Biện pháp: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vai trò, tầm

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 92 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Biện pháp: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vai trò, tầm

3.2.1.1. Mục ch của bi n pháp

CBQL nhận thấy đƣợc vị trí, vai trò, sự cần thiết phải điều chỉnh về ứng dụng CNTT vào quản lý dạy học. Trên cơ sở đã nhận thức đúng, CBQL tuyên truyền, vận động, chỉ đạo, hƣớng dẫn giáo viên tích cực ứng dụng CNTT một cách hiệu quả.

Thay đổi nhận thức đội ngũ giáo viên tầm quan trọng về vị trí, vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá chất lƣợng giáo dục; đồng thời tạo tâm thế sẵn sàng để họ có thể tích cực, chủ động hơn trong ứng dụng CNTT vào dạy học. Tạo thành khối thống nhất, quyết tâm chung của tập thể giáo viên, để từ đó tích cực tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng.

3.2.1.2. N i dung v cách thực hi n bi n pháp

- Tổ chức, triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng, Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT về tăng cƣờng ứng dụng CNTT ở trƣờng mầm non đến tất cả CBQL, GV, NV. Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT; Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 định hƣớng đến năm 2025; Thông tƣ số 26/2019/TT-BGDĐT ngày 30/12/2019 Quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thƣờng xuyên và các văn bản hƣớng dẫn chỉ đạo khác của Bộ;… để CBQL, GV hiểu đƣợc ứng dụng CNTT trong dạy học là chủ trƣơng của Đảng, của Nhà nƣớc và của ngành GD&ĐT, xem việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD&ĐT.

Chỉ ra cho giáo viên thấy đƣợc việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT là khâu đột phá trong đổi mới phƣơng pháp dạy học ở các trƣờng mầm non hiện nay. Hiệu trƣởng cần làm thật tốt công tác tuyên truyền, quán triệt qua các hội nghị nhƣ hội nghị sơ kết, tổng kết, tổ chức các cuộc thi dạy học có ứng dụng CNTT (Cuộc thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT, thiết kế bài giảng điện tử E-Learning, thiết kế bài giảng trên phần mềm PowerPoint, thiết kế bài giảng dạy học trên bảng tƣơng tác thông minh,...), tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi tham quan các trƣờng có phòng trào ứng dụng CNTT trong dạy học tốt để học hỏi, tiến hành dự giờ, góp ý các tiết dạy ứng dụng CNTT trong trƣờng thƣờng xuyên để thấy đƣợc tác dụng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Thƣờng xuyên đẩy mạnh, tuyên truyền, vận động, khuyến khích GV ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đƣa công tác ứng dụng CNTT là chuyên đề xuyên

suốt năm học. Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấy đƣợc hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Qua phong trào này, giáo viên sẽ thấy đƣợc vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Từ đó, giáo viên thấy đƣợc trách nhiệm của mình đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục chung của nhà trƣờng và có nhận thức đúng đắn hơn về ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

Tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề bồi dƣỡng kiến thức về CNTT cho GV để phục vụ truy cập, tải các phần mềm hỗ trợ trong công tác giảng dạy. Nâng cao nhận thức cho GV thấy rõ vai trò quan trọng trong việc sử dụng mạng Internet, phần mềm hỗ trợ trong giảng dạy và các phƣơng tiện nghe nhìn sẵn có phục vụ cho công tác giảng dạy và quản lý, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng. CBQL thƣờng xuyên giao cho các tổ chuyên môn, các cá nhân sƣu tầm, tuyển chọn các hoạt động giáo dục có ứng dụng CNTT chất lƣợng tốt để giáo viên tham khảo, học tập. Hình thành cho CBQL, GV, NV thói quen vào mạng, cập nhật thông tin, sƣu tầm dữ liệu, phần mềm giáo dục, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phƣơng pháp giáo dục trẻ.

Phổ biến, hƣớng dẫn giáo viên khai thác bài giảng e-Learning của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ http://elearning.moet.edu.vn nhằm đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học (là kho bài giảng e-Learning có tính tƣơng tác cao giúp trẻ có thể tự học, tự ôn tập nâng cao kiến thức, giúp giáo viên tham khảo đổi mới nội dung phƣơng pháp dạy học).

Việc đƣa CNTT vào giảng dạy trong giáo dục mầm non có những ƣu việc lớn so với các phƣơng pháp giảng dạy truyền thống. GV phải cân nhắc, lựa chọn hợp lý vì không phải hoạt động nào cũng áp dụng CNTT. Trên cơ sở GV nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, GV sẽ chủ động cập nhập những kiến thức, kỹ năng về CNTT phù hợp với bậc mầm non.

Ban Giám hiệu cũng cần phải thƣờng xuyên theo dõi tƣ tƣởng, thái độ của giáo viên về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp, cũng nhƣ động viên khích lệ đối với những đóng góp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục và việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đồng thời có những chấn chỉnh đối với những giáo viên có nhận thức chƣa đúng về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy để họ có những nhận thức đúng đắn hơn.

3.2.1.3 Điều ki n thực hi n

- Công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cần có thời gian, lực lƣợng, lòng kiên trì và kinh phí để tổ chức thực hiện nhƣ: in ấn tài liệu, tổ chức các hội thảo, hội nghị, ...

- Đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho công tác quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục.

- Ngƣời quản lý giáo dục phải nắm vững những quy chế, chủ trƣơng, chính sách để vừa là nhà khoa học có lý luận, vừa là ngƣời quản lý có thực tiễn, biết trình bày vấn đề sâu sắc vừa có nghệ thuật tác động vào nhận thức ngƣời nghe đúng mục đích giao tiếp.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)