- Thống kê các số liệu thu thập được như diện tích, số tiền bồi thường - Tổng hợp, phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra.
- Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được để rút ra nhận xét. - Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Trì
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Trì là huyện nằm ven nội thành của thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 6.349,11 ha; có 16 đơn vị hành chính cấp xã (15 xã và thị trấn Văn Điển). Huyện có toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20020’ đến 21000 vĩ độ Bắc và từ 105045' đến 105056' kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định, như sau:
- Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai, TP Hà Nội;
- Phía Nam giáp huyện Thường Tín, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội;
- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) và tỉnh Hưng Yên;
- Phía Tây giáp quận Thanh Xuân và quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Huyện Thanh Trì là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh phía Nam.
Huyện có mạng lưới và cơ sở hạ tầng thuận tiện về hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông; nên có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Huyện có chiều dài theo hướng Bắc Nam khoảng 8km, chiều rộng theo hướng Đông Tây khoảng 10 km; dân số của huyện tính đến 31/12/2019 có 274,347 người, mật độ dân số trung bình 4,343 người/km2.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thanh Trì là vùng đất trũng ven đê của thành phố Hà Nội, có độ cao trung bình từ 4,5m đến 5,5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây; có thể chia làm 2 vùng địa hình chính sau:
- Vùng bãi ven đê sông Hồng có diện tích khoảng 1.174 ha, chiếm 18,70% diện tích của huyện; bao gồm 3 xã Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Đây là vùng đất phù sa được bồi tụ thường xuyên nên cao hơn vùng đất trong đê của huyện. Độ cao trung bình khoảng 8,0 - 9,5m; các vùng bãi đất canh tác có độ cao từ 7,0 - 7,5m..
- Vùng nội đồng (vùng trong đê) chiếm đại bộ phận diện tích của huyện chiếm 81,30% diện tích tự nhiên của toàn huyện, chủ yếu là diện tích của 12 xã và 01 trị trấn Văn Điển. Toàn vùng có địa hình khá bằng phẳng, cao độ mặt đất tương đối thấp, hướng dốc chủ yếu về phía Nam; Vùng này thuận lợi để nuôi trồng thủy sản và sản xuất trên ruộng nước, mặt khác cũng gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt do tình trạng ngập úng. (Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, 2019).
3.1.1.3. Khí hậu
Thanh Trì có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của vùng đồng bằng sông Hồng nên có 2 mùa, mùa nóng và mùa lạnh.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 8; tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1; số giờ nắng trong năm trung bình 1.640 giờ với khoảng 220 ngày có nắng; lượng bức xạ trung bình 4.270 kcal/m2.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.700mm - 2.000mm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 8 với lượng mưa 354mm, tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm là tháng 1 với lượng mưa 0,4mm; tổng số ngày mưa khoảng 143 ngày.
Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm khoảng 85%, lượng bốc hơi trung bình 938 mm/năm (Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, 2019).
3.1.1.4. Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông Hồng và sông Nhuệ, với các đặc điểm sau:
- Sông Hồng: là sông lớn nhất miền Bắc chảy qua địa bàn huyện ở phía Đông (là ranh giới tự nhiên của huyện với huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên) với chiều dài khoảng 8km. Chế độ thủy văn của sông Hồng chia làm hai mùa: mùa khô và mùa lũ với biên độ dao động mực nước rất lớn, từ dưới 2m đến trên 11,5m (báo động cấp 3). Sông Hồng có lưu lượng nước trung bình năm khoảng 1.220 x109m3
trong đó mùa lũ lưu lượng nước chiếm tới 72,5%, vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2m, lưu lượng là 5.990m3/s (lúc lớn nhất lên tới 22.200m3/s) trong khi đó mực nước trung bình năm là 5,3m với lưu lượng 2.309m3/s.
- Chế độ thủy văn của sông Nhuệ: Sông Nhuệ chảy qua phía Tây, Tây Nam của huyện với chiều dài khoảng 10km, sông Nhuệ có nhiệm vụ tưới tiêu cho các tỉnh Hà Nam và thủ đô Hà Nội trong đó có khu vực trong đê của huyện Thanh Trì. Lưu lượng nước sông Nhuệởđầu nguồn từ 26m - 150m3/s, mực nước ở hạ lưu (đập Hà Đông) từ 4,5m - 5,2m.
- Ngoài ra, chếđộ thủy văn của huyện còn chịu ảnh hưởng bởi tuyến sông Tô Lịch, chảy qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 17,7Km, với chức năng chủ yếu là thoát nước mưa, nước thải cho khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực huyện Thanh Trì. (Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, 2019).
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Theo kết quả thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2020, của UBND huyện Thanh Trì, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 6.349,11 ha. Diện tích đất nông nghiệp là 3.169,6 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 3.165,8ha, diện tích đất chưa sử dụng là 13,7 ha.
