7. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng và triển khai sử dụng bộ tiêu chí kiểm
3.2.4.1. Mục ch của bi n pháp
đánh giá là không thể thiếu trong công tác ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục. Công tác này phải căn cứ vào kế hoạch chung của năm học, kế hoạch kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề của nhà trƣờng. Qua đó tiến hành xếp loại, rút kinh nghiệm, tƣ vấn cho GV nhằm từng bƣớc bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng các hoạt động trong đó hoạt động dạy có ứng dụng CNTT là trọng tâm. Chú trọng kiểm tra kiến thức và kỹ năng CNTT của GV.
Thƣờng xuyên thu thập thông tin phản hồi, kiểm tra, đánh giá giúp Hiệu trƣởng quản lý, tổ chức tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Qua đó, làm cơ sở để có những quyết định đúng đắn và luôn có biện pháp cải tiến công tác quản lý, ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục.
3.2.4.2. N i dung v cách thực hi n bi n pháp
Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT phù hợp theo hƣớng dẫn của Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH về hƣớng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá và công văn số 4003/BGDĐT-CNTT ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Bộ GD&ĐT về hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2020 – 2021;
Ban Giám hiệu chỉ đạo tổ văn phòng tổng hợp các tài liệu có liên quan đến chỉ đạo của ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên và học tập của học sinh, nhân bản phát cho từng thành viên.
CBQL phải xây dựng hoặc xác định những chuẩn mà mỗi giáo viên cần đạt đƣợc khi ứng dụng CNTT trong dạy học. Chuẩn này cần đƣợc xây dựng trên cơ sở thực tế của nhà trƣờng về CSVC trƣờng học nói chung và thiết bị dạy học hiện đại nói chung, trình độ của trẻ mầm non nói riêng. CBQL có thể đánh giá kết quả ứng dụng CNTT của giáo viên nhà trƣờng thông qua các tiêu chí:
- Mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học (ít, thỉnh thoảng, thƣờng xuyên). Để đánh giá đƣợc tiêu chí này, CBQL phải quản lý chặt chẽ các giờ dạy của giáo viên bằng cách giao cho các tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn
theo dõi việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại thông qua sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học. Hàng tháng, các tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn phải có tổng hợp, báo cáo cụ thể việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại của từng giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn của mình để CBQL nắm đƣợc.
- Chất lƣợng giờ dạy của mỗi giáo viên. Tiêu chí này rất khó đánh giá vì CBQL không thể đi dự giờ tất cả các giờ dạy của giáo viên đƣợc. Nếu CBQL chỉ căn cứ vào các giờ dạy hội giảng hoặc dự giờ đột xuất của giáo viên để đánh giá về chất lƣợng giờ dạy của giáo viên thì cũng không thể chính xác. Do vậy, CBQL phải xây dựng chuẩn đánh giá cho tiêu chí này từ nhiều kênh thông tin khác nhau: Từ một số giờ dạy của giáo viên, từ các quyển sổ dự giờ của những giáo viên khác, từ tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn, từ phía học sinh… trên cơ sở đó, CBQL căn cứ vào tất cả những thông tin từ các kênh thông tin trên để có thể đƣa ra đƣợc những nhận xét, đánh giá một cách chính xác, khách quan nhất đối với mỗi giáo viên.
- Kết quả học tập của trẻ do giáo viên giảng dạy. Để xây dựng chuẩn đánh giá cho tiêu chí này, CBQL phải xem xét mức độ tiến bộ trong học tập của trẻ. Trƣớc khi phân công cho giáo viên giảng dạy ở khối lớp nào, CBQL phải cho tiến hành điều tra về chất lƣợng thực tế của trẻ ở khối, lớp đó. Sau hàng tháng hoặc sau mỗi kỳ học tiến hành cho khảo sát để xem xét sự tiến bộ của trẻ mầm non do giáo viên ấy giảng dạy. Công việc này cần phải đƣợc thực hiện chính xác và công khai.
