Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển Ngọc Hồi (Km 185 Km 189) huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. (Trang 81)

Qua kết quả số liệu điều tra thực tế, tại dự án dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Km185 - Km 189) đối với 120 phiếu phát ra đạt tỷ lệ 100% số hộđược điều tra thống nhất và thể hiện sự hài lòng với việc xác định đối tượng được bồi thường của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện Thanh Trì.

Qua phân tích ở dự án trên cho thấy Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện đã phối hợp cùng UBND các xã thực hiện tốt công tác xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường. Hội đồng cũng tổ chức họp, thông báo công khai cư tại Nhà văn hóa nơi có đất bị thu hồi để tuyên truyền các chính sách của pháp luật liên quan đến BTGPMB.

Trước khi tiến hành lập phương án đã xác định và niêm yết công khai, lấy ý kiến cụm dân cư vềđối tượng được bồi thường hay không được bồi thường trước khi

lập phương án chi tiết trình Hội đồng thẩm định, phê duyệt. Điều đó góp phần tạo nên sự chính xác trong công tác xác định đối tượng được bồi thường.

Bên cạnh những thuận lợi và kết quảđạt được vẫn còn một số tồn tại mà Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư phải giải quyết:

- Công tác xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của các hộ giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, do công tác chỉnh lý biến động đất đai không thường xuyên, cập nhật không kịp thời, diện tích trong bản đồđịa chính hoặc diện tích tại các hồ sơ lưu trữ qua các thời kỳđến nay khác so với diện tích thực tếđã đo đạc được hoặc do việc xây dựng nhà ở phục vụ cho mục đích để ở chưa được xác định cụ thể.

- Việc thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường, Hội đồng bồi thường huyện kiểm kê vẫn còn có trường hợp còn thiếu sót, sai lệch dẫn đến tình trạng phải kiểm kê lại hoặc bổ sung, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB của dự án.

Bảng 3.9: Ý kiến của người bị thu hồi đất về đối tượng được bồi thường và không được bồi thường tại Dự án

STT Loại hộ được phỏng vấn Tổng số hộ Đồng ý Không đồng ý Hộ % Hộ Lý do 1 Hộ thu hồi toàn bộ diện tích 80 80 100 - - 2 Hộ thu hồi 1 phần diện tích 40 30 87,5 10 Giá bồi thường, hỗ trợ và chính sách về tái định cư chưa thỏa đáng

Qua bảng 3.9 cho thấy Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC huyện, chính quyền địa phương đã xác định điều kiện được bồi thường; đối tượng được bồi thường và không được bồi thường đúng quy định của pháp luật vềđất đai và phù hợp với thực tế sử dụng đất, được phần lớn người bị thu hồi đất đồng tình, ủng hộ.

Nhận xét, đánh giá Ưu điểm:

địa phương cụ thể hoá, chi tiết để áp dụng đối với các đối tượng bị thu hồi đất và điều kiện được bồi thường vềđất và tài sản gắn liền với đất theo quy định.

- Triển khai thực hiện nhanh và chính xác đối tượng là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất để áp dụng chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất và tạo việc làm theo quy định.

- Việc bồi thường, GPMB được tiến hành công khai minh bạch, chi tiết tới từng hộ, tiến độ bồi thường khá nhanh.

Tồn tại:

- Việc thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC huyện kiểm kê còn thiếu sót, sai lệch dẫn đến tình trạng phải kiểm kê lại hoặc bổ sung, làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB của dự án.

* Kết quả bồi thường vềđất:

Giá bồi thường đất nông nghiệp là 162.000đ/m2 theo đúng các quy định của nhà nước thể hiện tại các quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, tuy nhiên so với thực tế còn thấp hơn giá thị trường, người bị thu hồi đất vướng mắc nhiều, họ kiến nghị Nhà nước tăng giá bồi thường đất, Hội đồng bồi thường đã kiên trì thuyết phục, vận động nhân dân nhận tiền bồi thường.

Tổng hợp ý kiến của người dân về việc thực hiện bồi thường về đất của người có đất bị thu hồi của dự án qua kết quảđiều tra được thể hiện trong bảng 3.10

Bảng 3.10: Ý kiến của người dân có đất bị thu hồi về mức giá bồi thường về đất tại Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi

Loại đất Tổng số phiếu điều tra Số hộ đồng ý (hộ) Số hộ không đồng ý Tỷ lệ % Đồng ý Không đồng ý 1 2 3 4 5=3/2*100 6=4/2*100 Đất ở tại nông thôn 120 90 30 75 25 Tổng số phiếu điều tra của Dự án là 120 phiếu. Trong đó khi được hỏi về mức giá bồi thường về đất có 90 hộđồng ý chiếm 75% tổng số phiếu điều tra, còn lại 30 hộ không đồng ý chiếm tỷ lệ 25%.

