Giá trị biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ thuộc hiện tƣợng tự nhiên

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 70 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Giá trị biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ thuộc hiện tƣợng tự nhiên

Ca dao chính là tiếng lòng của những ngƣời nghệ sĩ dân gian mộc mạc, chất phác, bƣớc ra từ thơm thảo của ruộng đồng và ngọt ngào của tình nghĩa quê hƣơng. Chính vì khởi nguồn từ cội rễ nông nghiệp nên các tín hiệu mưa, nắng, gió dễ dàng trở thành những hình ảnh quen thuộc, gần gũi và đặc biệt chúng cũng tạo nên những không gian trữ tình xuất hiện trong ca dao tình yêu đôi lứa.

3.1.1. Tín hiệu “gió”

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê “gió là hiện tượng không khí trong khí quyển chuyển động thành luồng từ vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp”[30, tr.506]. Trong tâm thức nhân loại, gió là một hiện tƣợng tự nhiên ẩn chứa bao điều kì diệu và huyền bí, là biểu tƣợng cho một lực lƣợng siêu nhiên có thể đem lại những điều tốt lành nhƣng mặt khác cũng có thể gieo rắc mầm họa cho con ngƣời. Gió chứa đựng trong nó cả sự hồi sinh và tàn lụi của vạn vật, vậy nên khi đi vào thơ ca, gió có thể là biểu tƣợng của tình yêu đang trỗi dậy giữa lúc xuân về, hạ sang, nhƣng cũng có thể đó lại là không gian của buồn đau, li biệt thu tàn, đông lại. Gió còn là những hiện hữu của những rung động giao cảm giữa tâm hồn con ngƣời với vũ trụ bao la vô thủy vô chung... Từ xƣa đến nay, gió vốn là hình tƣợng phổ biến trong văn

học nói chung và thơ ca nói riêng. Khi “làn gió” thổi vào ca dao và điển hình là ca dao tình yêu đôi lứa, nó đã làm sống dậy những liên tƣởng quen thuộc.

3.1.1.1. “Gió” tạo nên không gian tình yêu lãng mạn

Qua ca dao, ta thấy cảnh đẹp là tràn đầy sinh khí và sức sống nhƣng cũng đầy tình tứ, gắn bó tƣơng thông với con ngƣời, đồng điệu với hồn ngƣời. Ở đây, vẻ đẹp của thiên nhiên không chỉ là vẻ đẹp của sự hài hòa nhƣ bản chất của sự sống mà còn mang sắc thái khác – sắc thái của tình yêu. Cảnh đẹp là cảnh phải có tình. Cái tình mà chúng tôi tìm hiểu trong giá trị biểu trƣng của tín hiệu gió không còn là tình yêu, tự hào về thiên nhiên đất nƣớc mà đó còn là tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng. Thiên nhiên vốn dĩ đẹp vì nó tƣợng trƣng cho tình yêu, tƣợng trƣng cho mối quan hệ gắn kết của ngƣời con trai và ngƣời con gái, cho sự sống có cặp có đôi:

“Đề gi có núi Lam Sơn

Có đầm Đạm Thủy nước dờn dợn xanh Có heo, có rượu, có tình

Có trăng, có gió, có mình, có ta”

Trong những câu chuyện tâm tình, gió là nơi gặp gỡ, tình tự, trở thành chất xúc tác cho tình yêu:

“Đêm hè gió mát trăng thanh Em ngồi canh củi còn anh vá chài

Nhất thương là cái hoa lài Nhì thương ai đó, áo dài ấm thân

Gặp người sao có một lần

Để em thương nhớ tần ngần suốt năm”

Gió cũng là cái cớ để bày tỏ tình cảm một cách kín đáo và tế nhị:

“Bao giờ cho gạo bén sàng Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh

Đeo nhau quấn quít như tranh họa đồ”

