Tín hiệu “gió”

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 36)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Tín hiệu “gió”

2.1.1.1. Các biến thể từ vựng của tín hiệu “gió” trong ca dao tình yêu đôi lứa

Trong ca dao tình yêu đôi lứa, tín hiệu gió đƣợc cụ thể hóa bằng các tên gọi – biến thể từ vựng sau:

- Gió đứng một mình (1 đơn vị - 289 lần): gió

- Gió đƣợc thay thế bằng các loại gió cụ thể (13 đơn vị - 56 lần): gió đông, gió nam, gió bấc, gió mùa, gió đông nam, gió tây, gió chiều, gió thu, gió mai, gió heo may, gió may, gió nồm, gió xuân, gió bắc, gió thu, gió đông nồm.

- Gió kết hợp với danh từ chỉ các thực thể khác (6 đơn vị - 14 lần):

trăng gió, gió trăng, mưa gió, dông gió, gió ngàn, gió mưa.

- Gió nằm trong tổ hợp danh từ chung (1 đơn vị - 2 lần): ngọn gió

- Gió xuất hiện trong các thành ngữ (5 đơn vị - 8 lần): mưa hòa gió thuận, gió mát trăng thanh, dãi gió mưa dầu, gió dập mưa vùi, mưa thuận gió đều, thuận buồm xuôi gió.

- Gió xuất hiện trong các điển tích (1 đơn vị - 1 lần): mưa Sở gió Tần

Ta có bảng thống kê các biến thể từ vựng của tín hiệu gió trong ca dao tình yêu đôi lứa nhƣ sau:

Bảng 2.2: Các biến thể từ vựng của tín hiệu “gió” trong ca dao Biến thể từ vựng Đơn vị biến thể

từ vựng

Tên đơn vị của biến thể từ vựng

Gió đứng một mình 1 đơn vị - 289 lần gió

Gió đƣợc thay thế

bằng các loại gió cụ thể

13 đơn vị - 56 lần gió đông (21 lần), gió nam (11 lần), gió bấc (5 lần), gió mùa (3 lần), gió đông nam (3 lần), gió tây (2 lần), gió chiều

(2 lần), gió thu (2 lần), gió mai (1 lần),

gió heo may (1 lần), gió may (1 lần),

gió nồm (1 lần), gió xuân (1lần), gió

bắc (1 lần), gió thu (2 lần), gió đông nồm (1 lần)

Gió kết hợp với danh

từ chỉ các thực thể khác

6 đơn vị - 14 lần trăng gió (4 lần), gió trăng (4 lần),

mưa gió (3 lần), dông gió (1 lần), gió

ngàn (1 lần), gió mưa (1 lần).

Gió nằm trong tổ hợp

danh từ chung

1 đơn vị - 2 lần ngọn gió (2 lần)

Gió xuất hiện trong các thành ngữ

5 đơn vị - 8 lần mưa hòa gió thuận (2 lần), gió mát

trăng thanh (2 lần), dãi gió mưa dầu (1

lần), gió dập mưa vùi (1 lần), mưa

thuận gió đều (1 lần), thuận buồm xuôi

gió ( 1 lần).

Gió xuất hiện trong các điển tích

1 đơn vị - 1 lần mưa Sở gió Tần

Theo thống kê, dựa vào (bảng 2.1)(bảng 2.2), tín hiệu gió đƣợc cụ thể bằng 81 biến thể từ vựng. Dựa vào ý nghĩa khái quát, chúng tôi đã phân

lập những biến thể từ vựng này thành 6 tiểu nhóm trên.

Có thể thấy tín hiệu gió không xuất hiện một cách đơn điệu. Gió có thể đƣợc thay thế bằng các loại gió cụ thể nhƣ gió tây, gió xuân, gió đông, gió nam, gió heo may... trong những câu ca dao nghĩa tình:

“Anh mong cho cả gió đông

Cho thuyền tới bến, anh trông thấy nàng” “Ai làm bầu bí đứt dây

Chàng nam thiếp bắc, gió tây lạnh lùng”

Khi gió kết hợp với các danh từ chỉ thực thể khác nhƣ: gió mưa, gió trăng, giớ sương,...

