc tiến, khuyến khích phát triển các làng nghề, tạo cơ hội cho các làng nghề tiếp cận được các nguồn vốn vay. Hoặc có thể đẩy mạnh hoạt động du lịch ở các làng nghề truyền thống và thực hiện tuyên truyền quảng bá hình ảnh để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước góp phần tạo ra thêm việc làm cho nhiều thanh niên.

3.2.4.Đưa ra chính sách giải quyết việc làm

Nhà nước cần chủ động nắm bắt những thay đổi của tình hình trong nước và thế giới như nhu cầu của các doanh nghiệp, tình trạng thất nghiệp ở thanh niên, mong

muốn của thanh niên... để thay đổi, bổ sung cũng như đề ra thêm nhiều chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trong cả nước.

Nhà nước phải “có chính sách phát triển kinh tế – xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.”

TIỂU KẾT CHƯƠNG III.

Thanh niên chúng ta đang đứng trước một kỉ nguyên số, một thời đại của khoa học trí tuệ- cuộc cách mạng 4.0 đang làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt thế giới trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và đặc biệt là vấn đề việc làm của thanh niên. Cách mạng 4.0 có thể vừa là thách thức cũng vừa trao cho mỗi chúng ta cơ hội mới tự do tư duy sáng tạo. Chính vì vậy, có rất nhiều công việc mới, loại hình dịch vụ mới ra đời phục vụ cho nhu cầu sống của con người; con người cũng khám phá ra rất nhiều vật liệu mới thay thế những vật liệu cũ đem lại hiệu quả cao và thân thiện hơn với môi trường.

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa phát triển đòi hỏi bổ xung nguồn nhân lực trẻ năng động nhiệt huyết thực hiện sứ mệnh với đất nước. Xây dựng và phát triển nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa vững mạnh.

Tuổi trẻ thật tươi đẹp và đầy khát vọng ham học hỏi, tìm tòi và khám phá những sự vật mới. Thanh niên chúng ta đều muốn vượt ra khỏi vòng xoay luân hồi của mô hình cũ, không máy móc, rập khuôn. Tư duy một cách độc lập, được thể hiện năng lực của bản thân, luôn là chính mình. Là chính mình thì lớp trẻ phải không ngừng hoàn thiện bản thân đạt đến một bản thể cao nhất của bản thân. Thông qua quá trình rèn luyện mở rộng kiến thức trang bị vốn kiến thức sâu rộng- đọc nhiều sách hơn nữa xong xong với quá trình trau dồi kĩ năng và kinh nghiệm

sống. Hiện nay, thanh niên có rất nhiều phương tiện khác để tiếp cậm với nguồn học liệu vô cùng phong phú trên toàn thế giới và ở bất kì nơi đâu chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính. Từ đó, ứng dụng công nghệ vào sáng tạo ra nhiều tri thức mới giàu tính văn hóa và nghệ thuật… thiết thực trong cuộc sống.

Đối với một bộ phận thanh niên có tư duy bị động đi theo lối mòn trong quá trình học tập phổ thông, họ chưa hình hành cho mình tư duy phản biện-suy nghĩ về sự việc tiếp diễn xung quanh xảy ra như thế nào?tại sao?thời đại mới hướng tới cái mới đề cao chất lượng của người lao động.

Bước vào thế kỉ mới phần lớn thanh niên xuất phát từ quá trình học tập và rèn luyện trên ghế nhà trường. Cách truyền đạt kiến thức như thời đại trước đó đã

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đối với vấn đề việc làm của thanh niên hiện nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)