Tình yêu xuất phát từ tình cảm chân thực và sâu lắng nên nỗi nhớ nhung càng da diết, mặn nồng. Có ai yêu nhau và không thƣơng nhớ, có lẽ nỗi nhớ đã trở thành một đặc trƣng bất biến của tình yêu muôn đời. Với ngƣời lao động bình dân, nỗi nhớ đƣợc gửi vào trong gió mƣa tha thiết, đong đầy:

“Đêm khuya gió lạnh thấu xương Chàng về để thiếp những thương cùng sầu

Đêm qua em có ngủ đâu Em ngồi nghe dế kêu sầu bên tai

Đêm qua hết nhớ lại buồn

Nhớ buồn nghe dế kêu luôn bên thành”

Tình yêu vốn có nhiều cung bậc cảm xúc. Bên cạnh những lời tỏ tình, trao duyên, nhớ mong thì những lời thề nguyền gắn bó sắt son cũng không thể thiếu. Tín hiệu gió cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc biểu trƣng cho không gian thề nguyền đôi lứa:

“Đêm khuya gió mát trăng thanh Tứ bề vắng lặng cùng anh dựa kề

Cùng nhau cất một tiếng thề Sơn cùng thủy tận chớ hề sa tâm”

Tình yêu là tâm sự muôn đời của những ngƣời đang yêu, là niềm khát khao gìn giữ cho tình yêu bất tử. Tín hiệu gió trong ca dao cũng mang trong mình tinh thần nhân bản ấy khi xuất hiện trong rất nhiều câu ca thể hiện ƣớc nguyện đôi lứa gắn kết, thủy chung trọn đời:

“Thôi đừng chờ gió đón trăng Xin đấy cứ ở cho bằng lòng đây

Đừng ở như gió như mây Đừng ở như nước khi đầy khi vơi”

gió còn gợi ra những liên tƣởng về cuộc sống ấm no hạnh phúc, một cái kết viên mãn nhất cho những ngƣời yêu nhau:

“Anh trồng, chị cấy, em vun Mưa hòa gió thuận bội phần tốt tươi

Khai hoa kết quả hẳn hoi

Cả nhà sung túc yên vui tháng ngày”

Nhƣ vậy từ những ý nghĩa biểu trƣng trên đây, ta thấy tín hiệu gió không chỉ là nét vẽ tạo nên những bức tranh êm đềm, nên thơ của làng quê Việt Nam. Mà đó còn là biểu trƣng cho không gian tình yêu lãng mạn, thủy chung, hạnh phúc, ấm no trong khát vọng của ngƣời dân lao động.

3.1.1.2. “Gió” tạo nên không gian li biệt

Gió trời tuy vô tình thổi qua nhƣng lại nợ nhân gian bởi nó đã len vào từng ngóc ngách trong đời sống thƣờng nhật của con ngƣời. Chính gió là một trong bốn yếu tố tạo nên thân căn mà thuật ngữ Phật gia gọi là “tấm thân tứ đại” (đất, nƣớc, gió, lửa). Đạo Phật cho rằng con ngƣời từ khi sinh ra đến khi lìa đời cũng phải vay mƣợn tứ đại bên ngoài để tồn tại, vay mƣợn đất, nƣớc, gió, lửa. Cho nên thân khi đủ duyên thì do tứ đại hợp mà thành, hết duyên thì mất. Nhƣ vây, về một khía cạnh ngữ nghĩa nào đó, gió trở thành biểu trƣng cho nỗi đau “lìa duyên” hay nói cách khác gió tạo không gian của nỗi đau li biệt trong cuộc đời

Trƣớc khung cảnh ly biệt, trong con mắt của kẻ đi, ngƣời ở dƣờng nhƣ không gian và thời gian đều nhuốm màu li biệt. Thi hào Nguyễn Du xƣa cũng đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để tả cảnh Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều với bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế, điêu luyện:

“Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”

Thiên nhiên đã nói hộ tâm trạng con ngƣời. Hình ảnh “vầng trăng” bị xẻ làm đôi để lại trong lòng ta bao xót thƣơng. Ca dao Việt Nam nói chung và ca dao tình yêu đôi lứa nói riêng cũng đã khai thác tín hiệu gió để biểu lộ cảm xúc và nỗi lòng của con ngƣời trong cảnh li biệt bằng những câu ca dao bình dị mà thâm thúy:

Gió vàng hiu hắt đêm thanh Đường xa, vạn dặm, xin anh đừng về

Mảnh trăng đã trót lời thề Làm chi để gánh nặng nề riêng ai”

Gió ở đây nhƣ đƣợc miêu tả bằng bút pháp của hội họa, có màu sắc, có hình ảnh nhƣng gợi nét vẻ ảm đạm, hiu hắt. Không gian xa vắng, càng làm cho nỗi cô đơn của con ngƣời thêm rợn ngợp. Cuộc chia ly mỗi ngƣời một ngả, tuy nhiên nỗi buồn thƣơng nhƣ lan tỏa đến từng cảnh vật, làm cho thiên nhiên cũng nhuốm màu hiu quạnh. Một ngƣời ra về, một ngƣời ở lại lặng lẽ, cô đơn, nặng nề, cảm giác bịn rịn khôn nguôi mảnh trăng thề nguyền xƣa. Ở đây nỗi nhớ thƣơng của tình yêu đôi lứa khi chia tay đã thấm sâu vào cảnh vật, vào không gian. Đó là nỗi sầu li biệt khởi phát từ lòng ngƣời.

“Sụt sùi nhiều đoạn bi ai

Bóng trăng lìa gió, lạc loài phương xa”

Trong căn phòng vắng lạnh, càng thƣơng thì lại càng nhớ càng sầu, ngƣời con gái nhƣ hờn nhƣ trách:

“Đêm qua gió lạnh thấu xương

Chàng về để thiếp những thương cùng sầu”

Cái lạnh từ cơn gió đêm nhƣ luồn vào ngƣời đến “lạnh thấu xương”

trong lúc cô đơn, trống trải. Đó không chỉ là lời hờn trách ngƣời yêu mà là lời trách than số phận:

“Ai làm bầu bí đứt dây

“Ai” ở đây là một thế lực nào đó ngăn cản tình yêu đôi lứa, là cha mẹ, là các hủ tục hoặc chính ngƣời tình,... Hình ảnh “gió tây lạnh lùng” đã diễn tả rất hay tâm trạng và tình yêu sâu đậm của ngƣời con gái trong câu ca dao. Gió tây là cơn gió thổi từ phía tây sang nƣớc ta vào mùa hè, thƣờng rất nóng. Đối với con gái bị chia cách bởi ngƣời yêu hay ngƣời vợ trong cảnh xa cách chồng thì không gì có thể sƣởi ấm đƣợc trái tim cô đơn, đến cả cái oi bức của gió tây cũng trở nên “lạnh lùng”. Dƣờng nhƣ không có cái lạnh nào hơn cái lạnh trong lòng ngƣời, và chỉ có hơi ấm của ngƣời yêu mới đủ sức làm tan cõi lòng băng giá đó. Tình yêu càng sâu sắc, thề non hẹn biển thì nỗi đau chia li càng thêm xót xa, buồn tủi:

“Cùng nhau căn dặn đến nơi Chỉ non thề biển một mình đinh ninh

Bây giờ tình lại xa tình

Đó đây chểnh mảng như bình trôi sông Vì ai ngăn đón gió đông

Để cho loan phượng, ngô đồng xa nhau”

Trong ca dao, tín hiệu gió thể hiện những không gian tâm trạng khác nhau của nhân vật trữ tình trƣớc nỗi sầu li biệt mà gió còn là tác thể gây ra cảnh li biệt:

Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”