“Ra về lòng dạ nhớ thương

Cho mình quên cả gió sương lạnh lùng” “Tay bắt tay than thở bậu ơi

Bạn có chồng xin nhớ những lời gió trăng”

Gió sương, gió trăng trong những câu ca dao trên không còn đơn thuần là những hiện tƣợng tự nhiên của đất trời, mà chính là chứng nhân trải trên bƣớc đƣờng đời của con ngƣời.

Gió cũng có xuất hiện trong điển tích:

“Trót lời hẹn với lang quân Dẫu rằng mưa Sở, gió Tần cũng đi.

Yêu nhau sớm đợi tối chờ

Dẫu rằng dãi gió dầu mưa mặc lòng.”

Có thể thấy hệ thống biến thể từ vựng phong phú của tín hiệu gió đã mở ra những ranh giới quan trọng trong quá trình phân tích tín hiệu. Đây sẽ là bƣớc đệm để tiếp tục tiến hành những bƣớc phân tích tín hiệu tiếp sau.

2.1.1.2. Các biến thể kết hợp của tín hiệu “gió” trong ca dao tình yêu đôi lứa

Đối với các biến thể kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ, chúng tôi lựa chọn cách phân chia vị từ của Cao Xuân Hạo. Một cách phân loại khá chi tiết và

đầy đủ có sức bao quát rộng, để có thể đáp ứng nhu cầu định vị hóa các nhóm đối tƣợng. Theo mô hình của Cao Xuân Hạo đƣa ra là “mô hình phân loại sự tình” [20, tr.432,433]. Nhƣng vì lõi của sự tình là khung vị từ, chính tính chất của vị từ quyết định tính chất của sự tình, nên có thể áp dụng vào phân loại vị từ. Căn cứ vào tiêu chí: [+/- Động], [+/- Chú ý], [+/- Tồn tại], tác giả đã chia thành ba loại nghĩa biểu hiện: câu tồn tại, câu chỉ sự tình động hay biến cố, câu chỉ sự tình tĩnh hay tình hình. Từ các kiểu nghĩa biểu hiện này có thể suy ra cách phân chia vị từ trong tiếng Việt của tác giả. Theo đó, vị từ trong tiếng Việt sẽ đƣợc chia thành ba loại: vị từ tồn tại, vị từ chỉ biến cố và vị từ chỉ tình hình.

Trong đó, vị từ tồn tại đƣợc chia thành hai loại nhỏ hơn: vị từ tồn tại [+định vị] và vị từ tồn tại [-định vị].

Vị từ biến cố có thể phân chia thành các bậc khác nhau với những tiêu chí khác nhau. Dựa vào tiêu chí [+-chú ý], ta có sự phân loại thành vị từ hành động và vị từ quá trình. Dựa vào tiêu chí [+-chuyển tác], ta lại có những tiểu loại vị từ nhỏ hơn. Một hành động hay quá trình nếu không có tác động đến đối tƣợng nào thì chỉ là một hành động hay quá tình vô tác, còn nếu có thể tác động đến một đối tƣợng nào đó thì là chuyển tác.

Trong các vị từ chỉ tình hình, có thể phân biệt vị từ trạng thái và vị từ chỉ quan hệ.Vị từ chỉ trạng thái là những vị từ chỉ tính chất (đặc trƣng trƣờng tồn) và tình trạng (trạng thái nhất thời của đối tƣợng). Tùy theo tính chất thể chất hay tinh thần, vô sinh hay hữu sinh, hay nói cách khác là động vật và bất động vật mà ta có thể chia thành các tiểu loại vị từ nhỏ hơn.