Nếu việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên là phù hợp với các tiêu chuẩn thì cần có sự động viên, khích lệ và nếu giáo viên nào đạt đƣợc ở mức độ xuất sắc có thể đề nghị khen thƣởng hoặc tổng kết thành các bài học, thành những tấm gƣơng điển hình để những giáo viên khác học tập và làm theo.
Nếu việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên nào lệch lạc so với chuẩn quy định, trong điều kiện cho phép thì CBQL cần tác
động tới hành vi, thái độ của những giáo viên này để họ nỗ lực hơn nữa hoặc tự điều chỉnh lại hành vi, ý thức của chính mình để đạt đƣợc yêu cầu đề ra. Trong một số trƣờng hợp đặc biệt, nếu CBQL xét thấy những chuẩn đánh giá đã xây dựng ở chƣa phù hợp thì có thể điều chỉnh lại hoặc có sự hỗ trợ đối với những giáo viên này để họ có thể đạt đƣợc kết quả tốt hơn khi ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên, sau khi uốn nắn sửa chữa cần có sự đo đạc, đánh giá lại.
Chú trọng việc tạo điều kiện, động viên, khuyến khích GV phát huy sáng kiến trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học. Tùy vào điều kiện của nhà trƣờng, Hiệu trƣởng ban hành quy chế về việc ứng dụng CNTT trong dạy học để tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân GV tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học.
Tiêu chí về một giờ dạy có ứng dụng CNTT ở bậc học mầm non, ngoài các tiêu chí cần nhƣ một giờ học thông thƣờng còn phải đạt một số tiêu chí sau:
Tiêu chí về nội dung:
-Bảo đảm tính chính xác, khoa học, phù hợp với môn học và lứa tuổi mầm non về nội dung và phƣơng pháp bài dạy, khơi gợi đƣợc tính tích cực, chủ động của trẻ trong nhận thức.
-Tính khoa học trong thiết kế, trình bày: Các slide không quá nhiều, không quá phức tạp, đƣợc thiết kế khoa học. Nội dung các slide đƣợc thiết kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ thống, trình tự, logic. Hình thức thẩm mỹ, hấp dẫn, giúp trẻ tập trung chú ý, không gây phân tán chú ý của trẻ, phù hợp với PPDH tích cực.
-Các phần mềm giáo khoa và các slide, các phim tƣ liệu (nếu có) làm rõ và thể hiện đƣợc sinh động nội dung bài học, đạt hiệu quả cao cho minh hoạ, khám phá, hệ thống hóa và khắc sâu chốt kiến thức.
Tiêu chí về hình thức:
-Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem, lời lẽ ngắn gọn, trình bày đẹp và có tính trực quan, thể hiện nổi bật đƣợc kiến thức
-Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động đƣợc sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với trẻ, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm trẻ phân tán chú ý, không quá nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hƣởng bất lợi của nó, chú ý đến tâm lý lứa tuổi và nội dung để chọn hiệu ứng cho phù hợp
Nhóm tiêu chí về hiệu quả
-Thực hiện đƣợc mục tiêu của bài, trẻ hiểu bài và hứng thú với học tập. Trẻ tích cực, chủ động tìm ra kiến thức, có cơ hội sáng tạo.
-Phát huy đƣợc tác dụng nổi bật của ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mà các ĐDDH khác khó đạt đƣợc.
-Trẻ đƣợc thực hành, luyện tập
Tiêu chí về sử dụng phƣơng tiện trong giờ dạy
-Giáo viên làm chủ đƣợc kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu không trục trặc
-Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các slide với nội dung, hoạt động của cô - trò, phù hợp với tiến trình bài dạy. Không đọc lại nguyên văn nội dung trình chiếu.
-Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông trẻ mầm non.