Nói đến nguồn gốc xuất xứ của bài ca dao, có giả thuyết cho rằng câu ca phản ánh bi kịch của một cung phi tên Phi Yến, tục gọi là Răm và con bà là hoàng tử Hội An, tục gọi là Cải. Vì trung liệt can ngăn Nguyễn Ánh không nên cầu viện ngƣời Pháp mà bà đã bị giam vào hang đá, còn cậu Cải thì bị ném xuống biển. dân làng thƣơng xót và đặt ra câu hát này. Bên cạnh đó cũng có cách lí giải cho rằng đây là bài ca dao về hũ dƣa muốitrong ca đình. Ngƣời

ta thƣờng muối dƣa bằng rau cải và rau răm nhƣng khi ăn thì rau cải hợp vị hơn nên cuối cùng thứ còn lại trong hũ là rau răm bị bỏ đi. Dù là cách hiểu thế nào thì cũng có những lí lẽ riêng. Ở đây ta thấy câu ca cất lên nhƣ một lời than trách đầy ai oán, xót xa. Ta hiểu rằng với những ngƣời yêu nhau “cái li biệt khổ” thì gió cũng mang nỗi niềm thị phi.

Với tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng thì dù hiện thực có chia cách nhƣng trong tiềm thức họ luôn khao khát gắn bó lứa đôi vẫn luôn thƣờng trực trong họ, và điều đó vô tình lại trở thành nỗi niềm đau đáu khôn nguôi:

“Xin trời trở ngược gió đông

Thuyền quay mũi lại, thiếp trông thấy chàng” 3.1.1.3. “Gió” hiện thân sự thay lòng đổi dạ

Tình yêu vốn có nhiều cung bậc, có lúc ngọt bùi, có lúc đắng cay. Bên cạnh những lời trao duyên, nhớ nhung, thề nguyền lãng mạn thì có cả những trách móc hận sầu khi một ngƣời thay lòng đổi dạ, mộng ƣớc không thành, lứa đôi tan vỡ.

“Đêm qua dồn dập mưa mau

Gió rung cành ngọc cho đau lá vàng Trách chàng phụ ngãi tham vàng Ngô đồng nỡ để phượng hoàng ngẩn ngơ

Biết nhau từ bấy đến giờ Đã cho bướm đậu, thì chừa sâu ra”

Câu ca là tiếng lòng ai oán của ngƣời phụ nữ bị phụ bạc. Cô trách ngƣời yêu bội nghĩa, trách do số kiếp bạc bẽo đến “ngẩn ngơ”. Ở đây, gió là tác nhân chính gây nên nỗi đau của “lá vàng”. Và dẫu rằng cái đêm mƣa gió đã qua đi nhƣng nỗi đau vẫn còn đó, ngƣời phụ nữ vẫn bị dày vò khôn nguôi với nỗi cô đơn của thực tại.

Nỗi đau đó có khi bật lên thành câu hỏi thấu trời xanh, nghe nhƣ một vết thƣơng đang rỉ máu:

“Vì đâu để gió phụ trăng Tre đi bụi khác để trăng lạnh lùng”

“Vì ai nên dạ em đớn đau

Lệ sầu tuôn mãi, chiếc khăn lau không ngừng Tội tình ta lắm người dưng

Dang tay đón gió, gió đừng rung cây Ngày thì sầu mắt, đêm lại nhớ tay Ai mà giải đắng cơn sầu nàycho ta”

Đối với những tâm hồn đã ít nhiều nếm trải dƣ vị chua chát, đắng cay của sự lạnh lùng, giả dối, ca dao vừa nhƣ một lời năn nỉ đầy xót xa, vừa có ý răn đe đầy chua chát:

“Thôi đừng chờ gió đón trăng Xin đấy cứ ở cho bằng lòng đây

Đừng ở như gió như mây Đừng ở như nước khi đầy khi vơi”

Biết bao trải nghiệm đắng cay trong tình yêu của ngƣời phụ nữ trong xã hội cũ đã gửi vào câu ca dao, gợi ra một khát vọng đầy ƣu tƣ, khắc khoải. Ở cái thời phong kiến trọng nam khinh nữ, trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng, thì đâu ra đƣợc một tình yêu chân thật, thủy chung ở ngƣời đàn ông.

