8. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Kết quả giảmnghèo bềnvững trên địa bàn huyện Vân Canh
thời gian qua
2.3.2.1. Công tác triển khai, quán triệt ở các cấp, các ngành
- Trong từng năm của giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở văn bản của Trung ƣơng, của tỉnh,Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện các chính sách, dự án, tiểu dự án của Chƣơng trình phù hợp với tình hình thực tế địa phƣơng; các ngành chức năng theo nhiệm vụ đƣợc phân công cũng đã ban hành các văn bản triển khai các dự án, tiểu dự án của Chƣơng trình và hƣớng dẫn các địa phƣơng xây dựng kế hoạch thực hiện chƣơng trình…nên quá trình thực hiện công tác giảm nghèo đƣợc thuận lợi và đạt nhiều các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra.
Hệ thống văn bản chính sách thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đƣợc Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành một cách đồng bộ, đầy đủ nhằm tạo điều kiện cho chính quyền địa phƣơng triển khai thực hiện Chƣơng trình hiệu quả.
- Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Ban chỉ
đạo), gồm 24 đồng chí, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trƣởng ban Ban chỉ đạo; Trƣởng phòng Phòng Lao động-Thƣơng binh và Xã hội làm Phó Trƣởng ban Thƣờng trực Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các phòng, ban, ngành của huyện. Ban chỉ đạo đã mời Uỷ ban mặt trận và các hội, đoàn thể cấp huyện tham gia Ban chỉ đạo. Giúp việc cho Ban chỉ đạo là Tổ công tác gồm đại diện cán bộ chuyên môn của các phòng, ban.
Ban chỉ đạo cũng ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo nhằm phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên đối với từng lĩnh vực thuộc sự quản lý của ngành, đơn vị mình.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện cũng đã bố trí 01 cán bộ chuyên viên của Phòng Lao động-TB&XH kiêm nhiệm theo dõi công tác giảm nghèo của địa phƣơng.
- Đối với cấp xã, thị trấn: Phân công Phó Chủ tịch hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trƣởng ban Ban giảm nghèo cấp xã, thành viên Ban giảm nghèo cấp xã bao gồm một số ngành, ban, Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể, đồng thời bố trí cán bộ làm công tác lao động - thƣơng binh và xã hội ở các xã, thị trấn kiêm nhiệm công tác giảm nghèo ở cơ sở.
Bố trí các Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hoặc các tổ chức chính trị - xã hội tại các xã, thị trấn kiêm nhiệm làm Cộng tác viên giảm nghèo ở cấp xã.
2.3.2.2. Công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến cơ chế, chính sách về giảm nghèo
Tổ chức quán triệt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhận thức sâu sắc quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về các chính sách giảm nghèo, đặc biệt là Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác trong việc thực hiện các chính sách của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
đoàn thể với nhiều hình thức tổ chức khác nhau nhƣ: qua các phƣơng tiện truyền thông, phát thanh, qua các hình thức tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân; thông qua nhân rộng các mô hình giảm nghèo... Ngoài ra, qua các đợt tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các xã, thị trấn để lồng ghép các buổi tuyên truyền về các chính sách, dự án hỗ trợ đầu tƣ kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất để cán bộ ở cơ sở, nhân dân hiểu rõ và thực hành đƣợc các chính sách hỗ trợ, góp phần đƣa chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đi vào cuộc sống.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách đã đƣợc triển khai sâu rộng; huy động và phối hợp đƣợc các lực lƣợng tham gia, bám sát tinh thần nội dung. Các hoạt động chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thiết thực, hiệu quả, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện thành công công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững.
2.3.2.3. Nguồn lực triển khai thực hiện
a) Từ nguồn ngân sách Trung ương bố trí:
Nguồn vốn Trung ƣơng bố trí thực hiện Chƣơng trình giai đoạn 2016- 2020 là 215.400 triệu đồng, trong đó: Đầu tƣ phát triển là 159.826 triệu đồng, hỗ trợ sự nghiệp là 55.574triệu đồng.Nguồn vốn đƣợc Trung ƣơng phân bổ cho huyện hàng năm đảm bảo kịp thời, tiến độ giải ngân thực hiện các chƣơng trình mục tiêu của huyện đảm bảo theo tiến độ thời gian. Tuy nhiên, nguồn vốn Trung ƣơng phân bổ về địa phƣơng còn rất thấp so với kế hoạch, do đó việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn.
b) Kinh phí lồng ghép bố trí thực hiện trên địa bàn:
Trong 05 năm, các nguồn vốn lồng ghép hỗ trợ thực hiện các chính sách trên địa bàn huyện với tổng kinh phí 227.504,462 triệu đồng, trong đó:
1) Chƣơng trình 135 hỗ trợ xây dựng về đầu tƣ kết cấu hạ tầng xã, thôn đặc biệt khó khăn: 49.985,48 triệu đồng, trong đó vốn đầu tƣ phát triển: 39.637,29 tr.đồng, vốn sự nghiệp: 10.348,19 tr.đồng;
2) Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/QĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ với tổng kinh phí 4.246,64 triệu đồng.
3) Chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị: 22.450,171 triệu đồng, trong đó:
- Hỗ trợ tiền điện: 343,18 triệu đồng.
- Hỗ trợ học bổng cho học sinh DTTS: 22.106,991 triệu đồng. 4) Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: 11.190,616 triệu đồng; 5) Chính sách hổ trợ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ: 2.098,472 triệu đồng.
6) Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Y tế: 1.105,696 triệu đồng; 7) Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Văn hóa: 24.655,694 triệu đồng; 8) Chƣơng trình MTQG giáo dục và đào tạo:52.977,524 triệu đồng; 9) Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới: 58.794,169 triệu đồng;
c) Nguồn ngân sách địa phương:
Ngân sách tỉnh đã bố trí thực hiện lồng ghép trên địa bàn huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP với tổngkinh phí đƣợc bố trí là 86.450 triệu đồng, trong đó bố trí thực hiện Chƣơng trình 30a là 84.709 triệu đồng, cho Chƣơng trình 135 là 1.501 triệu đồng và nguồn huy động khác (Dân đóng góp) là 240 triệu đồng.
d) Nguồn hỗ trợ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước: Trong năm năm qua huyện đƣợc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nƣớc hỗ trợ với kinh phí là 8.206 triệu đồng, trong đó: Tổng công ty Thép Việt Nam là 6.331 triệu đồng; Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 1.875 triệu đồng thực hiện đầu tƣ vào các lĩnh vực: Nhà ở cho hộ nghèo 252 nhà, kinh phí 3.780 triệu đồng, hỗ trợ 15 triệu đồng/nhà; Giáo dục 3.546triệu đồng gồm Trƣờng Mầm non huyện và Trƣờng Tiểu học thị trấn, nhà văn hóa cộng đồng 880 triệu đồng. Nhìn chung, kinh phí của các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà
nƣớc đã phân bổ kịp thời, sử dụng có hiệu qủa, góp phần cùng địa phƣơng chăm lo đời sống của hộ nghèo, đồng bào DTTS, hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra theo Nghị quyết 30a/CP của Chính phủ.
đ) Hỗ trợ của doanh nghiệp, cộng đồng và các đoàn thể:
Qua 5 năm (2016 - 2020) cùng với các nguồn lực khácvà nguồn huy động từ cộng đồng thông qua tổ chức Mặt trận các cấp đã đƣợc triển khai và thực hiện kịp thời, với kết quả huy động đƣợc là 2.968,8 triệu đồng, trong đó: Từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp: 1.278,8 triệu đồng, từ đơn vị Thành phố Quy Nhơn 1.690 triệu đồng, triển khai thực hiện chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng lớp học, xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên, trang bị các thiết bị đài truyền thanh xã Canh Liên, Canh Thuận, Canh Hiệp và hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ đầu tƣ các hạng mục thủy lợi, giao thông, điện...
Nguồn huy động từ Mặt trận Tổ quốc các cấp đã kịp thời hỗ trợ khó khăn đột xuất, hỗ trợ thiên tai, bão lũ cho nhân dân, qua đó góp phần khắc phục khó khăn, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn góp phần thực hiện thành công Chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30ª/NQ của Chính phủ.