3.2.4.3. Điều ki n thực hi n
Phải có quy chế kểm tra, đánh giá thi đua khen thƣởng, lãnh đạo nhà trƣờng phải nắm đƣợc quy trình thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT. Hiệu trƣởng thành lập các tổ thanh tra, kiểm tra do Hiệu trƣởng hoặc ủy quyền cho Phó Hiệu trƣởng làm trƣởng ban và các đồng chí CBGV có trình độ chuyên môn, trình độ tin học tốt làm ủy viên.
Ban Giám hiệu, ban thanh tra tăng cƣờng việc dự giờ, thăm lớp đặc biệt là các giờ dạy có ứng dụng CNTT. Đánh giá phải khách quan, công bằng, linh hoạt, nghiêm túc, quan tâm, động viên khích lệ kịp thời những sáng tạo trong bài dạy có ứng dụng CNTT của giáo viên.
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ công tác ứng dụng công ngghệ thông tin trong hoạt động giáo dục
3.2.5.1. Mục ch của bi n pháp
Xây dựng hệ thống CSVC thiết bị về CNTT, đảm bảo các nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong học tập. Nâng cao và phát triển công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phƣơng.
Giúp trẻ mầm non có điều kiện tiếp cận các phƣơng pháp dạy học tiên tiến, trang thiết bị dạy học hiện đại, đồng thời rèn luyện thái độ nghiêm túc trong học tập, tinh thần cầu tiến ham học hỏi.
Kế thừa có hiệu quả những thành quả của mạng xã hội, mạng Internet. Xây dựng các phần mềm dạy học, giáo án điện tử.
Chia sẻ tài nguyên, kinh nghiệm của mỗi ngƣời từ các phần mềm ứng dụng trong dạy - học, các bài giáo án điện tử đã có, giảm thời gian tìm kiếm tài liệu, thời gian soạn bài, tiết kiệm nhân lực, tài lực, vật lực, nâng cao chất lƣợng ứng dụng CNTT trong dạy học
3.2.5.2. N i dung v cách thực hi n bi n pháp
Trƣớc hết CBQL rà soát lại toàn bộ những CSVC mà trƣờng mình đang có, kiểm tra kỹ lƣỡng xem những phƣơng tiện ấy còn có khả năng sử dụng hay không. Sau đó, CBQL căn cứ vào yêu cầu cụ thể về số lƣợng, chủng loại các phƣơng tiện dạy học hiện đại cần thiết cho việc xây dựng các phòng học đa phƣơng tiện của nhà trƣờng rồi mới tiến hành lập danh sách để mua. Đảm bảo rằng những phƣơng tiện khi đƣợc mua về đủ về số lƣợng, đúng về chủng loại và tránh đƣợc sự lãng phí không cần thiết.
hoạch cụ thể tham mƣu và duyệt với Phòng GD&ĐT và UBND huyện ra quyết định cho phép mua bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính cho nhà trƣờng thì mới hỗ trợ cho tốt việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục. Đồng thời, CBQL trong nhà trƣờng phải biết cách tiết kiệm các khoản chi tiêu trong năm từ ngân sách, các khoản thu nhập phúc lợi của tập thể để mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính, mạng máy tính phục vụ cho giảng dạy và quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của trẻ.
Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn kinh phí ở Hội cha mẹ trẻ, các nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trên địa bàn, tìm kiếm cơ hội từ các dự án về CNTT của các cấp, khai thác thêm các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nƣớc … để tăng cƣờng mua sắm, trang cấp thiết bị, hạ tầng CNTT, đặc biệt là các thiết bị, hạ tầng CNTT hiện đại, tần suất sử dụng nhiều, phục vụ thiết thực cho việc ứng dụng CNTT nâng cao chất lƣợng dạy và học
Khi trang bị mua sắm thiết bị, hạ tầng CNTT cần phải có tầm nhìn xa, phải chú ý đến tính đồng bộ của các thiết bị, việc mua sắm phải phù hợp với tình hình, đặc điểm của nhà trƣờng. Đồng thời, cần phải chú ý đến việc mua sắm, trang bị những thiết bị, hạ tầng CNTT hiện đại và hạn chế những thiết bị, hạ tầng CNTT lạc hậu không còn phù hợp.