Căn cứ vào bản đồ thổ nhưỡng của TP. Hà Nội, trên địa bàn huyện có các loại đất theo nguồn gốc phát sinh thể hiện trong bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Thống kê tài nguyên đất huyện Thanh Trì
STT Tên đất Diện tích Đặc điểm của đất
(ha) (%) 1 Đất phù sa không được bồi, không glây hoặc glây yếu 881,56 14,01
Đất có màu nâu tươi hay nâu xám, độ pH từ trung tính đến ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, các chất dinh dưỡng tổng số từ khá đến giàu, các chất dễ tiêu khá 2 Đất phù sa không được bồi có glây mạnh 1.715,00 27,24
Đất có glây màu xám xanh, dẻo, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ phì tiềm tàng khá, nghèo lân dễ tiêu 3 Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu 425,00 6,75 Đất có thành phần cơ giới cát pha, khả năng giữ màu, giữ nước kém và không bị chua 4 Đất phù sa không được bồi glây mạnh 25,69 0,41 Nền đất thường ở trong tình trạng yếm khí, tỷ lệ mùn khá, độ chua pHKCL từ 4,5 - 6 do ảnh hưởng của chất hữu cơ chưa phân giải 5 Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu 97,52 1,55 Nơi có địa hình cao, đất có thành phần cơ giới nhẹ; nơi có địa hình thấp, đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng 6 Đất cồn cát, bãi cát ven sông 67,00 1,06
Đất này bị nước ngập, bãi cát được bồi thêm hoặc bị cuốn đi do đó địa hình, địa mạo luôn bị thay đổi. Đất có phản ứng trung tính, độ phì kém 7 Đất có mặt nước, sông và đất khu dân cư 3.137,94 48,98 Tổng 6.349,11 100
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2015 - 2019 được thể hiện trên hình 3.1.
Hình 3. 1: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015 - 2019 huyện Thanh Trì
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2015 - 2019 như sau:
Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện khá mạnh,tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2019 đạt khoảng 8,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, cụ thểđến hết năm 2019: Công nghiệp - Xây dựng đạt 64,1%; Thương mại dịch vụ đạt 27,4%; Nông nghiệp đạt 8,5%. Tổng giá trị sản xuất năm 2019 tăng 9,2% so với năm 2015.
- Toàn huyện hiện có khoảng 5.638 doanh nghiệp, HTX đang hoạt động và có 10.792 hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển. Số doanh nghiệp hoạt động ngành công nghiệp - xây dựng do huyện quản lý là 1.439 doanh nghiệp và 1.264 hộ sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, huyện có 02 cụm công nghiệp(Cụm công nghiệp Ngọc Hồi
%
2015 2019
và Cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều) đã đi vào hoạt động ổn định với tổng diện tích 70,9ha, tỷ lệ lấp đầy 100%, tổng số 114 dự án, thu hút gần 4.000 lao động.
b. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1% (kế hoạch 14% - 17%); trong đó: cao nhất là ngành thương mại - dịch vụ đạt 22,4%; công nghiệp - xây dựng đạt 20,2%; và thấp nhất là nông nghiệp đạt 0,03%. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Thanh Trì giai đoạn 2015 - 2019 được thể hiện trên hình 3.3.
Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015 - 2019 huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Trong những năm qua, kinh tế của huyện phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng Công nghiệp - Xây dựng - Thương Mại dịch vụ - Nông nghiệp. Một số cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng đã được triển khai đầu tư xây dựng. Công tác chuyển đổi đã thu được kết quả tốt. Số lượng các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thế phát triển nhanh. Nhiều dự án trọng điểm của huyện đã được triển khai xây dựng. Một số mô hình mới hình thành và phát triển có hiệu quả (UBND huyện Thanh Trì, 2019c).
3.1.2.2. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
a. Thực trạng phát triển đô thị
cũng đã được Thành ủy phê duyệt đề án phát triển thành quận vào năm 2025. Hạ tầng là yếu tố cơ bản đầu tiên được đẩy mạnh. Đô thị phát triển tập trung ở thị trấn Văn Điển và một số xã (dự án xây dựng khu đô thị) như xã Tân Triều, xã Thanh Liệt và xã Tứ Hiệp, toàn huyện đã hình thành được 45 tổ dân phố. Thị trấn Văn Điển là trung tâm chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục - thể thao của huyện và cũng là khu vực phát triển đô thị lớn nhất của huyện với tổng diện tích tự nhiên là 90,5 ha, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số của thị trấn có 16.895 người, chiếm 5,86% dân số của huyện (288.541 người). Mật độ dân số của thị trấn là 18.793 người/km2; cao gấp 4,13 lần so với mật độ dân số chung của huyện (4.544 người/km2).