Áp dụng cách phân chia trên vào sự phân bố các vị từ kết hợp với tín hiệu gió trong ca dao tình yêu đôi lứa, ta có bảng phân loại sau:

Bảng 2.3: Các biến thể kết hợp của tín hiệu “gió” trong ca dao

Các vị từ kết hợp của “gió” Đơn vị biến thể kết hợp

Tên đơn vị của biến thể kết hợp Vị từ tồn tại 1 đơn vị - 1 lần Vị từ chỉ biến cố Vị từ hành động [+chuyển tác] 1 đơn vị - 1 lần khuyên Vị từ hành động [-chuyển tác]

2 đơn vị - 3 lần tưởng (2 lần), trông (1 lần)

Vị từ quá trình [+chuyển tác]

3 đơn vị - 70 lần đưa (50 lần), thổi (13 lần), rung (7 lần) Vị từ quá trình

[-chuyển tác]

2 đơn vị - 20 lần đưa (9 lần), bay (11 lần)

Vị từ chỉ tình hình Vị từ trạng thái – tính chất thể chất 2 đơn vị - 27 lần mát ( 18 lần), lạnh (9 lần) Vị từ trạng thái – tính chất tinh thần 2 đơn vị - 3 lần lạnh lụng (1 lần), ngọt ngào (2 lần) Vị từ trạng thái – tình trạng thể chất 0 đơn vị Vị từ trạng thái – tình trạng tinh thầ 1 đơn vị - 1 lần não nề (1 lần)

Vị từ quan hệ 3 đơn vị - 6 lần Như (1 lần), (3 lần),

bởi (2 lần)

Nhìn vào bảng thống kê trên, có thể thấy trong số các vị từ đi kèm với tín hiệu gió, chiếm ƣu thế lớn nhất là vị từ quá trình [+chuyển tác]. Khi kết hợp với vị từ quá trình chuyển tác, gió chủ yếu đóng vai trò chủ thể của lực tác động. Gió thƣờng xuất hiện trong thế chủ động, tác động lên đối tƣợng. Điều này có thể giải mã cho những giá trị biểu trƣng của các hiện tƣợng tự nhiên khi đi vào ca dao (đƣợc đề cập ở chƣơng 3 luận văn).

Trong các câu ca dao gió thƣờng đóng vai trò là chủ thể tác động:

Gió đưa rau cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”

Nếu nhƣ trong quá trình chuyển tác, gió thể hiện sức mạnh và sự tác động của gió và đối tƣợng khác, thì trong quá trình vô tác, các vị từ này khi kết hợp với gió lại không tác động đến một đối tƣợng nào khác.

“Ào ào gió thổi về đông

Có cheo có cưới vợ chồng mới nên”

Khi kết hợp với các vị từ chỉ tính chất thể chất, tín hiệu gió thể hiện những nét đặc trƣng tự nhiên.

“Gặp lúc trăng thanh gió mát Mái chèo lúc nhặt lúc khoan Ai xui cho anh gặp mặt chàng Thương ai nên mới lòng vàng héo hon”

Sự kết hợp về mặt ngữ pháp giữa tín hiệu gió với các loại vị từ là bề nổi của một mối giao thoa tƣơng tác bên trong về ngữ nghĩa. Chính sự tƣơng tác này đã làm nổi bật một số đặc trƣng ngữ nghĩa của gió. Ở dạng biến thể kết hợp này, gió bộc lộ rõ nét nhất ý nghĩa là một sức mạnh tự nhiên có khả năng tác động và tạo ảnh hƣởng đối với các đối tƣợng khác.

2.1.1.3. Các biến thể quan hệ của tín hiệu “gió” trong ca dao tình yêu đôi lứa

Nghiên cứu biến thể quan hệ của tín hiệu gió là việc nghiên cứu mối tƣơng quan giữa gió với các thực thể luôn đi kèm với nó. Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, những thực thể đi kèm phải tƣơng xứng và xuất hiện đẳng cấu với gió, tạo nên một kết cấu đối xứng khá bền vững, nghĩa là những thực thể có quan hệ gần gũi với gió.

Theo thống kê của chúng tôi, có 12 thực thể đi kèm với từ gió, với tổng số lƣợng là 99 trƣờng hợp. Cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.4: Các biến thể quan hệ của tín hiệu “gió” trong ca dao

