7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Biện pháp 2: Thành lập bộ phận hỗ trợ ứng dụng công nghệ
tin trong giáo dục
3.2.1.1. Mục ch của bi n pháp
Thành lập bộ phận hỗ trợ CNTT, phân công nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ CBQL, giáo viên tích hợp và triển khai các hoạt động về ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng, đƣa tiêu chí ứng dụng CNTT vào hệ thống tiêu chí thi đua trong nhà trƣờng. Thành phần là CBQL, tổ trƣởng chuyên môn và các GV có trình độ tốt về năng lực CNTT.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán có năng lực về CNTT để triển khai các nội dung ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng. Từ những giáo viên mạng lƣới này sẽ tự bồi dƣỡng cho những giáo viên khác trong trƣờng về những kiến thức cơ bản của tin học để có khả năng sử dụng tốt máy vi tính trong
công tác “Học thầy không tày học bạn”; Bồi dƣỡng kiến thức về tin học cho cán bộ lãnh đạo, giáo viên và nhân viên có đủ trình độ để sử dụng, khai thác tốt các thiết bị CNTT trong quản lý nhà trƣờng. Tin học hoá trong công tác quản lý nhân sự, sổ điểm, trao đổi thông tin trong trƣờng qua email, …
3.2.2.2. N i dung v cách thực hi n bi n pháp
Để thuận lợi trong việc phát triển và sử dụng có hiệu quả trong phong trào ứng dụng CNTT, từ đầu các năm học Hiệu trƣởng thành lập nhóm hỗ trợ CNTT gồm các giáo viên giỏi về CNTT để hỗ trợ các GV khác yếu hơn về CNTT. Phân công 1 đồng chí làm trƣởng nhóm. Hiệu trƣởng quản lý nhóm thông qua mối dây liên hệ với trƣởng nhóm. Mọi công việc của nhóm đều do đồng chí trƣởng nhóm trực tiếp điều hành và phân chia công việc cho các thành viên của nhóm thực hiện. Định kì tổ chức các hoạt động tự bồi dƣỡng về CNTT trong nhà trƣờng; quản lý tin bài đăng trên website. Phối hợp với nhau thiết kế các buổi học tập nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn có thể lồng ghép giải đáp, hay giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện. Chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong dạy học.
Hiệu trƣởng phải lƣu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy và học và các quy chế chuyên môn của việc ứng dụng CNTT. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản đến các tổ trƣởng bộ môn, giáo viên, nhóm trƣởng CNTT một cách đầy đủ, kịp thời. Ngoài ra, nhóm trƣởng phụ trách CNTT phải có kế hoạch sƣu tầm, ghi đĩa chứa các phần mềm hỗ trợ dạy học, quản lý cho cán bộ giáo viên, … để góp phần nâng cao đáng kể trình độ về CNTT cho các giáo viên toàn trƣờng để giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện tại chỗ khá thuận lợi dễ quan sát.
Hiệu trƣởng chỉ đạo bộ phận hỗ trợ CNTT lên kế hoạch cho cả năm học phù hợp với đặc thù của mỗi tổ, kế hoạch đƣợc cụ thể hóa ra từng tháng, từng tuần và có tính khả thi. Lên kế hoạch tổ chức các chuyên đề các môn đặc biệt
phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức chuyên đề. Kế hoạch học tập chuyên đề, thao giảng đƣợc thể hiện rõ ngay từ đầu học kỳ của năm học. Có kế hoạch tập huấn và bồi dƣỡng việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lý.
Bộ phận hỗ trợ CNTT có trách nhiệm tham mƣu với Ban Giám hiệu, theo dõi, đôn đốc động viên giáo viên thực hiện tốt công tác học tập tự bồi dƣỡng, bồi dƣỡng thƣờng xuyên tin học trong hè và trong cả năm học. Hiệu trƣởng tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ tin học, bố trí xắp sếp thời gian cho cán bộ, giáo viên đƣợc tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do ngành tổ chức, sau đó về truyền đạt kinh nghiệm cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trƣờng cùng nắm bắt đƣợc các kiến thức mới trong công tác của mình.