Nhn xét, đánh giá v giá bi thường, h tr và tái định cư

Ưu điểm:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất cho người dân có đất bị thu hồi đất được thực hiện tốt;

- Áp dụng giá đất theo đúng mục đích sử dụng đất trước khi quyết định thu hồi; không áp dụng giá đất theo mục đích sau khi đã chuyển mục đích sử dụng đất;

- Áp dụng đúng quy định theo giá đất tại thời điểm bồi thường.

- Phối hợp với chủ đầu tư thực hiện việc thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng cho người bị thu hồi đất.

Tồn tại:

Dự án thu hồi chủ yếu là đất ở, được chia thành các vị trí áp dụng theo quy định tại Quyết định 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019.

- Tỷ lệ chênh lệch giá đất tính bồi thường với giá đất của dự án dao động ở mức thấp nhất là 3,5 lần và cao nhất là 5,4 lần. Lý do có sự dao động này nguyên nhân các thửa đất nằm trong chỉ giới thu hồi Dự án chủ yếu là mặt đường có lợi nhuận về kinh doanh cao nên giá thị trường cao so với giá nhà nước quy định có sự chênh lệch lớn.

* Kết quả bồi thường về tài sản trên đất.

Đơn giá bồi thường về tài sản trên đất tại dự án nghiên cứu được tổng hợp trong Phụ lục 3.

Từ kết quả điều tra tổng hợp ý kiến của người dân về việc thực hiện bồi thường tài sản của người có đất bị thu hồi của dự án được thể hiện trong bảng 3.11

Bảng 3.11: Ý kiến của người dân về mức giá bồi thường về tài sản Loại tài sản Số hộ phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý Hộ % Hộ % Lý do 2 3 4 5=4/3*100 6 7=6/3*100 8 Cây ăn quả 120 96 80 24 20 Giá quá thấp, chưa sát với thị trường Qua bảng kết quảđiều tra cho thấy:

96 hộ dân đồng ý với mức giá bồi thường về tài sản chiếm 80% tổng số hộ điều tra; 24 hộ không đồng ý chiếm 20% tổng số hộđiều tra.

Nhận xét, đánh giá: - Ưu điểm:

+ Giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất (cây cối, hoa màu, vật kiến trúc) đã được quy định tương đối phù hợp tại thời điểm thu hồi đất;

+ Việc thực hiện bồi thường tài sản về đất tại dự án nhìn chung đã được phần lớn người dân chấp thuận.

- Nhược điểm:

+ Việc quản lý diện tích đất trong khu vực chuẩn bị thu hồi của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, còn xảy ra hiện tượng người dân trồng cây chuối, bưởi ngay trước khi kiểm kê đất đai đểđược bồi thường trái quy định của pháp luật.

+ Việc kiểm kê tài sản gắn liền với đất của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC huyện còn để xảy ra một số sai sót phải kiểm kê bổ sung làm chậm tiến độ bồi thường, GPMB so với kế hoạch đề ra.

* Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB tại dự án nghiên cứu đến người có đất bị thu hồi

Qua điều tra cho thấy sau khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đồng tiền vào 06 mục đích khác nhau (gửi tiết kiệm, đầu tư sản xuất kinh doanh, mua sắm đồ dùng, xây dựng, sửa chữa nhà, hỗ trợ đào tạo nghề, cách khác), một hộ có thể sử dụng tiền bồi thường vào nhiều mục đích khác nhau. Từ

Phụ lục 4 tổng hợp các phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ trong bảng 3.12.

Bảng 3.12: Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu STT Phương thức sử dụng tiền bồi thường,

hỗ trợ

Kết quả điều

tra (hộ) Tỷ lệ %

1 Đầu tư vào sản xuất kinh doanh 28 23,3

2 Gửi tiết kiệm 28 23,3

3 Xây dựng nhà cửa 51 42,5

4 Mua sắm đồ dùng 13 10,9

5 Học nghề 0 0

Qua biểu điều tra cho thấy:

Các phiếu điều tra cho thấy: Bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu các gia đình, cá nhân sử dụng đồng tiền vào 06 mục đích khác nhau (gửi tiết kiệm, đầu tư sản xuất kinh doanh, mua sắm đồ dùng, xây dựng, sửa chữa nhà, hỗ trợ đào tạo nghề với 51/120 phiếu chiếm tỷ lệ 42,5%, mua sắm đồ dùng với 13/120 phiếu chiếm tỷ lệ 10,9%, riêng học nghề thì chiếm tỷ lệ 0%, nguyên nhân chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất chủ yếu là đất mặt đường trước khi nhà nước thu hồi đất GPMB các hộ gia đình, cá nhân đang kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng cửa hàng, là các chủ sử dụng đất lớn tuổi, nhu cầu về học nghề không còn phù hợp. 3.3.5. Ý kiến ca cán b qun lý v vic thc hin bi thường, h tr và tái định cư * Ý kiến của cán bộ quản lý về việc thực hiện bồi thường Nội dung đánh giá Tổng số phiếu điều tra Số cán bộ đánh giá phù hợp Số cán bộ đánh giá không phù hợp Tỷ lệ % Phù hợp Không phù hợp 1 2 3 4 5=3/2*100 6=4/2*100 Chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư. 20 15 05 75 25

- Các trường hợp sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993 hoặc từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 có nguồn gốc lấn, chiếm, giao không đúng thẩm quyền, tự ý chuyển mục đích đến nay không được bồi thường vềđất, do tuyến đường này đã được cắm mốc giới từ năm 1986 nên các hộ sử dụng đất nhưng không

đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù ngoài thực tế các chủ sử dụng đất có thể giao dịch bằng giấy tờ mua bán viết tay với giá trị chuyển nhượng từ 40-50.000.000đ/1m2 dẫn đến các hộ dân rất bức xúc, có đơn thư khiếu kiện khắp nơi và kéo dài nhiều năm điển hình là xã Tứ Hiệp và xã Liên Ninh.

