Nhóm giải pháp điều tra, rà soát thống kê, xác định hộ nghèo

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại tỉnh kon tum (Trang 111 - 112)

- Việc điều tra rà soát, thống kê, xác định hộ nghèo, ngƣời nghèo là một việc quan trọng với mục đích đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và chu n bị tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Đây chính là cơ sở xác định đối tƣợng để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Khi thống kê hộ nghèo, cận nghèo phải xác định rõ một số vấn đề mấu chốt: các hộ nghèo này thuộc thành phần dân tộc nào (kinh, dân tộc thiểu số tại

108

chỗ, dân tộc thiểu số khác)? mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nước sạch sinh hoạt, thôn tin)? các hộ này thuộc nhóm nghèo thu nhập hay nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản? vì sao các hộ này lại nghèo? nguyên nhân của nghèo ở khu vực này là gì? Nguyên nhân nghèo chủ yếu tại tỉnh Kon Tum hiện nay là: thiếu vốn sản xuất; thiếu đất canh tác; thiếu phƣơng tiện sản xuất; thiếu lao động; có lao động nhƣng không biết làm ăn; không biết cách làm ăn, không có tay nghề; đông ngƣời ăn theo; lƣời lao động; ốm đau hoặc m c tệ nạn xã hội; gặp rủi ro hay các nguyên nhân khác.

- Quá trình rà soát, thống kê, xác định hộ nghèo phải thật chặt chẽ, bình xét phải chính xác, khách quan, dân chủ tránh còn hiện tƣợng nể nang (dòng họ, hàng xóm láng giềng, chơi thân với nhau) trong bình xét, khi tiến hành biểu quyết hộ nghèo (thỏa thuận ngầm theo kiểu anh giơ tay cho tôi, tôi giơ tay cho anh). Việc rà soát các đối tƣợng hộ nghèo, cận nghèo cần công khai, minh bạch, đúng đối tƣợng cũng chính là động lực để mỗi ngƣời dân vƣơn lên thoát nghèo bền vững, không trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại tỉnh kon tum (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)