Vị trí địa lí, giới hạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện tự nhiên huyện mang yang, tỉnh gia lai phục vụ phát triển một số cây ăn quả (Trang 31 - 43)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Vị trí địa lí, giới hạn

- Huyện Mang Yang nằm phía Đông của tỉnh Gia Lai. Huyện được thành lập theo Nghị định số: 37/2000/NĐ-CP ngày 21/8/2000 của Chính phủ, cách Pleiku là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội của tỉnh khoảng 35 km về phía Đông theo Quốc lộ 19.

Huyện Mang Yang nằm trong phạm vi: + Từ 13040'18'' - 14014'15'' vĩ Bắc

+ Từ 108009'15'' - 108028'02'' kinh Đông - Giới hạn:

+ Phía Bắc giáp: Huyện Đắk Đoa.

+ Phía Nam giáp: thị xã Ayun Pa; huyện Chư Pưh.

+ Phía Đông giáp: huyện Kông Chro, huyện Đắk Pơ, huyện K'Bang.

+ Phía Tây giáp: huyện Đắk Đoa và huyện Chư Sê.

Năm 2020, huyện có 11 xã và 1 thị trấn gồm 80 thôn, làng với diện tích tự nhiên 1.127,18 km2, chiếm 7,27% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số năm 2020 là 69.662 người, chiếm 4,77% dân số toàn tỉnh; mật độ dân số thấp 61,8 người/km2.

Vị trí địa lý đó tạo cho Mang Yang có ưu điểm đáng kể trong việc thông thương và giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng khác: Quốc lộ 19 đi qua địa bàn huyện theo hướng Đông - Tây là cầu nối quan trọng nối liền cảng Quy Nhơn và miền Trung với thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Kon Tum, vùng Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia. Bên cạnh tầm quan trọng về mặt kinh tế, Mang Yang còn là một địa bàn chiến lược về quốc phòng an ninh.

2.1.2. Địa chất, địa hình

2.1.2.1. Địa chất

Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu về địa chất cho thấy tỉnh Gia Lai có mặt khá đa dạng các loại hình thành tạo có nguồn gốc khác nhau (trầm tích, biến chất, xâm nhập tới phun trào) ở các thời kỳ thành tạo khác nhau (từ Protezozoi đến Kainozoi). Tuy vậy, phần lớn diện tích tỉnh là các thành tạo có nguồn gốc magma (magma xâm nhập và phun trào) và biến chất. Các thành tạo trầm tích có diện tích hẹp, nhất là đối với các thành tạo trẻ (Đệ tứ) nhưng có ý nghĩa lâu đời trong cuộc sống của các dân tộc bản địa. Đặc điểm cơ bản về địa chất trên địa bàn tỉnh Gia Lai phục vụ xây dựng bản đồ cảnh quan cho mục đích phát triển nông – lâm nghiệp như sau:

- Đá biến chất: Thành tạo biến chất ở Gia Lai gồm các thành tạo thuộc hệ tầng IaBan (PR1ib), Đăc Long (E-Sđlg), Chư Prông (P2- T1cp), Chư Sê (PR3cs) với thành phần cơ bản: đá phiến amphibolit, đá phiến thạch anh, phiến thạch anh - sericit, có xen cuội, sạn kết lẫn vật liệu núi lửa (tuf andesit, andesit, dacit porphyr, riodacit porphyr). Đây là các thành tạo địa chất cổ nhất của vùng, chỉ xuất lộ rải rác ở một số nơi trong điều kiện bóc lộ thạch học khỏi các lớp đất đá trẻ hơn ở phía trên.

- Đá trầm tích: Đá trầm tích gắn kết trên địa bàn tỉnh chủ yếu gồm các thành tạo của hệ tầng Đắk Bùng (J1đb), Dray Linh (J1đl), EaSup (J2es), Đơn Dương (K2đd), Sông Ba (N13sb), Kon Tum (N2kt). Thành phần thạch học

chính là các cuội sạn kết, cát kết, bột kết, đá phiết sét, đôi nơi có các tập bột kết vôi, sét vôi. Riêng hệ tầng Sông Ba, trong sét kết phân nhịp có chứa các tập than.

Đá trầm tích bở rời có diện tích hạn chế phân bố dọc theo các sông suối lớn dưới dạng các mảnh thềm, bãi bồi với thành phần cuội, sỏi, cát, cát sét, lẫn ít bột. Một số nơi ở các khu địa hình trũng còn gặp trầm tích sông - đầm lầy tuổi hiện đại (abQ2 3) với thành phần gồm cát, bột, sét màu xám, xám đen chứa mùn thực vật.

- Đá phun trào: Phân bố rộng rãi ở Gia Lai (xấp xỉ 1/2 diện tích tự nhiên), thuộc hệ tầng Túc Trưng ( N2 - Q11tt), Xuân Lộc ( Q12xl). Thành phần là các tập đá bazan đặc sít, bazan lỗ hổng xen kẹp các tập tuf bazan, dăm kết núi lửa. Lớp vỏ phong hóa trên cùng dày trung bình 15 - 20 m là bột sét màu nâu đỏ lẫn sạn vón laterit chuyển xuống bazan phong hóa dở dang dạng mảnh cục lẫn ít sét.

- Các thành tạo magma xâm nhập: Chiếm diện tích đáng kể, đặc biệt ở phía Đông và Đông – Nam tỉnh Gia Lai, thuộc các phức hệ: Kan Nack, Kon Kbang, Sông Ba, Plei Manko, Phú Mỹ, Sa Riêng, Nậm Nin, Chu Lai, Hiệp Đức, Bến Giằng – Quế Sơn, Vân Canh, Đèo Cả, Cù Mông và Phước Thiện. Hầu hết đá có tính axit (thành phần granit, granit-biotit), ngoài ra còn xen các đá có tính chất trung tính và bazơ cũng như một số đai mạch siêu mafic.

Huyện Mang Yang chủ yếu là thành tạo Triat trung, hệ tầng Mang Yang và thành tạo bazan Neogen - Đệ tứ.

2.1.2.2. Địa hình

Địa hình là tập hợp của vô vàn những thể gồ ghề, lồi lõm hoặc tương đối bằng phẳng, phân cách với nhau bởi những đường ranh giới rõ ràng. Địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố nhiệt độ, lượng mưa, có tác động tích cực đến thành tạo lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật, ảnh hưởng đến độ sâu mực nước

ngầm, độ ẩm đất, sự di động của các nguyên tố hóa học trong đất, tốc độ bóc mòn, bồi tụ,…nên địa hình là một thành phần TN quan trọng của CQ địa lý. Do vậy, đây cũng là một yếu tố được chú ý trong quá trình lựa chọn để nghiên cứu, định hướng cho phát triển và phân bố một số CAQ.

Mang Yang nằm giữa rìa phía Đông cao nguyên Pleiku và vùng núi cao trung bình 1.400 – 1.500 m thuộc dãy Kon Ka Kinh chạy qua đèo Mang Yang ở phía Đông. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Đông sang Tây theo thung lũng sông Ayun ở phía Tây. Địa hình chia ra 4 dạng chính: Núi trung bình, núi thấp, cao nguyên và thung lũng hẹp.

- Núi trung bình phân bố chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông, địa hình này

có độ dốc lớn, độ cao trên 1.000 m, diện tích khoảng 13.045 ha (tập trung chủ yếu ở xã A Yun, Hà Ra, Lơ Pang) chiếm 11,59% tổng diện tích TN, có độ chia cắt mạnh, khả năng khai thác cho NN hạn chế, lợi thế cho phát triển lâm nghiệp.

- Vùng núi thấp tập trung chủ yếu ở phía Nam huyện, thực vật ở đây là rừng lá rộng thường xanh, xen lẫn tre nứa, rừng hỗn giao. Dạng địa hình này có diện tích khoảng 30.450 ha, chiếm 27% tổng diện tích TN của huyện, phù hợp với phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp dài ngày như bời lời, điều, cây nguyên liệu giấy…

- Vùng cao nguyên nằm ở phía Tây huyện, vùng địa hình này đất đai tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày là: Cà phê, cao su, chè…, có diện tích khoảng 44.200 ha, chiếm 39,3% tổng diện tích TN của huyện, đây cũng là nơi tập trung chủ yếu các khu dân cư, bố trí các công trình công cộng và là nơi sản xuất NN, công nghiệp và dịch vụ chủ yếu của huyện.

- Vùng thung lũng hẹp kẹp giữa các khe suối có độ cao dưới 400 m, đây

là vùng đất bồi tụ ven khe suối rất phù hợp cho phát triển cây ngắn ngày, nhất là cây lúa, hoa màu và chăn nuôi đại gia súc.

Bảng 2.1. Các dạng địa hình và tỉ lệ so với diện tích tự nhiên huyện Mang Yang

Địa hình Núi trung bình Núi thấp Cao nguyên Thung lũng hẹp

Diện tích (ha) 13.045 30.450 44.200 24.586

Tỉ lệ (%) 11,9 27,0 39,3 21,8

[Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kiểm kê 2020 của Phòng TN và MT Mang Yang]

2.1.3. Khí hậu

Khí hậu được xem là một trong những thành phần quan trọng của tổng thể TN. Bất cứ một khu vực, một quốc gia, một vùng địa lí nào, cũng đều có những đặc trưng riêng về điều kiện khí hậu, được quy định bởi yếu tố: bức xạ và nhiệt độ, lượng mưa, khí áp và hoàn lưu, bề mặt đệm. Nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và phát triển của sinh vật và con người trong vùng lãnh thổ.

Do vậy, việc phân tích được đặc điểm khí hậu ở khu vực nghiên cứu nhằm xác định được sự thích nghi của từng loại cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong phân bố sản xuất. Từ đó, các nhà quy hoạch có thể đánh giá, phân tích những vai trò của tài nguyên khí hậu và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của con người.

Huyện Mang Yang thuộc khu vực Tây Trường Sơn, mang đặc trưng của vùng khí hậu Tây Nguyên, đó là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa và tương phản giữa 02 mùa rõ rệt:

- Mùa khô: từ tháng XI đến tháng IV năm sau, khí hậu khô hanh, mưa rất ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa cả năm.

- Mùa mưa: Nóng ẩm, mưa nhiều, bắt đầu từ tháng V đến tháng X. Tổng lượng mưa chiếm 80 - 90%.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm khoảng 25,70C. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất (IV) và tháng lạnh nhất (XII) khoảng 5 - 60C, biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm tương đối cao, bình quân từ 10 - 120C.

- Bức xạ: dồi dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm) nhưng có sự khác biệt theo mùa. Mùa khô có bức xạ Mặt trời cao (tháng IV, V). Mùa mưa có bức xạ Mặt trời thấp hơn.

- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối của không khí ít biến đổi giữa các vùng và dao động không nhiều giữa các tháng trong năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 80 - 83%.

Độ ẩm không khí trung bình của các tháng mùa mưa cao hơn so với các tháng mùa khô, cao nhất đạt trên 90% (tháng VII, VIII), thấp nhất 72 - 75% (tháng III, IV).

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.100 - 2.200 mm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V và kéo dài đến tháng XI, lượng mưa thường chiếm 90% tổng lượng mưa hàng năm.

- Bốc hơi: Ngược lại với quy luật phân bố lượng mưa theo thời gian, lượng bốc hơi tăng trong các tháng mùa khô và giảm vào các tháng mùa mưa. Vào các tháng mùa khô do lượng bốc hơi vượt xa lượng mưa đã làm cho đất đai khô kiệt, cây cỏ héo úa, thời tiết nóng bức, mực nước ngầm hạ thấp, gây khó khăn cho công tác thủy lợi và thiếu nước tưới cho cây trồng cũng như sinh hoạt của người dân.

- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa. Chế độ gió mang sắc thái của gió mùa khu vực Đông Nam Á rõ rệt. Mùa đông hướng gió chiếm ưu thế là hướng Đông Bắc với tần suất xấp xỉ 70%. Mùa hè, gió thịnh hành có hướng Tây và Tây Nam chiếm ưu thế tuyệt đối xấp xỉ 90%.

