8. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Thực trạng nghèo của huyện Vân Canh
Tổng số hộ trên địa bàn huyệncuối năm 2020 là 8.785 hộ.Tổng số hộ nghèo là 2.486 hộ với 8.321 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 28,3% trong tổng số hộ dân. Hộ dân tộc thiểu số nghèo là 1.837 hộ với 6.523 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 52,55% trong tổng số hộ dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 73,9% so với tổng số hộ nghèo.
đƣợc 348 nhà, số hộ nghèo cần tiếp tục hỗ trợ xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2 là 107 nhà.
Tổng số hộ nghèoThiếu đất sản xuất: 1.114 hộ
Tổng số hộ nghèothiếu lao động: 778 hộ;
Tổng số hộ nghèomắc tệ nạn xã hội: 117 hộ.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo cao là do điểm xuất phát của hộ nghèo mà đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện quá thấp. Hơn 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, trình độ nhận thức, khả năng tiếp nhận chính sách, dự án của một bộ phận hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; tâm lý, tập quán sinh sống không muốn xa nơi cƣ trú nên ảnh hƣởng đến công tác xuất khẩu lao động; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Mặt khác, nơi ở xa các trung tâm thƣơng mại, giao thông cách trở, hàng hoá khó lƣu thông đến các bản, làng nên chi phí đầu tƣ cho sản xuất cao, ngƣợc lại phải gánh thêm chi phí vận chuyển xa, nên hàng nông sản bán giá thấp không có lãi hoặc không tiêu thụ đƣợc. Bên cạnh đó là do ảnh hƣởng của thiên tai, bão lụt làm cho đất canh tác bị sạt lở, ngƣời dân mất đất sản xuất, dịch bệnh gây hại cây trồng, vật nuôi và dặc biệt dịch Covid-19 đã ảnh hƣởng rât lớn đến đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Quy hoạch gắn với đầu tƣ xây dựng, đầu tƣ cho phát triển sản xuất còn hạn chế. Thủy lợi vùng cao chƣa đƣợc đầu tƣ, chủ yếu dựa vào nƣớc trời. Mặt khác việc đƣa chủ trƣơng xã hội hóa trong xoá đói giảm nghèo thời gian qua đã đƣợc các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Hội đoàn thể triển khai thực hiện. Tuy nhiên phong trào xã hội hóa chƣa thể hiện sâu rộng ở các tầng lớp nhân dân. Việc huy động các nguồn lực cho chƣơng trình nhất là nguồn lực tại chỗ nhƣ: ngày công, vật liệu có sẵn.... còn hạn chế, các cấp hội đoàn thể nhất là cấp cơ sở chƣa tập trung đúng mức cho Chƣơng trình.
Nguyên nhân chủ quan là phần lớn hộ nghèo còn có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tƣ hỗ trợ của Nhà nƣớc. Thiếu ý chí vƣợt khó vƣơn lên, nên chƣa chủ động tự tổ chức sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập. Chƣa mạnh dạn vay vốn đầu tƣ phát triển sản xuất, một số hộ không dám vay vốn do lo sợ bị rủi ro không có tiền trả nợ. Trình độ năng lực của một phận cán bộ cơ sở xã, thôn ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn nhiều hạn chế trong nắm bắt và hƣớng dẫn thực hiện dự án cho cộng đồng dân cƣ, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nên chƣa đủ sức giúp dân nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập để giảm nghèo bền vững.