Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch huy động và cho vay vốn

Một phần của tài liệu Quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại hội nông dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 88 - 95)

3.2.3.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn

- Kiện toàn Ban vận động Quỹ HTND các cấp:

Nhằm tăng nguồn vốn huy động, Quỹ HTND cần có lộ trình xây dựng nguồn vốn đi kèm với quá trình kiện toàn Ban vận động Quỹ HTND các cấp. Đối với các địa phương đã thành lập Ban vận động và hoạt động tốt, các địa phương này cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được. Đồng thời, Ban điều hành Quỹ cùng cấp cần đẩy mạnh hoạt động đề xuất để Ban vận động nâng cao vai trò huy động của mình đối với Quỹ. Đối với các đơn vị đã thành lập Ban vận động nhưng hoạt động chưa hiệu quả, Ban thường vụ HND cần chủ động báo cáo với cấp ủy cùng cấp để củng cố, kiện toàn lại Ban vận động, đồng thời hỗ trợ Ban vận động xây dựng quy chế hoạt động và phân công các thành viên, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện vận động đạt kết quả cao.

Đối với những đơn vị chưa thành lập Ban vận động Quỹ HTND, Ban thường vụ HND cần xây dựng Đề án về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ

HTND” trong đó đề nghị thành lập Ban vận động Quỹ HTND ở địa phương.

Thẩm quyền quyết định thành lập Ban vận động cần có sự tham gia của cấp ủy. Trưởng ban vận động Quỹ HTND là đại diện lãnh đạo cấp ủy hoặc lãnh đạo Ủy ban nhân dân cùng cấp, Phó Ban thường trực nên là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HND; thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể. Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, Ban Thường vụ HND huyện, xã đề xuất với cấp ủy phương án nhân sự, số lượng thành viên cho Ban vận động một cách hiệu quả.

Hàng năm, Ban vận động Quỹ HTND huyện xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện vận động, xây dựng Quỹ HTND trên địa bàn với các hình thức vận động phù hợp theo điều kiện địa phương. Đồng thời, Ban vận động đề nghị UBND các cấp bổ sung vốn cho Quỹ HTND theo Quyết định 673/QĐ- TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Ban vận động cần đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền để cán bộ, hội viên nông dân và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung hoạt động của Quỹ HTND.

Quá trình vận động xây dựng Quỹ HTND phải sử dung Bảng kê thu chi tài chính một cách rõ ràng, minh bạch. Điều này giúp tăng niềm tin của các thành phần, tổ chức trong xã hội đối với quá trình huy động nguồn lực cho Quỹ.

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Hiện nay hình thức vận động chủ yếu là xin cấp từ nguồn ngân sách địa phương và từ đóng góp của cán bộ, hội viên HND. Vì vậy cần phải:

- Vận động trong các tầng lớp xã hội: công nhân, cán bộ, sĩ quan, hộ nông nghiệp, phi nông nghiệp, các tập thể, cá nhân... dưới nhiều hình thức: cho vay (lãi suất thấp), cho mượn, ủng hộ, tài trợ...

- Tìm kiếm, xây dựng các đề án để có thể tiếp nhận vốn từ các tổ chức quốc tế, tổ chức và người nước ngoài... muốn tài trợ để phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Nhận ủy thác hoặc đảm nhận một phần nguồn vốn của Nhà nước trong các chương trình nhằm phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.

- Tăng trưởng từ chính nguồn bổ sung hàng năm từ kết quả hoạt động của Quỹ HTND tại HND huyện.

Xây dựng quy chế, quy trình vận động, trong đó có quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể; xây dựng hệ thống biểu mẫu, sổ sách chi tiết về quá trình, kết quả vận động Quỹ, sao cho số tiền vận động được thật minh bạch, đảm bảo niềm tin và sự vững bền của Quỹ HTND; khuyến khích và nhân rộng các cách làm mới, hiệu quả của cán bộ, của địa phương trong quá trình tổ chức vận động tăng trưởng Quỹ HTND như: Tổ chức niêm yết công khai số tiền vận động xây dựng quỹ HTND tại nhà văn hoá thôn.

- Cần linh hoạt trong công tác quản lý nguồn vốn. Có thể khẳng định số tiền vận động được từ các xã là không lớn, tuy nhiên phần lớn số tiền đó lại là của chính hội viên trong xã; vì vậy, việc chuyển nguồn huy động ở xã về huyện Hội quản lý cần linh hoạt, không được máy móc, dập khuôn tránh tâm lý rã đám. Số tiền thu được trong từng lần vận động đều phải có bảng kê xác nhận của Ban vận động Quỹ HTND, có phiếu thu rõ ràng, có đầy đủ chữ ký người nhận, người nộp, thủ quỹ, kế toán và chủ tài khoản. Sau mỗi lần vận động, Ban vận động chịu trách nhiệm báo cáo kết quả vận động với các thành viên tham gia đóng góp cho Quỹ. Nguồn vốn các cấp Hội vận động được chưa cho vay cần được gửi vào tài khoản của Quỹ HTND ở ngân hàng đăng ký tài khoản và được thể hiện đầy đủ trên sổ sách kế toán theo quy định.

3.2.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay vốn

- HTND thực hiện các mô hình vay vốn hiệu quả:

Cần nâng cao hiệu quả các lớp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu ra sản phẩm của nông dân, kết nối với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Đối với các nông dân đã vay vốn, hiệu quả sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hồi vốn của Quỹ và trên hết, giúp nông dân nâng cao đời sống. Quỹ cần bám sát tình hình sản xuất của người nông dân, hỗ trợ kịp thời về thông tin đầu ra sản phẩm, phối hợp với chính quyền tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm sản xuất, giúp người dân tiếp cận được với doanh nghiệp, tạo thành một liên kết chuỗi bền vững. Thêm vào đó, Quỹ cũng cần mở các lớp tập huấn kỹ thuật có chất lượng, thu hút được nông dân tham gia và ứng dụng và hoạt động sản xuất.

lĩnh vực nông nghiệp. Trình độ dân trí là một rào cản hạn chế các hộ nông dân tiếp xúc cũng như cập nhật thông tin. Do vậy vẫn còn một tỷ lệ đáng kể hộ nông dân chưa nắm rõ điều kiện vay, lãi suất, các khoản phải trả, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn tại Quỹ. Để giúp các hộ nông dân, đặc biệt là hộ trung bình và hộ nghèo tiếp cận một cách tốt hơn với nguồn vốn của Quỹ, ngoài việc Quỹ đưa ra các biện pháp để cung cấp vốn thì cần có những biện pháp giúp hộ nông dân nắm rõ những thông tin về hoạt động cho vay thông qua các hình thức phổ biến, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân.

Chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để người nông dân tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn của Quỹ. Quỹ cần tiếp tục cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn để nông dân không phải mất thời gian làm đi làm lại các thủ tục tín dụng. Nghiên cứu điều chỉnh linh hoạt điều kiện cho vay phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp; cải thiện điều kiện tiếp cận vốn, kể cả điều kiện về tài sản thế chấp...

Tiếp tục đa dạng hoá đối tượng và gói dịch vụ tín dụng nông nghiệp theo hướng mở rộng cho vay theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi; cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay tiêu dùng đối với hộ nông dân;

- Hỗ trợ tín dụng từ Quỹ HTND với hộ nông dân:

Về lãi suất, cần tiếp tục duy trì mức lãi suất ưu đãi như hiện tại cho các hộ nông dân, giảm áp lực tài chính cho các hộ nông dân, đặc biệt các hộ nghèo, cận nghèo. Duy trì mức lãi suất thấp hợp lý cũng giúp cho Quỹ đảm bảo mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận; tuy nhiên vẫn duy trì được bộ máy của Quỹ làm việc một cách hiệu quả.

Về quy mô các khoản vay, Quỹ cần cân nhắc nâng mức cho vay đối với mỗi hộ dân. Tuy nhiên quá trình này cần đi kèm với năng lực thẩm định các khoản cho vay để các khoản vay được thực hiện đúng mục đích, có khả năng thu hồi; quá đó, vừa giúp các hộ nông dân tăng khả năng sản xuất, vừa nâng cao hiệu quả các khoản vay vốn của Quỹ

Về lĩnh vực cho vay, nên tiếp tục chủ động đa dạng nguồn vốn vay sang các lĩnh vực khác như trồng trọt, chăn nuôi và làng nghề xúc tiến thương mại; cân bằng nguồn vốn cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi. Điều này giúp cho Quỹ HTND hài hòa

được các hoạt động hỗ trợ theo lĩnh vực sản xuất, tiếp cận được với nhiều loại hình nông dân, giảm tình trạng bất bình đẳng.

Về quy trình, cách thức giải ngân, cần tiếp tục đơn giản thủ tục giải ngân vốn vay, nâng cao hiệu quả quy trình cho vay thông qua các hoạt động nắm bắt tình hình thực tế của hộ cho vay. Quỹ sẽ ưu tiên cho hội viên đã có thành tích tốt về sản xuất trong quá khứ cho vay với thủ tục đơn giản hơn. Ngoài ra, các xã, thị trấn có khả năng tiếp cận tình hình sản xuất của các hội viên hơn vì thế có thể tinh giản quy trình cho vay hơn, giúp các hộ nông dân có ý tưởng sản xuất tốt có thể phát triển hoạt động nông nghiệp của mình.

Cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, tích cực đôn đốc thu hồi đến hạn; Thực hiện công tác quản lý tài chính đúng quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội.

- Hoàn thiện các quy trình cho vay Quỹ HTND, từng bước giảm thiểu các mẫu biểu hồ sơ cho vay. Hiện nay, để có thể vay được vốn của Quỹ HTND, hội viên nông dân phải qua nhiều khâu bình xét nhưng đội ngũ cán bộ của Quỹ HTND còn yếu và thiếu nên có thể dẫn đến sai sót trong việc xác định đối tượng vay, đồng thời cũng khó khăn trong việc thu phí, kiểm tra sử dụng vốn vay,... Vì vậy, việc chấp hành nghiêm quy trình nghiệp vụ của Quỹ HTND là trách nhiệm của cả cán bộ Quỹ và người đi vay, nhằm hạn chế những sai sót có thể xảy ra.

Quỹ HTND có thể tham khảo quy trình cho vay khách hàng là hộ sản xuất của các ngân hàng thương mại để áp dụng một cách linh hoạt vào quản lý hoạt động cho vay hộ nông dân của mình. Hiện nay về cơ bản, quy trình tín dụng của các ngân hàng thương mại thường gồm có 05 bước. Mỗi bước của quy trình tín dụng có thể dẫn đến rủi ro cho khoản vay, cụ thể. Theo đó, Quỹ HTND huyện có thể tham khảo như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ.

Để quyết cho vay Quỹ HTND phải thẩm định hồ sơ vay vốn của hộ nông dân. Ở bước đầu tiên này việc cung cấp thông tin kém sẽ khó khăn cho công việc thẩm định và quyết định cho vay dễ đưa đến quyết định cho vay sai. Vì hộ nông dân là

người nắm rõ nhất mọi thông tin liên quan đến khả năng sinh lời và mức độ rủi ro trong hoạt động SXKD đem lại nên cố tình tìm mọi cách hoàn hảo mọi thông tin để vay được vốn, còn phía Quỹ HTND có thể do thiếu thông tin về hộ nông dân và các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội hoặc quá kỳ vọng vào những điều tốt đẹp của dự án đem lại trong tương lai.

Bước 2: Phân tích khoản vay.

Giai đoạn này có thể dẫn đến hoạt cho vay của Quỹ HTND kém chất lượng mà nguyên nhân là từ chính bản thân cán bộ của Quỹ HTND gây ra. Cán bộ có trình độ chuyên môn tốt có phẩm chất đạo đức tốt đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại chất lượng khoản vay của Quỹ HTND. Trong bước này có nhiều tình huống đưa đến hoạt động cho vay có chất lượng hay không, cụ thể:

Trường hợp 1: Do thiếu thông tin đưa đến nguồn thông tin không tương xứng từ đó dẫn đến cán bộ Quỹ HTND đưa ra quyết định cho vay không đúng, tức là không thu được cả gốc và phi vay khi đến kỳ hạn.

Trường hợp 2: Xuất phát từ nguồn thông tin từ hộ nông dân cung cấp không chính xác, khi thẩm định, cán bộ Quỹ HTND yếu kém trình độ chuyên môn và thu thập thông tin không chính xác, không cập nhật dẫn đến gây tổn thất cho Quỹ HTND.

Trường hợp 3: Rủi ro đạo đức của cán bộ Quỹ HTND là cố ý làm sai lệch các quy định của pháp luật và Quỹ HTND khi thẩm định để đưa ra quyết định các khoản cho vay kém chất lượng cho Quỹ HTND.

Trường hợp 4: Cán bộ Quỹ HTND không thể dự đoán chính xác được điều gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai khi phân tích các điều kiện cho vay ở hiện tại.

Ở bước này, người thẩm định khoản vay và người quyết định cho vay cần có sự độc lập để mang tính khách quan. Vai trò của cán bộ Quỹ HTND quyết định rất lớn trong việc đem lại chất lượng cho vay cho Quỹ HTND.

Bước 3: Giải ngân, kiểm tra, giám sát.

Sau khi quyết định cho vay, Quỹ HTND thực hiện giải ngân vốn cho hộ nông dân vay, theo phương án vay vốn đã được quyết định. Bước này nếu Quỹ HTND không thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hộ nông dân khi sử dụng vốn

vay có thể dẫn đến rủi ro từ đó ảnh hưởng chất lượng cho vay của Quỹ HTND, bao gồm các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Có sự giám sát tốt từ phía cán bộ Quỹ HTND, từ HND cấp xã và hộ nông dân sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả, dẫn đến hợp đồng cho vay tốt cho Quỹ HTND. Bên cạnh đó cán bộ Quỹ HTND cần giám sát chẽ chặt để sớm phát hiện tình hình tài chính và hoạt động SXKD của hộ nông dân, để có các giải pháp hỗ trợ cho hộ nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn nếu đó là cần thiết hoặc chủ động hơn trong thu hồi nợ và lãi.

Trường hợp 2: cán bộ Quỹ HTND kiểm tra, giám sát không chặt chẽ, lơ là, dẫn đến hộ nông dân sử dụng sai mục đích vay vốn, có khả năng dẫn đến rủi ro cho Quỹ HTND. Tức hộ nông dân luôn có xu hướng sử dụng vốn vào những mục đích khác, như tiêu dùng cá nhân, hoặc trả nợ,... từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của Quỹ HTND. Trường hợp này, cán bộ Quỹ HTND không thực hiện tốt khâu giám sát, kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân vốn thì Quỹ HTND cần khắc phục bằng những biện pháp hữu hiệu, thiết thực, cụ thể đối với tình hình thực tế ở Quỹ HTND mình để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.

Bước 4: Thu nợ, phí vay và xử lý các phát sinh.

Việc thu nợ, phí vay cũng như giải quyết các phát sinh sau khi hộ nông dân sử dụng vốn vay phụ thuộc rất lớn ở công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra của Quỹ HTND, nếu một hợp đồng cho vay mà hộ nông dân không thực hiện nghĩa vụ đối với Quỹ HTND trong việc trả nợ và phí vay đúng hạn ghi trong hợp đồng thì hợp đồng tín dụng đó có vấn đề hay khoản vay kém chất lượng và Quỹ HTND xử lý bảo đảm tiền vay theo quy định.

Bước 5: Thanh lý hợp đồng cho vay.

Nếu Quỹ HTND thu đủ cả gốc và phí vay thì thực hiện thanh lý hợp đồng. Nếu Quỹ HTND thu không đủ cả gốc và phí vay đúng thời hạn quy định, thì Quỹ HTND xử lý rủi ro theo quy định hiện hành. Việc thu không đủ cả gốc và phí vay xảy ra càng nhiều ở Quỹ HTND điều đó cho thấy chất lượng cho vay giảm, công tác quản lý hoạt động Quỹ HTND chưa tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại hội nông dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 88 - 95)