Tín hiệu “nắng”

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 49 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Tín hiệu “nắng”

2.1.3.1. Các biến thể từ vựng củatín hiệu “nắng” trong ca dao tình yêu đôi lứa

- Nắng đứng một mình (1 đơn vị - 84 lần): nắng

- Nắng đƣợc thay thế bằng các hình sắc cụ thể (10 đơn vị - 11 lần):

nắng đục, nắng hồng, nắng non, nắng giòn, nắng hạn ,nắng, nắng ráo, nắng chang, nắng lửa, nắng hắt

- Nắng kết hợp với các danh từ chỉ thực thể khác (3 đơn vị - 31 lần):

nắng mưa, mưa nắng, nắng sương

- Nắng nằm trong tổ hợp danh từ chung (1 đơn vị - 3 lần): nắng nôi

- Nắng đi kèm với danh từ chỉ không gian quần thể của nắng (1 đơn vị - 2 lần): trời nắng

- Nắng xuất hiện trong các thành ngữ (8 đơn vị - 12 lần): dãi nắng dầm sương, dãi nắng dầu sương, dãi nắng dầm mưa, hai sương một nắng, dầm mưa dãi nắng, dãi dầu nắng mưa, dãi nắng dầm mưa, nắng dãi mưa dầu.

Ta có bảng thống kê các biến thể từ vựng của tín hiệu nắng trong ca dao tình yêu đôi lứa nhƣ sau:

Bảng 2.8: Các biến thể từ vựng của tín hiệu “nắng” trong ca dao Biến thể từ vựng Đơn vị biến thể

từ vựng

Tên đơn vị của biến thể từ vựng Nắng đứng một mình 1 đơn vị - 84 lần nắng Nắng đƣợc thay thế bằng các hình sắc 10 đơn vị - 11 lần nắng đục (2 lần), nắng hồng (1 lần), nắng non (1lần), nắng giòn (1

Biến thể từ vựng Đơn vị biến thể từ vựng

Tên đơn vị của biến thể từ vựng cụ thể lần), nắng hạn (1 lần), nắng dọi (1 lần), nắng ráo (1 lần), nắng chang (1lần), nắng lửa (1lần), nắng hắt (1lần) Nắng kết hợp với các danh từ chỉ thực thể khác

3 đơn vị - 31 lần nắng mưa (22 lần), mưa nắng (6 lần), nắng sương (3 lần) Nắng nằm trong tổ hợp danh từ chung 1 đơn vị - 3 lần nắng nôi (3 lần) Nắng đi kèm với danh từ chỉ không gian quần thể của nắng

1 đơn vị - 2 lần trời nắng (2 lần)

Nắng xuất hiện trong các thành ngữ

8 đơn vị -12 lần dãi nắng dầm sương (3 lần), dãi nắng dầu sương (2 lần), dãi nắng dầm mưa (2 lần), hai sương một nắng (1 lần), dầm mưa dãi nắng (1 lần), dãi dầu nắng mưa (1lần), dãi nắng dầm mưa (1 lần), nắng dãi mưa dầu (1 lần)

Theo thống kê, dựa vào (bảng 2.1)(bảng 2.8), tín hiệu nắng đƣợc cụ thể bằng 59 biến thể từ vựng. Dựa vào ý nghĩa khái quát, chúng tôi đã phân lập những biến thể từ vựng này thành 6 tiểu nhóm trên.

Trong ca dao, tín hiệu nắng không chỉ đứng một mình mà còn xuất hiện dƣới nhiều dạng biến thể khác nhau. Trong đó từ nắng kết hợp với danh từ chỉ

thực thể khác xuất hiện nhiều nhất với (3 đơn vị - 31 lần). Qua cơn hạn hán rồi trời sẽ đổ cơn mƣa, sụt sùi mãi thì có ngày ửng nắng. Nét đặc trƣng này đƣợc dùng để biểu trƣng cho thời cuộc hoặc kiếp nhân sinh. Sự đổi thay xoay vần của cuộc đời, kiếp ngƣời cũng giống nhƣ hiện tƣợng tự nhiên của đất trời.

“Chén tình là chén say sưa Nón tình em đội nắng mưa trên đầu”

Nắng, mưa lại là sự điểm tô cho “nón tình” của em, ẩn chứa câu chuyện tình cảm lứa đôi mặn nồng, say đắm.

Khi đƣợc thay thế bằng các hình ảnh sắc nắng cụ thể, tín hiệu nắng trong ca dao lại biến hóa đa dạng với nhiều sắc màu nắng, hình thái nắng. Các hình sắc nắng đã đem lại những cung bậc cảm xúc khác nhau. Khi là sắc màu tƣơi mới, trong trẻo:

“Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

Bên cạnh đó, cũng nhƣ trƣờng hợp tín hiệu mưa, gió tác giả dân gian vận dụng linh hoạt tín hiệu nắng trong những câu thành ngữ:

“Ngỡ là cây cả bóng cao

Thiếp lăn mình vào dãi nắng dầm mưa”

Nhƣ vậy, hệ thống biến thể từ vựng của tín hiệu nắng giúp ta định vị tọa độ, xác định ranh giới của đối tƣợng. Đây là một bƣớc đệm cần thiết để ta tiếp tục phân tích các biến thể kết hợp và biến thể quan hệ của tín hiệu nắng.