- Do việc buông lỏng quản lý của UBND các xã trên và không công khai rộng rãi với các hộ dân sử dụng đất tại vị trí đã được cắm mốc, chỉ giới đường, dẫn đến các hộ dân đã xây dựng nhà ở kiên cố.

* Về mức giá bồi thường, hỗ trợ của dự án nghiên cứu:

Nội dung đánh giá

Tổng số phiếu điều tra Số cán bộ đánh giá hợp Số cán bộ đánh giá không hợp lý Tỷ lệ % Hợp lý Không hợp 1 2 3 4 5=3/2*100 6=4/2*100 Mức giá đối với đất ở 20 14 06 70 30 Mức giá đối với đất nông nghiệp 20 12 08 60 40 Mức giá đối với công trình 20 18 02 90 10

- Đánh giá về mức tiền bồi thường, hỗ trợ khi thu thồi đất: Việc giá nhà nước quy định so với giá trị thực tế có sự chênh lệch lớn, đối với các hộ thu hồi toàn bộ diện tích được bố trí tái định cư tại vị trí khác làm giảm thu nhập của các hộ gia đình.

- Diện tích thu hồi đất lớn hơn diện tích được nhận tái định cư, do quỹđất tái định cư có hạn, dẫn đến một số hộ dân cũng không đồng tình với diện tích nhận tái định cư.

- Quá nhiều văn bản pháp luật, các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế các năm, việc giải phóng mặt bằng kéo dài nhiều năm, các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi ở các thời điểm là khác nhau dẫn đến việc kiến nghị, khiếu nại về giá tiền bồi thường, chính sách hỗ trợ.

* Về chính sách tái định cư của dự án nghiên cứu:

Nội dung đánh giá

Tổng số phiếu điều tra Số cán bộ đánh giá hợp lý Số cán bộ đánh giá không hợp lý Tỷ lệ % Hợp lý Không hợp lý 1 2 3 4 5=3/2*100 6=4/2*100 Điều kiện về cơ sở hạ tầng TĐC so với khu dân cư cũ 20 15 05 75 25 Mức giá đất được giao tái định cư 20 18 02 90 10

- Vị trí đất trước khi GPMB là mặt đường có giá trị sinh lời cao, còn vị trí được giao tái định cư nằm trong các khu dân cư chỉ có cơ sở hạ tầng tương đối ổn định, không có giá trị sinh lời, không kinh doanh buôn bán như vị trí bị thu hồi.

- Đối với một số hộ gia đình, cá nhân ngoài thửa đất nằm trong chỉ giới GPMB tại địa phương còn có thửa đất khác nên chỉ được bồi thường, hỗ trợ bằng tiền mà không được bố trí tái định cư. Dẫn đến người dân không đồng tình với chính sách tái định cư

3.4. Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

3.4.1.Thun li

Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Km 185 - Km 189), huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội là công trình giao thông cấp II của thành phố, tuyến đường quốc lộ 1A từng được biết đến là đường Quốc lộ 1, đường 1, đường cái quan, đường thiên lý hay đường xuyên Việt là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc

huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, và kết thúc tại thị trấn Năm Căn nằm trong địa phận huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2360 km. Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Do vậy, thành phố luôn quan tâm chú trọng đến việc cải tạo, nâng cấp, được phân bổ nguồn kinh phí để hoàn thành dự án sớm nhất.

3.4.2. Khó khăn

- Nhân dân chưa đồng tình với mức bồi thường, hỗ trợ hiện nay theo quy định của pháp luật, đặc biệt là ở các dự án Nhà nước thu hồi đất còn có sự so sánh mức bồi thường hỗ trợ đối với các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng (BTGPMB) theo cơ chế thỏa thuận.

Liên quan đến nguồn gốc đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với 03 dạng sử dụng đất với 450 hộ gia đình, cá nhân (trong đó có 366 hộđã được UBND huyện Thanh Trì phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và 84 hộ chưa được phê duyệt phương án) có vướng mắc về nguồn gốc đất:

- Nhóm 1: Có 186 hộ dân sử dụng đất có nguồn gốc là lấn, chiếm đất do UBND xã quản lý (đất ao, đất chợ, đất lưu không Quốc lộ 1 A và đất của tổ chức,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển Ngọc Hồi (Km 185 Km 189) huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)