Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh

Bình Định đến năm 2025 tầm nhìn 2035

Tỉnh Bình Định hiện có khoảng 7000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, để triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đã tham mƣu trình HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều đề án, chính sách, kế hoạch… Trong nhƣng năm tiếp theo Bình Định xác định tiếp tục duy trì tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng bền vững. Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh và tập trung huy động nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. Đảm bảo tăng trƣởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Theo số liệu

thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, những năm gần đây, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có những bƣớc phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, số doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng qua các năm; trong đó, chủ yếu là DNNVV, chiếm trên 95%.

Hiện nay, Tỉnh Bình Định đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ cộng đồng DNNVV phát triển. Cụ thể, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan đơn giản hóa thủ tục hành chính bằng cách đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực nhƣ đăng ký DN, giấy phép kinh doanh, thuế, hải quan, đất đai, xây dựng.... Song song, đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng Bình Định trở thành một trong những tỉnh phát triển của khu vực miền Trung; trở thành trung tâm trung chuyển và dịch vụ cảng biển, logistics, vận tải, dịch vụ xuất - nhập khẩu và công nghiệp chế tạo, chế biến của vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên; trung tâm lớn của cả nƣớc về phát triển kinh tế biển; đầu mối giao thƣơng kinh tế, đối ngoại quan trọng giữa Việt Nam với các nƣớc vùng sông Mê Kông; trọng điểm du lịch miền Trung với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng thông qua triển khai hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; đẩy mạnh giới thiệu nguồn vốn cho vay, khai thác thị trƣờng, chủ động tiếp cận với chủ đầu tƣ để tìm hiểu nhu cầu, hƣớng dẫn chủ đầu tƣ hoàn thiện hồ sơ vay vốn, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, phát triển các thành phần kinh tế, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hằng năm tỉnh đều quan tâm bố trí kinh phí để triển khai các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV.

Trên cơ sở nhận định những yếu tố thuận lợi, khó khăn, thách thức của bối cảnh trong nƣớc và quốc tế, Bình Định xác định cần đổi mới QLNN đối với DNNVV trên địa bàn thời gian tới nhƣ sau:

ban hành tỉnh Bình Định cần phải tiếp tục vận dụng linh động, sáng tạo trong quá trình truyền tải tới doanh nghiệp; ngoài ra dựa trên thực tế tại địa phƣơng cần phải xây dựng hệ thống pháp lý phù hợp, ổn định, ban hành các văn bản pháp luật, chính sách mang tính định hƣớng phát triển cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh để xác định rõ ngành nghề, lĩnh vực ƣu tiên, các chính sách ƣu đãi về vốn, tín dụng mà doanh nghiệp mình đƣợc áp dụng.

Hai là, tiếp tục cải cách hành chính, phát huy vai trò của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Định, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia đầu tƣ phát triển. Thủ tục hành chính đƣợc giải quyết nhanh, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển.

Ba là, với lợi thế là tỉnh có đƣờng bờ biển dài vì thế các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục nghiên cứu, đƣa vào áp dụng các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực phát triển du lịch biển. Ngoài ra, các lĩnh vực nhƣ xây dựng, quản lý đô thị, thu hút nguồn lực… cũng phải đƣợc chú trọng. Một số chính sách nhƣ thuế, đầu tƣ, đất đai, hỗ trợ DNNVV phát triển cũng cần phải đƣợc quan tâm.

Bốn là, cần phải hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, một số tuyến đƣờng giao thông cần phải nâng cấp nhƣ để kết nối giao thƣơng với các tỉnh duyên hải miền Trung - Tây Nguyên và các nƣớc vùng sông Mê Kông. Đối với hệ thống mạng, hệ thống nƣớc, các công trình bảo vệ môi trƣờng, hạ tầng thông tin, trƣờng học, công sở, khu vui chơi giải trí… cũng cần tiếp tục đƣợc quan tâm hoàn thiện nhằm mục đích thu hút đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế, giúp DNNVV có điều kiện phát triển và mở rộng.

Năm là, UBND tỉnh Bình Định phải chỉ đạo các cơ quan chuyên môn quan tâm tới vấn đề khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo cho các doanh nghiệp

trên địa bàn tỉnh. Có những hỗ trợ thiết thực, cụ thể đối với các doanh nghiệp mới đƣợc thành lập ví dụ nhƣ hỗ trợ truyền thông, kinh phí, tiền thuê đất… Tỉnh thƣờng xuyên tổ chức những lớp đào tạo cho các cá nhân có nguyện vọng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)