Biến thể quan hệ Số lƣợng Biến thể quan hệ Số lƣợng

Gió – trăng 28 Gió – hoa 4

Gió – mƣa 26 Gió – cây 4

Gió – mây 10 Gió – trời 3

Gió – thuyền 6 Gió – chim 1

Gió – sƣơng 5 Gió – nắng 1

Gió – sóng 5 Gió – sấm 1

Trong các biến thể quan hệ của tín hiệu gió, trăng là thực thể có tần số xuất hiện cao nhất: 28 lần. Trong ca dao, những trƣờng hợp hình ảnh trăng

trong quan hệ sóng đôi với gió tác giả dân gian thƣờng sử dụng phƣơng ngữ

giăng. Trănggiăng đều là hai từ thuần Việt nên không có sự khác biệt nhiều về sắc thái. Tự thân nó đã cung cấp cho ta những hình ảnh giản dị, thân thuộc, sinh động, có màu sắc, hơi ấm:

“Đêm khuya trăng tỏ gió thanh Tứ bề vắng lặng cùng anh dựa kề”

“Dầu rằng nguyệt đổi sao dời Còn giăng còn gió còn lời nguyền xưa”

Ngoài ra gió còn gắn liền với mưa (26 lần), mây (10 lần), thuyền (6 lần)...Trong các trƣờng hợp thực thể quan hệ xuất hiện đẳng cấu với gió, tác giả dân gian đã tạo nên những kết cấu đối xứng khá bền vững. Có kiểu kết cấu đối xứng trên cả dòng thơ (đối toàn phần):

“Vì mây nên núi bạc đầu Biển lay vì gió, hoa sầu vì mưa”

Bên cạnh đó, các biến thể quan hệ của gió cũng xuất hiện trong những kết cấu đối xứng chỉ có một bộ phận của dòng thơ (đối bộ phận):

Em đừng tưởng gió trông mây mà phiền Anh về anh lại sang liền

Em đừng đi lại tốn tiền đò giang Anh xuôi sớm, anh lại ngược chiều

Sầu riêng anh để ít nhiều lại đây”

Có thể thấy sợi dây gắn kết với các thực thể quan hệ không chỉ là tần suất xuất hiện, mà còn cả kết cấu đối xứng bền chặt giữa chúng.

2.1.2. Tín hiệu “mưa”

2.1.2.1. Các biến thể từ vựng của tín hiệu “mưa” trong ca dao tình yêu đôi lứa

Trong ca dao Việt Nam, tín hiệu mưa đƣợc cụ thể hóa bằng các tên gọi – biến thể từ vựng:

- Mưa đứng một mình (1 đơn vị - 142 lần): mưa

- Mưa đƣợc thay thế bằng các loại mƣa cụ thể (15 đơn vị - 49 lần): mưa rào, mưa lầm thâm, mưa ngâu, mưa xuân, mưa bụi, mưa dầm, mưa lác đác, mưa nguồn, mưa lâm râm, mưa mau, mưa phùn, mưa mai, mưa bấc, mưa tuôn, mưa Bắc.

- Mưa kết hợp với các danh từ chỉ thực thể khác (7 đơn vị - 43 lần):

nắng mưa, mưa nắng mưa nắng, mây mưa, mưa gió, gió mưa, mưa giông, mưa nguồn.

- Mưa nằm trong tổ hợp danh từ chung (2 đơn vị - 4 lần): hạt mưa, giọt mưa

- Mưa đi kèm danh từ chỉ không gian quần thể của mƣa (1 đơn vị - 56 lần): trời mưa

- Mưa nằm trong kết hợp với động từ (1 đơn vị - 16 lần): mưa sa

- Mưa xuất hiện trong các thành ngữ (7 đơn vị - 8 lần): dầm mưa dãi nắng, mưa thuận gió hòa, mưa hòa gió thuận, dãi nắng dầm mưa, dãi gió mưa dầu, gió dập mưa vùi, dầu dãi nắng mưa.

Ta có bảng thống kê các biến thể từ vựng của tín hiệu mưa trong ca dao tình yêu đôi lứa nhƣ sau:

Bảng 2.5: Các biến thể từ vựng của tín hiệu “mƣa” trong ca dao

Biến thể từ vựng Đơn vị của

biến thể từ vựng

Tên đơn vị của biến thể từ vựng

Mưa đứng một mình 1 đơn vị - 142 lần mưa (142 lần)

Mưa đƣợc thay thế bằng

các loại mƣa cụ thể

15 đơn vị - 49 lần mưa rào (12 lần), mưa lầm thâm (6

lần), mưa ngâu (4 lần), mưa xuân (4

lần), mưa bụi (4 lần), mưa dầm (4 lần),

mưa lác đác (4 lần), mưa nguồn (3

lần), mưa lâm râm (2 lần), mưa mau (1

lần), mưa phùn (1 lần), mưa mai (1

lần), mưa bấc (1 lần), mưa tuôn (1

lần), mưa Bắc (1 lần).

Mưa kết hợp với các danh

từ chỉ thực thể khác

7 đơn vị - 43 lần nắng mưa (14 lần), mưa nắng (11 lần),

mây mưa (6 lần), mưa gió (5 lần), gió

mưa (3 lần), mưa giông (3 lần), mưa

nguồn (1 lần).

Mưa nằm trong tổ hợp

danh từ chung

2 đơn vị - 4 lần hạt mưa (3 lần), giọt mưa (1 lần)

Mưa đi kèm danh từ chỉ

không gian quần thể của mƣa

1 đơn vị - 56 lần trời mưa (56 lần)

Mưa nằm trong kết hợp

với động từ

1 đơn vị - 16 lần mưa sa (16 lần)

Mưa xuất hiện trong các

thành ngữ

7 đơn vị - 8 lần dầm mưa dãi nắng (2 lần), mưa thuận

gió hòa (1 lần), mưa hòa gió thuận (1

lần), dãi nắng dầm mưa (1 lần), dãi gió

mưa dầu (1 lần), gió dập mưa vùi (1

lần), dầu dãi nắng mưa (1 lần).

Mưa xuất hiện trong điển

tích

Theo thống kê, dựa vào (bảng 2.1) (bảng 2.5), tín hiệu mưa đƣợc cụ thể bằng 177 biến thể từ vựng. Dựa vào ý nghĩa khái quát, chúng tôi đã phân lập những biến thể từ vựng này thành 8 tiểu nhóm trên.

Trong ca dao, tín hiệu mưa không chỉ đứng một mình mà còn xuất hiện với nhiều dạng biến thể khác nhau. Trong đó, mưa kết hợp với các danh từ chỉ không gian quần thể của mưa xuất hiện nhiều nhất với 56 lần, trƣờng hợp ít nhất là mƣa xuất hiện trong điển tích chỉ có 1 lần. Có thể thấy ngôn ngữ ca dao ít sử dụng điển cố điển tích, mà thƣờng sử dụng nhiều hơn những thành ngữ đƣợc cấu tạo từ chất liệu Việt ngữ rất dân dã, bình dị, gần gũi với đời sống con ngƣời.

Khi mưa kết hợp với các danh từ chỉ không gian quần thể của mưa nhƣ:

“Tưởng là mình thật một lòng Để ta xõa chĩnh ta hòng trời mưa

Nỏ hay mình ở đong đưa

Chĩnh xóc mặt chĩnh, trời mưa mặt trời”

Khi mưa đƣợc thay thế bằng các loại mưa cụ thể:

“Sáng trăng sáng tỏ vào thềm

Mưa xuân lác đác lại thêm nhớ người” Mưa kết hợp với các danh từ chỉ thực thể khác:

“Cây đa cũ, bến đò xưa

Người thương có nghĩa nắng mưa cũng chờ”

2.1.2.2. Các biến thể kết hợp của tín hiệu “mưa” trong ca dao tình yêu đôi lứa

Trong tổng số ca dao tình yêu đôi lứa có tín hiệu mưa, tác giả dân gian đã sử dụng tổng cộng (22 đơn vị -76 lần) trên tổng ba loại vị từ. Áp dụng mô hình của Cao Xuân Hạo vào sự phân bố các vị từ kết hợp với tín hiệu mưa

Bảng 2.6: Các biến thể kết hợp của tín hiệu “mƣa” trong ca dao Các vị từ kết hợp của “mƣa” Đơn vị biến thể kết

hợp

Tên đơn vị của biến thể kết hợp Vị từ tồn tại 1 đơn vị - 4 lần Vị từ chỉ biến cố Vị từ hành động [+chuyển tác] 2 đơn vị - 7 lần che (5 lần ), đánh đổ (2 lần) Vị từ hành động [-chuyển tác] 3 đơn vị - 8 lần trông (6 lần), khóc (1

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 36)