2.1.3.2. Các biến thể kết hợp của tín hiệu “nắng” trong ca dao tình yêu đôi lứa

Trong tổng số ca dao tình yêu đôi lứa có tín hiệu nắng, tác giả dân gian đã sử dụng tổng cộng (21 đơn vị, 75 lần) trên tổng ba loại vị từ. Áp dụng mô hình của Cao Xuân Hạo vào sự phân bố các vị từ kết hợp với tín hiệu nắng

Bảng 2.9: Các biến thể kết hợp của tín hiệu “nắng” trong ca dao Các vị từ kết hợp của “nắng” Đơn vị biến thể

kết hợp

Tên đơn vị của biến thể kết hợp Vị từ tồn tại 1 đơn vị - 3 lần Vị từ chỉ biến cố Vị từ hành động [+chuyển tác] 2 đơn vị - 3 lần che (2 lần ), đánh đổ (2 lần) Vị từ hành động [-chuyển tác] 1 đơn vị - 21lần dãi (21 lần) Vị từ quá trình [+chuyển tác] 1 đơn vị - 5 lần lên (5 lần), Vị từ quá trình [-chuyển tác] 0 đơn vị Vị từ chỉ tình hình Vị từ trạng thái – tính chất thể chất 3 đơn vị - 3 lần hồng (1 lần), giòn (1 lần), đục (1 lần) Vị từ trạng thái – tính chất tinh thần 0 đơn vị Vị từ trạng thái – tình trạng thể chất 1 đơn vị - 1 lần hạn Vị từ trạng thái –tình trạng tinh thầ 1 đơn vị - 1 lần chịu Vị từ quan hệ 0 đơn vị

Nhìn vào bảng thống kê trên, có thể thấy trong số các vị từ đi kèm với tín hiệu nắng, nhiều nhất là các vị từ hành động vô tác xuất hiện (1 đơn vị - 21 lần), vị từ quá trình chuyển tác (1 đơn vị - 5 lần), vị từ trạng thái – tính chất

thể chất (3 đơn vị - 3 lần). Ngoài ra, chúng tôi không thấy có sự kết hợp nào của tín hiệu nắng với vị từ quá trình vô tác, vị từ trạng thái – tính chất tinh thần và vị từ quan hệ.

Khi kết hợp với vị từ hành động vô tác, nắng chủ yếu đóng vai trò diễn tố thứ hai đảm nhiệm chức năng bổ ngữ trực tiếp. Qua khảo sát, ta thấy cách thể hiện của một hành động vô tác trong phần lớn câu ca dao chứa tín hiệu

nắng là phần vị ngữ có chứa đựng vị từ hành động vô tác làm thuyết:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”

2.1.3.3. Các biến thể quan hệ của tín hiệu “nắng” trong ca dao tình yêu đôi lứa

Cũng nhƣ các tín hiệu mưa, gió việc nghiên cứu biến thể quan hệ của tín hiệu nắng là việc nghiên cứu mối tƣơng quan giữa nắng với các thực thể luôn đi kèm với nó.

Theo thống kê của chúng tôi, có 2 thực thể đi kèm với từ nắng, với tổng số lƣợng là 34 lần xuất hiện. Cụ thể nhƣ bảng sau:

Bảng 2.10: Các biến thể quan hệ của tín hiệu “nắng” trong ca dao

Biến thể quan hệ Số lƣợng

Nắng – mƣa 23

Nắng – sƣơng 11

Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong các biến thể quan hệ của tín hiệu

nắng, nắng hầu nhƣ xuất hiện với hai biến thể là nắng – mưanắng- sương.

Trong các trƣờng hợp mưa xuất hiện đẳng cấu với nắng, tác giả dân gian đã tạo nên những kết cấu đối xứng khá bền vững. Ta gặp những kiểu kết cấu trên cả dòng thơ (đối toàn phần):

“Bây giờ hỏi thiệt cô Ba

Còn thương như cũ hay là hết thương? Ban ngày dang nắng, tối lại dầm sương Cùng tôi lao khổ, mình thương không mình”

Bên cạnh đó, các biến thể quan hệ của nắng cũng xuất hiện trong những kiểu kết cấu đối xứng chỉ có ở một bộ phận của dòng thơ (đối bộ phận):

“Chàng về thiếp cũng xin đưa Xin trời đừng nắng chớ mưa trơn đường”

Qua biến thể kết hợp của tín hiệu nắng, có thể thấy với các thực thể quan hệ này không chỉ số lần xuất hiện, mà còn là kết cấu đối xứng bền chặt giữa chúng cả về ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 49 - 54)