Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 85 - 88)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

Các chính sách chƣa ổn định, còn chồng chéo, thiếu rõ ràng, tính hiệu lực chƣa cao làm cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu, vận dụng và chấp hành.

Hệ thống pháp luật doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém chƣa phù hợp với cơ chế thị trƣờng trong đó cơ bản là chƣa đảm bảo tính minh bạch, tính nhất quán, tính đồng bộ, tính ổn định, tính khả thi và tính tiên liệu. Điều này thể hiện ở:

+ Các văn bản pháp luật có tính nhất quán không cao; thiếu đồng bộ giữa pháp luật và tồ chức thực hiện pháp luật. Văn bản pháp luật không chỉ do cơ quan lập pháp thực hiện và thƣờng chỉ mang tính nguyên tắc, do đó, không đủ đáp ứng nhu cầu thực tiễn, dẫn tới sự tham gia của cơ quan hành pháp các cấp vào quá trình này bằng việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn. Nói cách khác, quy định pháp luật chƣa có đủ điều kiện để thực hiện một cách có hiệu quả.

+ Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp chƣa đáp ứng yêu cầu công khai và minh bạch của kinh tế thị trƣờng.

+ Pháp luật về doanh nghiệp còn hay thay đổi, tính tiên liệu và độ tin cậy không cao.

Bình Định chịu các tác động mạnh mẽ mặt trái của kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế nhƣ: tốc độ đô thị hóa và dân số tăng nhanh; thị trƣờng bất động sản tăng trƣởng nóng và thiếu ổn định; sản xuất và kinh doanh khối doanh nghiệp những năm qua bị suy giảm do gặp khó khăn thị trƣờng đầu ra; các tệ nạn xã hội và môi trƣờng ô nhiễm... đã đang ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

- Nguyên nhân chủ quan:

Còn có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt đối với khu vực kinh tế tƣ nhân. Về mặt quan điểm cũng nhƣ chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nƣớc có thái độ rất rõ ràng rằng, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhỏ và vừatrong nƣớc và DNN&V có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, giữa DNNVV nhà nƣớc và các DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế khác.

Về tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ quản lý nhà nƣớc còn nhiều hạn chế, chƣa theo kịp tiến trình đổi mới doanh nghiệp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua nội dung chƣơng 2, tác giả đã phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động của DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định. Cụ thể các nội dung: Thứ nhất, đã phân tích chi tiết thực trạng công tác QLNN có ảnh hƣởng đến hoat động của doanh nghiệp qua việc hoạch định, tổ chức điều hành, thanh tra, kiểm tra.... Thứ hai, thực trạng hoạt động của DNNVV trên địa bàn tỉnh. Thứ ba, một số ƣu điểm nổi bật là tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, tập trung các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DNNVV. Cơ chế một cửa. Thứ tƣ, một vài hạn chế nhƣ: tỷ lệ các DNNVV tiếp cận đƣợc các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nƣớc rất thấp. Nhiều cơ chế, chính sách đã ban hành, nhƣng chậm trễ. Một số chính sách, chƣơng trình trợ giúp DNNVV có nội dung chồng chéo, trùng lặp dẫn đến hiệu quả chƣa cao, lãng phí nguồn lực.

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN 2035

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)