“Bây giờ anh đã sang giàu Anh quên lời hứa ban đầu cùng em

Lòng son dạ sắt còn thèm Lòng đà trăng gió, ai tìm thấy ai”

Ngay cả khi đã thành vợ chồng, ngƣời đàn ông vẫn có thể quen thói “gió trăng”, bỏ bê vợ con trong nỗi cô đơn vò võ mong chờ:

Gió đưa bụi chuối sau hè Anh mê vợ bé bỏ bề con thơ

Con thơ tay ẵm tay bồng

Tay dắt mẹ chồng đầu đội vai mang”

Câu ca dao tái hiện hình ảnh một ngƣời thiếu phụ ruột héo gan sầu, mắt lơ đãng nhìn về phía “bụi chuối sau hè” trƣớc ngọn “gió đưa” mà than trách, giãi bày nỗi lòng xót xa, cay đắng. Chúng ta nhận ra một thực tế mà ngƣời nghệ sĩ bình dân muốn gửi gắm vào hình ảnh “gió đưa bụi chuối sau hè”. Đó là thói đời thay đổi lòng dạ con ngƣời cũng nhƣ số phận của ngƣời phụ nữ trong xã hội cũ. Họ luôn nhận lấy những thua thiệt, thƣờng sống trong cam chịu và tủi phận. Trong vƣờn, có lẽ chuối là loại cây dễ tính, dễ trồng nhất, trồng chỗ đất nào cũng có thể thành cây thành bụi. Nó không đƣợc nâng niu, chăm sóc, nhƣ các loài hoa khác. So sánh với ngƣời phụ nữ ta nhận thấy một số kiếp tƣơng tự. Lúc còn trẻ đẹp thì kẻ đón ngƣời đƣa, đƣợc coi nhƣ loài hoa thơm, hoa quý. Nhƣng khi đã có một “bề con thơ” rồi cùng với bao nỗi vất vả, lam lũ, cơ cực, nhan sắc phai tàn, nắng mƣa dãi dầu, bị chồng bỏ bê, xem thƣờng, hắt hủi, phụ bạc. Dƣờng nhƣ ngƣời thiếu phụ trong bài ca dao này cũng đang ở trong vị trí của một loài hoa bị ngọn gió đƣa đẩy thân phận mình cũng trở nên tầm thƣờng nhƣ những “bụi chuối” kia.

Ngƣời xƣa thƣờng ví: ái ân nhƣ mây, nguyện thề nhƣ gió, nhân sinh muôn thuở đau khổ chỉ vì tình. Có thể thấy bản chất lãng du, vô định của mây gió dƣờng nhƣ đã trở thành một đặc tính cố hữu trong tâm thức dân gian từ bao đời nay.

3.1.2. Tín hiệu “mưa”

Có thể nói mưa là biểu tƣợng mà trời đã ban xuống cho đất, trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “mưa là hiện tượng nước rơi từ các đám mây xuống mặt đất”[30, tr.825]. Dƣờng nhƣ trong cuộc sống nhân loại không thể nào thiếu mưa. Bởi vậy, trong biểu tƣợng văn hóa nhân loại, mưa đƣợc coi là tác động của trời với đất, tác nhân của sự tái sinh, làm cho vạn cây cối sinh thành phát triển. Cũng bởi gắn liền với cuộc sống con ngƣời, nên tác giả dân

gian đã đƣa “mưa” vào trong những sáng tác của mình, từ ý nghĩa chỉ là những giọt nƣớc rơi mưa đã trở thành một trong những tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao và mang những ý nghĩa biểu trƣng nhất định.

3.1.2.1. “Mưa” – lời than vãn trong tình yêu

Trong ca dao, mưa có khi lại là cái cớ của những lời than vãn, lỡ trách

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 70 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)