Chỉ đạo, hƣớng dẫn bộ phận hỗ trợ CNTT sử dụng các thiết bị tin học và truy cập Internet một cách hiệu quả, vì đây là nguồn thông tin khổng lồ để cho đơn vị nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin nhƣ thông qua hộp thƣ điện tử để trao đổi thông tin, giáo án, nộp báo cáo, …
Chỉ đạo nhân viên thiết bị chuẩn bị tốt CSVC và các thiết bị CNTT tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể sử dụng các thiết bị CNTT đạt hiệu quả. Bộ phận hỗ trợ CNTT tham mƣu lên Ban Giám hiệu sắp xếp và đầu tƣ trang thiết bị tin học ngày càng hiện đại. Hàng tuần, các bộ phận trong nhà trƣờng phải báo cáo tình trạng các thiết bị CNTT lên bộ phận hỗ trợ CNTT để bảo trì và giải quyết những sự cố nếu có. Phải đảm bảo các thiết bị thông tin luôn luôn hoạt động tốt.
Chỉ đạo tổ chuyên môn kết hợp với nhóm hỗ trợ CNTT tạo các sân chơi có ứng dụng CNTT trong và ngoài nhà trƣờng để cho đội ngũ cán bộ, giáo viên có nơi vui chơi, học tập, giải trí và rút kinh nghiệm nhƣ những cuộc thi tạo các bài giảng điện tử đa phƣơng tiện, tích hợp nhiều phần mềm giữa các tổ nhóm, thiết kế đồ dùng dạy học có ứng dụng CNTT trong đó các giáo viên
thuộc nhóm hỗ trợ CNTT luôn luôn sát cánh bên họ để họ đầu tƣ hơn về chuyên môn tin học cho bản thân và cho nhà trƣờng.
Nhóm hỗ trợ CNTT theo dõi công việc để nắm bắt đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của các phần mềm ứng dụng, thiết bị nhƣ thƣ viên, thiết bị, kế toán… nhằm tìm ra những giải pháp để khắc phục và hỗ trợ kịp thời các GV gặp khó khăn.
Phân công nhiệm vụ theo dõi và quản lí Website cho bộ phận hỗ trợ CNTT, kiến nghị hay đề suất những thông tin cần đƣa lên của các thành viên trong nhà trƣờng, kiểm tra đánh giá chất lƣợng thông tin trƣớc khi đƣa lên Web đã làm cho thông tin trên Website luôn luôn phong phú và hấp dẫn.
Xây dựng quy chế thi đua và đề nghị khen thƣởng các giáo viên có năng lực về CNTT cũng nhƣ các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ sau mỗi năm học.
3.2.1.3 Điều ki n thực hi n
- Lãnh đạo nhà trƣờng phải nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học. Từ đó có sự nhất trí đồng thuận trong lãnh đạo nhà trƣờng về đƣờng lối, chủ trƣơng của ngành về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học
- Đội ngũ giáo viên tham gia bộ phận hỗ trợ CNTT phải nhiệt tình, ham học hỏi, yêu nghề và đam mê, trách nhiệm với hoạt động. Cơ sở vật chất, hệ thống tài liệu học tập, tài chính liên quan tới công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục phải đầy đủ, hệ thống.
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục cho giáo viên và cán bộ quản lý
3.2.1.1. Mục ch của bi n pháp
Biện pháp này nhằm đào tạo, xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ GV không chỉ vững về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn đảm bảo về trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học, góp phần nâng cao chất lƣợng GV và chất
lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. Giúp họ sử dụng tốt CNTT trong giảng dạy và học tập hiệu quả; tạo điều kiện giúp họ tự học, tự nghiên cứu để tự làm giàu vốn kiến thức và kỹ năng về CNTT.
3.2.1.2. N i dung v cách thực hi n bi n pháp
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, giảng dạy, cán bộ quản lý và giáo viên phải thƣờng xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tiếp thu các nguồn tri thức mới vì CNTT thƣờng xuyên thay đổi, nâng cấp về phần cứng cũng nhƣ phần mềm. Đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức về CNTT cho cán bộ, giáo viên (tạo nguồn nhân lực của CNTT) là khâu quan trọng quyết định thành công của chiến lƣợc phát triển và ứng dụng CNTT của nhà trƣờng nói riêng và của ngành GD&ĐT nói chung. Chính vì vậy, Hiệu trƣởng cần phải chủ động thực hiện các công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng: dựa vào định hƣớng, kế hoạch phát triển nhà trƣờng, nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế đội ngũ cán bộ GV, hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ về ứng dụng CNTT trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Việc đào tạo, bồi dƣỡng phải đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về CNTT để phục vụ tốt cho hoạt động ứng dụng CNTT trong chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng tại trƣờng: Hiệu trƣởng có thể tổ chức bồi dƣỡng về CNTT cho đội ngũ GV bằng nhiều hình thức:
+ Mở các lớp Tin học để cán bộ, GV theo học. Sử dụng lực lƣợng GV trẻ, nồng cốt, có trình độ, có kỹ năng ứng dụng CNTT từ khá trở lên thông qua việc cử GV tham gia các lớp tập huấn ứng dụng CNTT của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, đồng thời làm lực lƣợng nòng cốt để giảng dạy và hƣớng dẫn cho GV các bộ môn khác sử dụng các phần mềm dạy học chuyên môn, sử dụng các thiết bị CNTT phục vụ giảng dạy.
dụng các thiết bị CNTT phục vụ cho công tác nghiệp vụ, công tác giảng dạy. Chỉ đạo GV giỏi CNTT hỗ trợ, biên soạn chƣơng trình giảng dạy cho thiết thực, phù hợp với từng đối tƣợng GV theo học. Đồng thời, cũng phải đảm bảo cho GV áp dụng tốt vào chuyên môn của mình.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề về ứng dụng CNTT để cán bộ, GV tham gia thực hành, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau tạo sự gần gũi, không ngại học hỏi, thấy rõ hơn đƣợc vai trò và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Hiệu trƣởng cần chú ý phân công GV giỏi ứng dụng CNTT hỗ trợ các GV còn hạn chế về CNTT, qua đó GV trong tổ chuyên môn có điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong việc nâng cao trình độ tin học cũng nhƣ kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học có hiệu quả. + Mời chuyên gia về CNTT, GV giỏi ứng dụng CNTT về tập huấn, bồi dƣỡng những vấn đề về CNTT mà đội ngũ GV còn hạn chế. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV cách sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại nhƣ máy chiếu đa năng, máy ảnh, máy quay phim, máy chiếu vật thể, …
+ Tổ chức, hƣớng dẫn GV khai thác thông tin, tài liệu học tập trên mạng Internet, qua đó GV có thể chủ động về mặt thời gian tự học tập nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học ngày một tốt hơn. Qua hình thức này, GV có thể tự bồi dƣỡng, rút kinh nghiệm và thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học khi ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Tạo điều kiện và cử cán bộ, GV tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng: ngoài việc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng tại trƣờng, hiệu trƣởng cần cử cán bộ, GV tham dự đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên, bồi dƣỡng chuyên đề về ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Nếu cán bộ, GV nào có khả năng, cần tạo điều kiện giúp đỡ họ đi học dài hạn để nâng cao trình độ về CNTT đáp ứng kế hoạch phát triển lâu dài của nhà trƣờng.
- Chỉ đạo, định hƣớng việc tự nghiên cứu về CNTT: với sự biến đổi nhanh chóng của CNTT, cán bộ, GV muốn cập nhật kiến thức thì phải biết tự
bồi dƣỡng, tự nghiên cứu. Vì vậy, hiệu trƣởng cần phải chỉ đạo đội ngũ cán bộ giáo viên trong việc tự bồi dƣỡng, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ về CNTT. Đây là con đƣờng rất cần thiết và có hiệu quả cao.
- Hiệu trƣởng đặt ra các yêu cầu cho mỗi GV nhƣ soạn giáo án trên máy tính, mỗi tuần soạn và dạy ít nhất 3 tiết giáo án điện tử có ứng dụng CNTT,… Xây dựng và công khai các tiêu chí thi đua về ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV, tổ chuyên môn. Ƣu tiên xét các danh hiệu thi đua nhƣ: Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiến cho những GV đạt danh hiệu GV ứng dụng CNTT giỏi. Bên cạnh đó, cần tổ chức tốt các đợt phát động thi đua nhằm nâng cao trình độ ứng dụng CNTT. Cần đặc biệt chú ý đến việc đánh giá, xếp loại thi đua, tùy vào thực tế của nhà trƣờng mà có mức thƣởng phù hợp để động viên, khuyến khích các cá nhân, tập thể có thành tích tốt, vừa là động lực để mọi GV phấn đấu.
3.2.2.3. Điều ki n thực hi n
- Cơ sở vật chất, hệ thống tài liệu học tập, tài chính liên quan tới công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục phải đầy đủ, hệ thống.
- Đội ngũ giáo viên tham gia phải nhiệt tình, ham học hỏi, yêu nghề và đam mê, trách nhiệm với hoạt động.
- Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phải khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện và đáp ứng đƣợc các yêu cầu về quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng.
- Để thực hiện đƣợc biện pháp này phải có sự hợp tác của các đơn vị trong nhà trƣờng, sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo về mọi mặt để giáo viên đƣợc đãi ngộ thỏa đáng, đƣợc làm việc trong môi trƣờng khoa học, dân chủ, công bằng tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy giáo viên bồi dƣỡng chuyên môn.
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng và triển khai sử dụng bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục
3.2.4.1. Mục ch của bi n pháp
đánh giá là không thể thiếu trong công tác ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục. Công tác này phải căn cứ vào kế hoạch chung của năm học, kế hoạch kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề của nhà trƣờng. Qua đó tiến hành xếp loại, rút kinh nghiệm, tƣ vấn cho GV nhằm từng bƣớc bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng các hoạt động trong đó hoạt động dạy có ứng dụng CNTT là trọng tâm. Chú trọng kiểm tra kiến thức và kỹ năng CNTT của GV.
Thƣờng xuyên thu thập thông tin phản hồi, kiểm tra, đánh giá giúp Hiệu trƣởng quản lý, tổ chức tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Qua đó, làm cơ sở để có những quyết định đúng đắn và luôn có biện pháp cải tiến công tác quản lý, ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục.
3.2.4.2. N i dung v cách thực hi n bi n pháp
Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT phù hợp theo hƣớng dẫn của Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH về hƣớng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá và công văn số 4003/BGDĐT-CNTT ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Bộ GD&ĐT về hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2020 – 2021;
Ban Giám hiệu chỉ đạo tổ văn phòng tổng hợp các tài liệu có liên quan đến chỉ đạo của ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên và học tập của học sinh, nhân bản phát cho từng thành viên.
CBQL phải xây dựng hoặc xác định những chuẩn mà mỗi giáo viên cần đạt đƣợc khi ứng dụng CNTT trong dạy học. Chuẩn này cần đƣợc xây dựng trên cơ sở thực tế của nhà trƣờng về CSVC trƣờng học nói chung và thiết bị dạy học hiện đại nói chung, trình độ của trẻ mầm non nói riêng. CBQL có thể đánh giá kết quả ứng dụng CNTT của giáo viên nhà trƣờng thông qua các tiêu chí:
- Mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học (ít, thỉnh thoảng, thƣờng xuyên). Để đánh giá đƣợc tiêu chí này, CBQL phải quản lý chặt chẽ các giờ dạy của giáo viên bằng cách giao cho các tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn