Tổ chức thực hiện kế hoạch thu tiền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 47 - 64)

2.3.2.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thu, nộp tiền sử dụng đất

Tại tỉnh Bình Định, UBND các cấp đã triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách, quy định về đất đai đến cán bộ, công chức các cấp, đến các tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau:

- Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, tọa đàm, đối thoại với doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân.

- Kết hợp tập huấn Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành với việc chấn chỉnh các sai phạm, yếu kém đã phát hiện trong quản lý, SDĐ.

- Tổ chức xây dựng và phát hành bản tin, tờ rơi.

- Mở các chuyên mục “hỏi đáp”, “luật sư của bạn”, “trợ giúp pháp lý”.

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai với nhiều hình thức phong phú như thi viết, thi sân khấu hóa.

- Tổ chức giao lưu trực tuyến.

- Tổ chức các hoạt động giải đáp, tư vấn pháp luật.

- Tổ chức tiếp công dân và giải đáp chính sách pháp luật về đất đai cho người dân trên địa bàn.

- Trên địa bàn các xã, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung, về thu, nộp tiền SDĐ nói riêng đã được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng (tổ chức, cá nhân) với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân SDĐ về quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong quan hệ về đất đai.

Bảng 2.8: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thu, nộp tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2018- 2020

Hình thức thực hiện ĐVT 2018 2019 2020

1. Hội nghị, hội thảo Buổi 4 5 3

2. Tập huấn cán bộ, công chức, viên chức, người

lao động thuộc bộ máy quản lý thu tiền SDĐ Lớp 5 7 6

3. Tuyên truyền miệng Buổi 8 10 8

4. Phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh cơ

sở Bài/ Lần 24 20 18

5. Tài liệu, tờ rơi tuyên truyền Ấn phẩm 1.720 1.635 2.350

6. Thi tìm hiểu pháp luật về đất đai Cuộc 2 2 2

7. Tiếp công dân và giải đáp chính sách pháp

luật về đất đai cho người dân Lần 24 24 24

Bảng 2.8 cho thấy, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thu, nộp tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh thời gian qua là khá đa dạng, kết quả triển khai trên thực tế là tương đối nhiều.

- Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo và các lớp tập huấn thì thành phần tham gia chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của bộ máy quản lý thu tiền SDĐ; đây là hoạt động được thực hiện hàng năm nhằm mục đích chủ yếu là nâng cao năng lực quản lý đất đai cho đội ngũ nhân lực này.

- Số lượng các cuộc tuyên truyền miệng được tổ chức tại cơ sở hàng năm khá lớn, tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả, khả năng tiếp nhận thông tin của nhiều người dân chưa tốt, do các điều kiện về tuổi tác, trình độ nhận thức; bên cạnh đó là hình thức tuyên truyền miệng khiến cho khả năng ghi nhớ của người dân giảm đi, hầu như họ chỉ nắm được một số ý sau khi tham gia các cuộc tuyên truyền miệng. Chính vì vậy mà hiệu quả của tuyên truyền miệng thời gian qua không cao.

- Số lượng bài tuyên truyền và số lần được phát triển hệ thống phát loa phát thanh của các xã chưa nhiều. Đây là hình thức tuyên truyền không phải là mới nhưng đến nay hình thức này vẫn còn mang tính hiệu quả về phổ biến, giáo dục của nó. Hình thức tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở là hợp lý và có hiệu quả tốt, bởi vì đây là phương tiện truyền thông ở cơ sở, sát với đời sống của người dân, phù hợp với trình độ, ngôn ngữ, phong tục tập quán của người dân ở cơ sở nhất. Đặc biệt, hình thức này tỏ ra cực kỳ hiệu quả đối với các địa phương thuần nông với khu vực nông thôn là chủ yếu.

- Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai được tổ chức tại các cấp đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân hào hứng, phấn khởi tham gia, biến các quy định pháp luật tưởng khô khan có thể lan tỏa, dễ dàng đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả cao nhất. Qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về đất đai, các đơn vị đã tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức các tầng lớp nhân dân. Có thể nói, hình thức này đã tạo nên hiệu quả tích cực, từ việc theo dõi, luận bàn và tham gia dự thi của đông đảo những người tham gia dự thi. Tuy nhiên nhược điểm là số cuộc thi được tổ chức cũng còn khiêm tốn

dân trên địa bàn tỉnh thời gian qua là tương đối nhiều. Đây là việc tiếp công dân của công chức địa chính các xã; của cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị QLNN về đất đai của UBND cấp huyện: Phòng TNMT và Văn phòng đăng ký quyền SDĐ.

2.3.2.2. Xác định và thông báo tiền sử dụng đất

Việc xác định và thông báo tiền SDĐ cho các chủ thể SDĐ tại tỉnh Bình Định thời gian qua được thực hiện bởi sự phối hợp của Sở TNMT và Cục thuế tỉnh Bình Định. Theo đó, trình tự cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 1: Sở TNMT thẩm định hồ sơ địa chính đối với những trường hợp phát sinh nghĩa vụ nộp tiền SDĐ của các chủ thể SDĐ do cấp huyện gửi lên (03 trường hợp theo quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP- Xem mục 1.1.2.3).

- Bước 2: Sau khi thẩm định hồ sơ địa chính, Sở TNMT gửi hồ sơ địa chính đến Cục Thuế tỉnh làm căn cứ xác định số tiền SDĐ của chủ thể SDĐ.

- Bước 3: Công chức được giao nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh căn cứ vào hồ sơ địa chính và những quy định pháp luật hiện hành để xác định và thông báo tiền SDĐ cho các chủ thể SDĐ. Trong giai đoạn 2018- 2020, việc xác định tiền SDĐ được Cục Thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này, bao gồm: Thông tư số 76/2014/TT-BTC, Thông tư số 332/2016/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2014/TT-BTC) và Thông tư số 10/2018/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2014/TT-BTC).

- Bước 4: Sau khi xác định được tiền SDĐ cần phải nộp của chủ thể SDĐ, công chức thuế trình lãnh đạo phê duyệt và thực hiện gửi thông báo đến chủ thể SDĐ. Trong thông báo bao gồm khoảng 20 thông tin cần thiết theo mẫu được Tổng cục Thuế Việt Nam ban hành: (1) Tên người nộp tiền SDĐ; (2) Đại lý thuế hoặc người được ủy quyền (nếu có); (3) Số thửa đất; (4) Tên đường/ khu vực; (5) Vị trí; (6) Mục đích SDĐ; (7) Nguồn gốc đất; (8) Thời hạn giao đất; (9) Diện tích đất; (10) Hình thức SDĐ; (11) Giá đất tính tiền SDĐ; (12) Giá của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng; (13) Mức nộp tiền SDĐ; (14) Tổng số tiền SDĐ phải nộp; (15) Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có); (16) Miễn, giảm tiền SDĐ; (17) Số tiền thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền SDĐ đã trả được trừ vào tiền SDĐ phải nộp; (18) Số tiền còn phải nộp NSNN; (19) Số tiền SDĐ còn phải nộp trong

trường hợp tự nguyện ứng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng và được khấu trừ vào tiền SDĐ phải nộp; (20) Địa điểm nộp; (21) Thời hạn nộp tiền: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký có thông báo của cơ quan thuế, người nộp thuế phải nộp 50% tiền SDĐ phải nộp. Trong vòng 60 ngày tiếp theo, người nộp thuế phải nộp 50% tiền SDĐ phải nộp còn lại. Quá ngày phải nộp theo quy định mà người nộp tiền SDĐ chưa nộp thì mỗi ngày chậm nộp phải trả tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Bảng 2.9: Kết quả xác định và thông báo tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2018- 2020

Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020

1. Số lượng hồ sơ địa chính Sở TNMT gửi đến Cục Thuế để xác định tiền SDĐ

Trong đó:

Cái

21.231 22.807 22.296

- Hồ sơ Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ 7.350 8.255 7.936

- Hồ sơ Nhà nước cho phép chuyển mục đích

SDĐ 3.625 4.125 4.525

- Hồ sơ Nhà nước công nhận quyền SDĐ 10.256 10.427 9.835

2. Số hồ sơ đã xác định tiền SDĐ

Trong đó: 23.575 24.125 20.146

- Số hồ sơ được xác định tiền SDĐ đúng thời

hạn quy định 21.689 21.978 17.527

- Tỷ lệ hồ sơ được xác định tiền SDĐ đúng thời

hạn quy định % 92% 91,1% 87%

- Số hồ sơ được xác định tiền SDĐ chậm thời

hạn quy định Cái 1.886 2.147 2.619

- Tỷ lệ hồ sơ được xác định tiền SDĐ chậm

thời hạn quy định % 8% 8,9% 13%

3. Số hồ sơ xác định tiền SDĐ có sai sót, không

nhận được sự đồng thuận của chủ thể SDĐ Cái 200 221 235

- Tỷ lệ % 2,2 2,41 2,58

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bình Định

Bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ hồ sơ địa chính được Cục Thuế xác định tiền SDĐ chậm thời hạn quy định vẫn còn nhiều; bên cạnh đó là trường hợp hồ sơ xác định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiền SDĐ không nhận được sự đồng thuận của chủ thể SDĐ còn xảy ra. Những hạn chế này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan: Một là về phía nguyên nhân chủ quan, hiện nay số lượng công chức của Cục Thuế phụ trách việc xác định tiền SDĐ còn ít (chỉ có 05 người), đồng thời họ cũng phải làm việc kiêm nhiệm, nên với khối lượng công việc ngày một nhiều đã dẫn đến sự chậm chễ, đôi khi là làm việc còn có phần đại khái, nên khiến cho xảy ra sai sót.

2.3.2.3. Thực hiện thu tiền sử dụng đất, miễn, giảm tiền sử dụng đất, ghi nợ tiền sử dụng đất, xử lý chậm nộp tiền sử dụng đất

a) Thực hiện thu tiền sử dụng đất

Trong giai đoạn 2018- 2020, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong những năm trước, bằng các giải pháp và nỗ lực thiết thực cùng với sự lãnh, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Tổng cục Thuế, UBND tỉnh Bình Định, sự hỗ trợ tích cực của cán bộ, công chức Cục Thuế và sự phối hợp chặt chẽ của Sở TNMT, công tác thu tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh Bình Định đã đạt được kết quả rất khả quan, số thu năm sau luôn cao hơn số thu năm trước, cùng với đó là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu năm sau cao hơn năm trước. Điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10: Kết quả thu tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh Bình Định 2018- 2020

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Giá trị % so với KH Giá trị % so với KH Giá trị % so với KH

Tổng số tiền SDĐ thu được 3.212 92,68 6.891 97,08 7.676 96,12

1. Trường hợp Nhà nước giao

đất có thu tiền SDĐ 2.456 94,81 5.551 93,62 5.969 97,38

2. Trường hợp Nhà nước cho

phép chuyển mục đích SDĐ 256 90,91 440 93,17 706 89,29

3. Trường hợp Nhà nước công

nhận quyền SDĐ 500 92,56 900 96,32 1.000 95,28

Để nộp tiền SDĐ, các chủ thể SDĐ có thể nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc nộp qua phương thức giao dịch điện tử qua hệ thống KBNN. Thời gian qua, tỷ lệ chủ thể SDĐ và tỷ lệ khoản tiền SDĐ nộp theo phương thức giao dịch điện tử qua hệ thống KBNN là tương đối cao và có xu hướng gia tăng. Việc phát triển phương thức thu, nộp tiền SDĐ này tạo ra nhiều thuận lợi cho cả người nộp tiền và cho công tác quản lý, kiểm soát thu tiền SDĐ của cơ quan thuế.

Để thực hiện tốt các mục tiêu thu tiền SDĐ, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách cho các chủ thể SDĐ, thời gian qua UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định đã quan tâm thực hiện tốt các công tác: giao đất, chuyển mục đích SDĐ và công nhận quyền SDĐ. Cụ thể:

- Trong công tác giao đất:

Thực hiện quy định của Luật Đất đai 2013, UBND tỉnh, UBND cấp tỉnh thực hiện giao đất dưới 02 hình thức là: giao đất không thu tiền SDĐ và giao đất có thu tiền SDĐ (tuy nhiên các trường hợp giao đất không thu tiền SDĐ không được xem xét trong luận văn này). Với nguyên tắc chung: những trường hợp SDĐ ở (của hộ gia đình, cá nhân) và đất nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh thì Nhà nước giao có thu tiền SDĐ. Mặt khác, thực hiện nguyên tắc “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất” pháp luật đất đai đã quy định “hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức” cũng thuộc vào các đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền SDĐ. Trong thời gian qua, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Đất đai 2013 về vấn đề này.

Trong giai đoạn này, ngoài những diện tích đất chưa xác định mục đích sử dụng thì toàn bộ diện tích thuộc quỹ đất của tỉnh đã được giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng. Nhìn chung, công tác giao đất trên địa bàn tỉnh đã được UBND các cấp thực hiện đúng luật.

Bảng 2.11: Giao đất trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2018- 2020

Phân loại ĐVT 2018 2019 2020

1. Tổng diện tích đất được giao Trong đó:

ha

3.760 3.670 6.642

- Đất nông nghiệp 3.307 3.258 5.598

- Đất phi nông nghiệp 453 412 1.044

2. Số hộ gia đình, cá nhân được giao

đất Trường hợp 36.985 35.250 35.110

3. Số tổ chức kinh tế được giao đất Trường hợp 615 512 496

Nguồn: Sở TNMT tỉnh Bình Định

Tuy nhiên bên cạnh đó, tình trạng SDĐ không hiệu quả, sử dụng chưa hết diện tích được giao ở nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế đã dẫn đến một phần diện tích đất giao bị lấn chiếm diện tích. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc SDĐ của các đối tượng được giao đất không được kiểm tra thường xuyên; việc lập hồ sơ và lưu giữ các giấy tờ để theo dõi, quản lý không được quan tâm đúng mức. Mặt khác các mốc ranh giới khu đất đã được giao không được quản lý chặt chẽ, chưa xây dựng tường rào hoặc căm mốc giới để phân định với đất của người dân. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân cho nên trong suốt quá trình sử dụng, các đối tượng được giao đất đã để xảy ra tình trạng lấn, chiếm. Những hạn chế đó ảnh hưởng khá tiêu cực đến việc xác định và thu tiền SDĐ của Cục Thuế trong thời gian qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong công tác chuyển mục đích SDĐ:

Hàng năm trong kế hoạch SDĐ được xây dựng đều xác định kế hoạch về chuyển mục đích SDĐ. Trong đó, các trường hợp chuyển mục đích SDĐ phải nộp tiền SDĐ bao gồm:

+Nhóm 1: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có nguồn gốc được giao không thu tiền SDĐ, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa.

+Nhóm 2: Đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền SDĐ, chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có thu tiền SDĐ.

+Nhóm 3: Đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền SDĐ chuyển sang sử dụng làm đất ở có thu tiền SDĐ.

+Nhóm 4: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê đất nay chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa đồng thời với việc chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền SDĐ.

Bảng 2.12: Chuyển mục đích SDĐ trên địa bàn tỉnh Bình Định 2017- 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 1. Diện tích chuyển mục đích SDĐ nhóm 1 ha 3.387 3.712 3.910 - Số thu tiền SDĐ nhóm 1 Tỷ đồng 155,2 230.1 301.3 2. Diện tích chuyển mục đích SDĐ nhóm 2 ha 1.350 1.499 3.197 - Số thu tiền SDĐ nhóm 2 Tỷ đồng 61,78 125.1 321,4 3. Diện tích chuyển mục đích SDĐ nhóm 3 ha 780 955 897 - Số thu tiền SDĐ nhóm 3 Tỷ đồng 38,8 85.3 79,36 4. Diện tích chuyển mục đích SDĐ nhóm 4 ha 4 5 62 - Số thu tiền SDĐ nhóm 4 Tỷ đồng 0,1 0,15 4,55 Nguồn: Sở TNMT, Cục Thuế tỉnh Bình Định

Thời gian qua, việc chuyển mục đích SDĐcó thu tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh đều được thực hiện công khai, dân chủ, chặt chẽ theo đúng quy trình, chính quyền địa phương đã tập trung làm tốt công tác giải quyết đơn thư nên số các vụ khiếu

Một phần của tài liệu Quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 47 - 64)