Máy tính và thiết bị tin học là điều kiện cơ bản không thể thiếu khi ứng dụng CNTT trong học tập, do đó đòi hỏi nhà trƣờng phải đầu tƣ kịp thời, tƣơng đối đầy đủ và hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất để GV có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Ứng dụng CNTT không chỉ cần riêng máy tính mà cần rất nhiều loại thiết bị khác (Ti vi, điện thoại chụp ảnh và quay camera, …) cũng nhƣ điều kiện về kỹ thuật (Lioa, nguồn điện…). Nếu đầu tƣ không đồng bộ sẽ không đạt hiệu quả cao.
Xây dựng hạ tầng truyền thống: Hạ tầng truyền thồng bao gồm một hệ thống các thiết bị, đƣờng truyền dẫn kết nối các trƣờng với các sở giáo dục, giữa các phòng ban trong trƣờng với lãnh đạo (mạng LAN). Hạ tầng truyền thông là
một trong những hạng mục quan trọng nhất cần xây dựng trong tiến trình đổi mới quản lý giáo dục bằng CNTT và truyền thông giai đoạn 2020 - 2025. Một hạ tầng truyền thông hiện đại là cơ sở để hình thành và phát triển chính phủ điện tử, theo đó luồng thông tin trao đổi trong nội bộ cơ quan, từ cơ sở tới các trƣờng, giữa trƣờng với sở, giữa các trƣờng với nhau đƣợc thực hiện thông suốt, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho quá trình ra quyết định của các cấp lãnh đạo.
Xây dựng kho học liệu điện tử của các trƣờng. Tập hợp kho bài giảng điện tử dùng chung, kho đồ dùng điện tử, tranh ảnh, file âm thanh, video tƣ liệu, kho mô hình, thí nghiệm ảo, … để giáo viên có thể khai thác và sử dụng làm tƣ liệu cho thiết kế bài giảng của mình.
Phải gắn việc trang bị với việc sử dụng có hiệu quả. Thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống CNTT hiện có, từ đó đề xuất bảo dƣỡng, sửa chữa những thiết bị hỏng hóc, điều chuyển để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Giáo dục trẻ ý thức tự giác bảo quản và sử dụng các thiết bị phòng máy.
3.2.2.3. Điều ki n thực hi n
Để thực hiện giải pháp này cần có các điều kiện sau đây:
- Cần có sự quan tâm đúng mức của UBND huyện Vân Canh và Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh dành phần kinh phí cần thiết cho việc đầu tƣ phần cứng và phần mềm.
- Tích cực khai thác kinh phí từ các chƣơng trình tin học, dự án hỗ trợ đầu tƣ về CNTT của UBND huyện Vân Canh và Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh.
- Tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục từ phía cha mẹ trẻ và huy động các nguồn lực khác bên ngoài nhà trƣờng.
- Xây dựng nội quy sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT. Thực hiện công tác bảo dƣỡng, bảo trì hệ thống máy tính, hệ thống Internet, các phƣơng tiện phục vụ ứng dụng CNTT hàng tháng.
3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng và thực hiện các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục
3.2.1.1. Mục ch của bi n pháp
Việc ban hành các văn bản quy định cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp đề cao trách nhiệm của ngƣời lãnh đạo cũng nhƣ tạo sự thống nhất trong việc chỉ đạo cho cán bộ giáo viên nhà trƣờng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Có quy định rõ ràng về các hình thức khen thƣởng, phê bình, một mặt tạo động lực, khích lệ, động viên đối với những cán bộ quản lý, giáo viên tích cực sáng tạo trong ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập, mặt khác góp phần quan trọng trong việc chấn chỉnh đối với những trƣờng hợp thờ ơ, không tích cực hoặc sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
3.2.6.2 N i dung v cách thực hi n bi n pháp
* Quy định về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trƣởng đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện CNTT vào công tác quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ. Triển khai