Với vị trí tiếp giáp với các quận: Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, trên địa bàn huyện đã hình thành các khu đô thị có quy mô từ vài ha đến vài chục ha. Có thể kể đến như: khu đô thị Cầu Bươu (21ha, xây dựng năm 2007), khu đô thị Xa La (20ha, xây dựng năm 2007), khu đô thị Đại Thanh (17ha, xây dựng năm 2012), khu nhà ở Tổng cục V (23ha, hoàn thành năm 2014)…Các dự án với quy mô lớn, quy hoạch hiện đại, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo đô thị, thu hút dân cư, tạo lập cộng đồng. Đặc biệt, TP.Hà Nội quy hoạch xây dựng công viên Chu Văn An với quy mô lên tới 55ha, nằm giữa hai trục đường Vành đai 3 (Nguyễn Xiển) và Phan Trọng Tuệ (đường 70), bao gồm các hạng mục cảnh quan (cây xanh, hồđiều hòa) và văn hóa (khu tưởng niệm, bảo tàng) đã tạo ra động lực mạnh mẽđể các dự án tiếp tục được đầu tư.
Hiện tại, huyện Thanh Trì vẫn sở hữu lợi thế quỹđất rộng lớn, đầy tiềm năng để xây dựng những dự án khu đô thị có quy mô lớn, đồng bộ với quy hoạch, đa tiện ích, hiện đại, phù hợp với hiện trạng, xu hướng và trình độ phát triển của thị trường.
b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Huyện Thanh Trì có 15 xã được hình thành với các khu dân cư tập trung, truyền thống với 65 thôn. Cơ sở hạ tầng của khu dân cư nông thôn trong những năm qua đã và đang được quan tâm đầu tư xây dựng, hệ thống điện, đường, trường, trạm tại các khu dân cư từng bước được hoàn thiện làm thay đổi diện mạo của nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Công tác
phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới được triển khai hiệu quả với việc phát triển các vùng sản xuất tập trung, đưa khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp cho năng suất, chất lượng cao. 100% xã của huyện Thanh Trì được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện đã được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, hoàn thành trước 2 năm so với kế hoạch. Hiện có 1 xã đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao; 14/15 xã đã cơ bản hoàn thành 18/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao. (UBND huyện Thanh Trì, 2019).
3.1.2.3. Tình hình dân số, lao động và việc làm
Tỉnh hình dân số, lao động và việc làm trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2015 - 2019 được thể hiện chi tiết trên bảng 3.2 sau đây:
Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động và việc làm huyện Thanh Trì
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010 2015 2019
1 2 3 4 5
- Dân số Người 167.370 204.790 274.347
- Tỷ lệ tăng dân số % 6,4 4,1 3,7
- Mật độ dân số trung bình Người/km2 2.659 3.153 4.343 - Dân số trong độ tuổi lao động Người 85.982 105.262 128.126 - Lao động nông nghiệp Người 35.442 27.206 20.349 - Lao động phi nông nghiệp Người 50.540 78.056 125.872 - Thu nhập bình quân trên đầu người Triệu đồng 6 13,3 18,7
(Nguồn: Văn phòng - Thống kê huyện Thanh Trì)
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và với địa phương đang trong quá trình đô thị hóa nhanh như huyện Thanh Trì thì vấn đề dân số và chất lượng nguồn lực đang là vấn đề nổi cộm. Khó khăn lớn nhất là trình độ học vấn của người dân còn thấp, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, số lao động đã qua đào tạo thì công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng thấp, đa số không có bằng cấp mà chỉ được đào tạo qua những khóa ngắn hạn.
khác đến, đặc biệt là ngành nghề của các ngành và lĩnh vực mới đồi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao, trong khi đó lao động ở địa phương lại dôi dư, thiếu việc làm. Ngoài những lao động có tay nghề thì lao động phổ thông ở tỉnh ngoài, khu vực khác đến tìm kiếm việc làm và sinh sống trên địa bàn huyện ngày càng tăng vì vậy làm mất cân đối giữa lao động và việc làm.
Thêm vào đó, lao động bị dôi dư do sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, lao động nông nghiệp bị mất việc làm do thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa làm gia tăng thêm đội ngũ lao động cần việc làm mới. Lực lượng khu vực nông thôn hiện tại đang thiếu việc làm nghiêm trọng, tỷ suất sử dụng quỹ thời gian lao động khoảng 70% (UBND huyện Thanh Trì, 2019).
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Thuận lợi
Huyện Thanh Trì nằm ở trục phía Nam Thủđô, có nhiều trục đường quốc lộ, giao thông trục chính đi qua. Huyện có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, phát triển công nghệ, lao động kỹ thuật, thu hút đầu tư. Vị trí thuận lợi là một lợi thế quan trọng của huyện Thanh Trì nên cần khai thác tốt lợi thế này.
Trên địa bàn huyện đã và đang phát triển công nghiệp, các khu đô thị, thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn