4.1.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu khảo sát mối liên hệ giữa triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi của ung thư dạ dày (Trang 29 - 32)

4.1.1.Một số đặc điểm chung về tuổi, giới -Tuổi :

Theo nghiên cứu của chúng tôi, UTDD chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi trên 60 là 46%. Kết quả thống kê bảng 3.1 có p < 0,05 nên kết luận được sự khác biệt về lứa tuổi giữa 2 giới có ý nghĩa thống kê. Tuổi trung bình của UTDD là 57,14. Chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ UTDD tăng dần theo nhóm tuổi 20-40 tuổi là 12%, 40-60 tuổi là 42%, trên 60 tuổi là 46 %.

Kết quả này cũng tương tự với nhiều nghiên cứu khác ở Việt Nam và nước ngoài. Theo Bùi Ánh Tuyết tuổi thường gặp là 50-60 tuổi, tuổi trung bình là 62,7[16]. Theo nghiên cứu của Lâm Thị Vinh, tỷ lệ UTDD nhiều nhất ở tuổi trên 60 (54%) và 46-60 tuổi (28%) [21]. Theo nghiên cứu của Lê Mạnh Hà UTDD nhóm tuổi hay gặp nhất là 41-60 tuổi (53,9%) [8].

Theo nghiên cứu của tác giả Water, UTDD có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên ít xảy ra ở bệnh nhân dưới 30 tuổi, chỉ khoảng 6-10% UTDD ở bệnh nhân dưới 50 tuổi, tuổi trung bình là 55 [28]. Theo Kandasami UTDD là bệnh của những người lớn tuổi và tuổi thường gặp là trên 60 tuổi, tuổi trung bình là 65 [24].

- Giới :

Theo nghiên cứu trên, UTDD gặp ở nam nhiều hơn ở nữ (nam 68 % và nữ 32%). Nguyên nhân không rõ có lẽ do nam giới tiếp xúc với tác nhân UTDD nhiều hơn nữ. Sự khác biệt giữa 2 giới với p < 0,05 theo thống kê bảng 3.2 nên có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ nam/nữ là 2,1 .Tỷ lệ này phù hợp với các tác giả khác ở Việt Nam và nước ngoài. Theo nghiên cứu của Bùi Ánh Tuyết thì tỷ lệ nam/nữ là 1,7

[16]. Theo nghiên cứu Nguyễn Xuân Huyên, Phạm Quang Cử UTDD thường gặp nam giới nhiều hơn nữ giới, tỷ lệ nam/nữ dao động từ 1,4/1-2,5/1[2]. Theo nghiên cứu của Lâm Thị Vinh thì tỷ lệ này là 1,5 [21].

Tỷ lệ nam/nữ ở Osaka (Nhật Bản) và LosAngeles là 2,1; ở Trung Quốc là 2,4; Hawaii là 1,6 [24]. Theo nghiên cứu của Water tỷ lệ nam và nữ dao động từ 1,5 đến 2,4 [28].

4.1.2.Triệu chứng cơ năng của UTDD

Những triệu chứng cơ năng của UTDD thường gặp nhất là sút cân chiếm tỷ lệ 76%, cao hơn có ý nghĩa so với các triệu chứng khác (p < 0,05), tiếp đến là chán ăn 72%, đau thượng vị 54%, nôn 52%, thiếu máu 48%, nôn ra máu 22%, đại tiện máu-phân đen 28%, nuốt khó 12%.

Tỷ lệ thường gặp của các triệu chứng trong nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Theo nghiên cứu của Lâm Thị Vinh triệu chứng cơ năng của UTDD thường gặp nhất là sút cân chiếm tỷ lệ 99%, đau vùng thượng vị chiếm tỷ lệ 97%, chán ăn chiếm tỷ lệ 94% [21]. Theo nghiên cứu của Trần Thị Phương Thảo sút cân chiếm tỷ lệ 83,3%; đau vùng thượng vị chiếm 70% [17].

Theo LaDue và cộng sự sút cân chiếm tỷ lệ 85%, đau vùng thượng vị chiếm tỷ lệ 69%, nôn 53%, thiếu máu 53% [21]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và nhiều nghiên cứu khác cho thấy sút cân là triệu chứng thường gặp nhất trong UTDD, tiếp đến là chán ăn, đau vùng thượng vị, nôn, thiếu máu, và rối loạn tiêu hoá.

Triệu chứng chán ăn trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ 72%. Đây là triệu chứng đầu tiên của nhiều bệnh nhân, là triệu chứng thường gặp với cảm giác ăn không ngon miệng, cảm giác no không tương xứng với lượng thức ăn

đã ăn làm cho bệnh nhân ăn ít lại, nếu không chú ý bệnh nhân và bác sĩ thường dễ bỏ qua.

4.1.3.Triệu chứng thực thể

Trong các triệu chứng thực thể, ấn đau thượng vị là triệu chứng thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 62 %, cao hơn có ý nghĩa so với các triệu chứng khác (p < 0,05), tiếp đến là khối u hay mảng thượng vị 19%, dấu bouveret 22%, cao hơn có ý nghĩa so với các triệu chứng khác (p < 0,05 ), tiếp đến là khối u hay mảng thượng vị 19%, dấu bouveret 22%.

Mức độ đau thượng vị phụ thuộc vào vị trí, tổn thương UTDD. Sờ được mảng vùng thượng vị hay khối u chiếm tỷ lệ 38%. Điều này chứng tỏ ung thư đã ở giai đoạn tiến triển nặng, khối u trong lòng dạ dày đã quá lớn hay do tổ chức ung thư đã lan ra và dính vào các cơ quan xung quanh.

Những triệu chứng thực thể khác như dấu bouveret 22%, hạch thượng đòn trái 16% và gan lớn 8% và báng 6% là biểu hiện sự di căn của UTDD vào các cơ quan khác.

Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả khác. Theo Nguyễn Xuân Huyên, Phạm Quang Cử (2001) sờ thấy khối u thượng vị chiếm 38-42% và biến chứng hẹp môn vị chiếm 27-32% rồi đến các di căn [2]. Theo Lâm Thị Vinh các dấu chứng lâm sàng tương ứng với biểu hiện của một UTDD giai đoạn muộn là sờ được mảng cứng vùng thượng vị 34%, gan lớn do di căn gan, báng do ung thư thâm nhiễm ở phúc mạc, thường điều trị khó khăn. Theo nghiên cứu Trần Thị Phương Thảo thiếu máu, ấn đau thượng vị 53,3%; sờ mảng thượng vị hay khối u 40%, hạch thượng đòn trái 10%, báng 3,3%, gan lớn 6,7% [17]. Tỷ lệ các triệu chứng thực thể trong nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn so với các tác giả khác, điều này cũng phù hợp với tình trạng của

bệnh nhân lúc vào viện, UTDD đã ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng lâm sàng đã khá rõ.

Một phần của tài liệu khảo sát mối liên hệ giữa triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi của ung thư dạ dày (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w