Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 87 - 93)

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về đất đai, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, trước hết cần tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết sau:

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, tăng cường chế tài xử lý vi phạm pháp luật, đảm bảo đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về đất đai;

- Hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại, tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước; chuyển dần các hoạt động đăng ký, giao dịch trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch điện tử;

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, đảm bảo hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người SDĐ và nhà đầu tư. Nghiên cứu áp dụng các cơ chế tài chính để điều tiết phần giá trị gia tăng của đất được tạo nên do quy hoạch hoặc do việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước phục vụ mục đích công cộng;

- Nghiên cứu bỏ quy định về việc Chính phủ quy định khung giá đất vì khi hội nhập kinh tế thị trường thì nguyên tắc định giá đất là theo thị trường. Ngược lại Luật Đất đai quy định: trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất. Như vậy, theo quy định của Luật, Chính phủ vẫn điều chỉnh khung giá đất khi giá đất trên thị

trường có sự biến động, nói cách khác khung giá đất phải phù họp với thị trường, vì thế việc quy định khung giá đất trên thực tế cũng chỉ là hình thức;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo các tỉnh kiên quyết thu hồi đất, thu hồi Giấy phép đầu tư hoặc hủy bỏ chủ trương đầu tư đối với các dự án chậm triển khai hoặc chậm tiến độ đưa vào sử dụng khi đã hết thời hạn được gia hạn theo quy định của Luật Đất đai.

3.3.2. Đối với Tổng Cục Thuế

Nhận thức rõ vai trò của đất đai và QLNN trong lĩnh vực đất đai, Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, đưa quyền SDĐ trở thành hàng hóa phù hợp với quy luật kinh tế thị trường; tạo cơ chế để người dân được tham gia vào hoạt động quản lý của nhà nước, để tổ chức và cá nhân thực hiện quyền giám sát của mình từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đất đai. Mặc dù vậy trên thực tế vẫn đang tồn tại và tiếp tục nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai cần sớm được quan tâm giải quyết. Do vậy, kiến nghị Tổng cục thuế:

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm Luật Đất đai, tiến hành tổng kết, đánh giá để sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và các nghị định có liên quan hiện còn vướng mắc, bất cập.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, gắn với chương trình xây dựng nền hành chính hiện đại, đô thị thông minh. Từng bước chuyển dần các thủ tục hành chính về đất đai sang giao dịch điện tử, nhằm rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện, bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, tạo thuận lợi cho người SDĐ.

KẾT LUẬN

Việc tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất nói chung, thu tiền SDĐ nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Định là một đòi hỏi cấp thiết, là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của ngành thuế, mà còn là nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay, bởi vì đây là một nguồn thu quan trọng của NSNN địa phương. Có thểnhận thấy, quản lý thu tiền SDĐ là một vấn đề có tính nhạy cảm, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Yêu cầu quản lý thu tiền SDĐ như thế nào, có hiệu quả, đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN, thực hiện mục tiêu công bằng, dân chủ luôn là câu hỏi khó của tỉnh nói chung và của ngành thuế nói riêng.

Trong những năm qua, thực hiện Luật đất đai năm 2013 và các Nghịđịnh hướng dẫn thi hành, công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã đi vào nề nếp, đáp ứng và góp phần phát triển KTXH của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều nội dung của công tác quản lý thu tiền SDĐ còn hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thu tiền SDĐ, đòi hỏi UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền cần có những biện pháp hữu hiệu hơn trong thời gian tới.

Trên cơ sở xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, qua quá trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc, luận văn đã đạt được những kết quả như sau:

- Luận văn đã xây dựng được khung nghiên cứu về quản lý thu tiền SDĐở địa phương cấptỉnh. Trong đó tập trung làm rõ các vấn đề: khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, bộ máy, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu tiền SDĐở địa phương cấptỉnh.

- Luận văn đã phân tích thành công thực trạng quản lý thu tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2018- 2020. Từ đó, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và lý giải nguyên nhân của những điểm yếu trong công tác quản lý thu tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Luận văn đã đề xuất một số định hướng, 04 nhóm giải pháp và 02 nhóm kiến nghị có tác dụng trong việc hoàn thiện quản lý thu tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh Bình

Định đến năm 2025.

Qua đó có thể khẳng định rằng, luận văn đã đạt được những mục tiêu đề ra. Trong quá trình thu thập và xử lý số liệu, học viên đã hết sức cố gắng nhằm tránh sai sót. Tuy nhiên, do hạn về về thời gian và các nguồn lực nên sai sót là không thể tránh khỏi, vì vậy, học viên rất mong nhận được những sự phản hồi góp ý của các thầy cô giáo để luận văn có thể được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 Hướng

dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

[2]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 332/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 Sửa

đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

[3]. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 10/2018/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều

của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

[4]. Bộ TNMT và Bộ Nội vụ (2003), Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-

BTNMT-BNV ngày 15/07/2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND QLNN về tài nguyên và môi trường ở địa phương, Hà Nội.

[5]. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 hướng dẫn

thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.

[6]. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định

về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

[7]. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ

sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.

[8]. Chính phủ (2017), Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 Sửa đổi,

bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Hà Nội.

[9]. Chính phủ (2019), Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 Sửa đổi

định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

[10].Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011, Hà Nội. [11]. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013

Hà Nội

[12]. Quốc hội (2019), Luật Quản lý Thuế 38/2019/QH14

[13]. UBND tỉnh Bình Định (2020), Quyết định số 41/2020/QĐ-UBND ngày 23/07/2020 Quy định hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Bình Định, Hà Nội.

[14].Văn phòng Quốc hội (2016), Văn bản hợp nhất Luật Quản lý thuế số 03/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016, Hà Nội.

[15].Giáp Đình Nguyên (2020), Quản lý thu NSNN từ đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh- Đại học Thái Nguyên.

[16].Hồ Văn Thũa (2020), Thực trạng khai thác các nguồn thu tài chính từ đất tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Huế.

[17].Lại Tuấn Hùng (2017), Quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh- Đại học Thái Nguyên.

[18].Nguyễn Hồng Phương (2019), Đánh giá công tác thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Huế.

[19].Nguyễn Thành Hưng (2020), QLNN đối với các khoản thu từ đất ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Thương Mại.

[20].Nguyễn Thị Ngọc Huyền và công sự (2012), Giáo trình Quản lý học, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[21].Nguyễn Thị Thanh Xuân (2021), Pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người SDĐ đối với Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

[22].Trần Thị Hà (2018), Đánh giá tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai ở thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Huế.

Một phần của tài liệu Quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)