Nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý thu tiền sử dụng đấttrên địabàn

Một phần của tài liệu Quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 67 - 71)

2.4.3.1. Nguyên nhân thuộc về chính quyền địa phương

- Tổ chức bộ máy quản lý thu tiền SDĐ: mặc dù đã đảm bảo theo đúng quy định của Chính phủ, có tính khoa học, gồm nhiều cấp, nhiều cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, sự phối hợp thực hiện công việc cũng như trao đổi thông tin giữa các cơ

quan trong bộ máy còn thiếu chặt chẽ, ảnh hưởng tiêu cực đến thời gian thực hiện các công việc. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính còn rườm rà s làm giảm tính hiệu quả công tác quản lý thu tiền SDĐ.

- Công tác tham mưu và chỉ đạo chưa quyết liệt cùng với sự phối hợp giữa các ngành chức năng của tỉnh trong công tác quản lý, kiểm tra tình hình SDĐ đối với các chủ thể SDĐ chưa thường xuyên; việc xử lý các vi phạm về đất đai chưa thống nhất, còn đùn đẩy, né tránh. Nguyên nhân chủyếu của những vấn đề này là do: Hệ thống tổ chức của các ngành, chính sách pháp luật đất đai được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, nhưng chưa khẳng định sự phù hợp với yêu cầu của một hệ thống quản lý đất đai hiện đại, vận hành trong cơ chế thị trường phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng.

- Việc phân cấp trong QLNN về đất đai hiện còn nhiều điểm chưa hợp lý, dẫn đến chồng chéo về thẩm quyền giữa các cấp, các ngành trong tổ chức lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ; nhiều bất cập trong phân hạng và định giá đất; cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ; việc thanh kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai còn nhiều lúng túng;...

- Năng lực của cán bộ, công chức, viên chức bộ máy quản lý thu tiền SDĐ: còn hạn chế và yếu kém, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt ở cấp huyện, xã chưa được trải qua đào tạo bài bản về công tác quản lý thu tiền SDĐ, bởi vậy chất lượng công việc của họ là không cao. Bên cạnh đó, một số cán bộ, công chức còn có biểu hiện nhũng nhiễu nhân dân trong khâu làm thủ tục liên quan đến đất đai. Hệ quả là tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất còn xảy ra, đặc biệt trong: giao, cho thuê đất; chuyển mục đích SDĐ; SDĐ không đúng mục đích; lúng túng trong thực hiện phân công, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đất đai,... làm giảm hiệu lực QLNN về đất đai của chính quyền địa phương nói chung, ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý thu tiền SDĐ nói riêng.

- Ý thức, thái độ làm việc của một số bộ phận cán bộ, công chức thuế trong lĩnh vực quản lý đất đai chưa cao, chưa nhận thức được tầm quan trọng và sự phức tạp của công tác quản lý đất nên dẫn đến sai phạm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản

lý thuế. Một số chương trình đào tạo do Tổng Cục Thuế trực tiếp đảm nhận chưa có đủ nội dung mà các Cục Thuế địa phương đang cần đào tạo, một số nội dung chưa thực sự phù hợp với đối tượng được đào tạo. Việc đào tạo, bồi dưỡng của Cục Thuế đôi khi chưa kịp thời, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Số đối tượng được cử đi đào tạo còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của Chi Cục Thuế. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộđể nâng cao trình độ tin học cũng như chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý đất đai hiện nay cũng chưa thực sự hợp lý, đó là: còn nặng về đào tạo lý thuyết, chưa chú trọng đến kỹ năng thực hành; Chưa phân nhóm đối tượng để đào tạo, các lớp học thường được tổ chức cho nhiều đối tượng với những trình độ tin học và chuyên môn khác nhau nên gây lãng phí thời gian và không gây hứng thú cho người học. Bên cạnh đội ngũ chuyên viên chuyên sâu thì đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo cấp phòng và cấp Chi Cục Thuế cũng cần có kiến thức chuyên sâu về đất và kỹ năng tin học nhất định, song một số cán bộ lãnh đạo chưa đáp ứng được đòi hỏi này.

- Năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, thông tin phục vụ công tác quản lý thu tiền SDĐ: Hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai, quản lý thu tiền SDĐ còn hạn chế; khả năng sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai của cán bộ quản lý đất đai chưa tốt.

2.4.3.2. Nguyên nhân thuộc về chủ thể sử dụng đất

Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, quy định về thu, nộp tiền SDĐ của một số chủ thể SDĐ, đặc biệt là các cá nhân, gia đình khu vực vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Bình Định là tương đối thấp. Điều này tạp áo lực lớn lên không chỉ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, mà còn gây khó khăn cho nhiều nội dung quản lý đất đai khác, trong đó có nội dung thu tiền SDĐ.

2.4.3.3. Nguyên nhân thuộc về môi trường vĩ mô

- Ảnh hưởng từ môi trường pháp lý: Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý thu tiền SDĐ thời gian qua được sửa đổi liên tục, gây khó khăn cho việc áp dụng vào thực tiễn. Chẳng hạn như Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về thu tiền SDĐ được sửa đổi, bổ sung 03 lần trong giai đoạn 2018- 2020, tại các Nghị định số: 01/2017/NĐ-CP, 123/2017/NĐ-CP, 79/2019/NĐ-CP.

- Ảnh hưởng từ môi trường kinh tế: giai đoạn 2018- 2020, kinh tế tỉnh Bình Định cho thấy sự tăng trưởng, phát triển tốt, cùng với đó là nhu cầu về giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền SDĐ của người dân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế gia tăng khá mạnh. Điều đó khiến cho áp lực đối với công tác quản lý thu tiền SDĐ của địa phương ngày một cao, trong khi đó, số lượng cán bộ, công chức, viên chức quản lý thu không có nhiều thay đổi, khiến cho đầu việc trên mỗi cán bộ, công chức, viên chức quản lý thu gia tăng, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng các công việc quản lý thu tiền SDĐ.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)