Tốc độ gió trung bình là 3m/s và ít thay đổi qua các tháng, các mùa song có sự khác nhau giữa các vùng do ảnh hưởng của địa hình. Ở những vùng thung lũng thấp và kín gió, tốc độ gió nhỏ hơn ở các vùng cao nguyên thoáng gió.

Bảng 2.2. Tổng hợp yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của huyện Mang Yang

Tháng Yếu tố

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

Nhiệt độ (oC) 23,2 23,7 26,6 27,3 28,7 27,5 27,5 26,2 26,7 24,6 23,9 22,4 25,7

Mưa (mm) 0 0 38,2 87,8 180,7 322,5 255 285,8 217,8 486,6 172,3 4,7 2051,4

2.1.4. Thủy văn

Thủy văn có mối quan hệ mật thiết với sự sống của con người, sinh vật, đặc biệt là thực vật của vùng lãnh thổ nên thường được nghiên cứu cả chu trình thuỷ văn và tài nguyên nước. Có thể nói, nước với vai trò là động lực quan trọng trong các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong lớp vỏ địa lí, là môi trường sống cơ bản, phát sinh và phát triển sinh vật.

Huyện Mang Yang nằm trong lưu vực của hệ thống sông Ba, mật độ sông suối tương đối dày đặc. Một số sông suối lớn chảy qua như sông Đăk Ayun, Đăk Pay You, Đăk Pơ to, suối Đăk Phi Hiao, và nhiều nhánh suối nhỏ khác, lưu lượng nước tương đối ổn định.

Nguồn nước mạch và nước ngầm tương đối phong phú, thuận lợi cho việc tưới tiêu và phát triển trồng cây công nghiệp, CAQ, cây lương thực, làm thủy điện, thủy lợi phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.

- Về nguồn nước ngầm: Do nguồn nước mưa cung cấp hàng năm tương đối lớn, cùng với khả năng thấm và giữ nước của một số thành tạo địa chất nên đã làm cho nguồn nước ngầm khá phong phú. Tuy nhiên vào mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, chất lượng các mạch nước ngầm tại các điểm cũng khác nhau, nhưng đảm bảo cho người dân khai thác phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

- Về nguồn nước mặt: Hiện tại nguồn nước sử dụng chính là nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu từ suối Ayun, Đăk Sonah, Đăk Hra, Giron,

Troiulle, Đăk Tmal, Đ Kot, Đăk Tu, Đăk Pong Lu... Đối với sản xuất NN nguồn nước mặt phân bố không đều theo các tháng, vào các tháng mùa mưa thường xảy ra hiện tượng thừa nước gây úng ngập mùa màng, vào mùa khô không đủ nước cung cấp cho cây trồng, không đủ nước để mở rộng diện tích.

2.1.5. Thổ nhưỡng

Đất là một vật thể tự nhiên độc đáo, tham gia một cách tích cực vào các quá trình trao đổi chất và năng lượng trong lớp vỏ địa lí, vì thế đất ảnh hưởng nhiều đến quá trình và hiện tượng của các yếu tố TN còn lại. Ngược lại, đất chịu tác động tổng hợp của các thành phần trên nên đất đai mỗi khu vực có đặc điểm riêng.

Theo kết quả điều tra đất của Viện QH & TKNN năm 1980 và chuyển đổi sang hệ thống phân loại đất quốc tế FAO - UNESCO năm 1995 và kết quả phân loại lại theo phương pháp phân loại World Reference Base (WRB) của Viện QH & TKNN. Huyện Mang Yang có 07 nhóm với 16 đơn vị phân loại chính (căn cứ vào nguồn gốc phát sinh):

1) Nhóm đất phù sa (Fluvisols): ký hiệu - P

Đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa của các sông suối trên địa bàn, tính chất phụ thuộc vào sản phẩm phong hóa của các mẫu chất tạo đất của vùng thượng nguồn từng lưu vực, thời gian, điều kiện và vị trí bồi lắng...

Nhóm này có 02 loại: đất phù sa ngòi suối và đất phù sa không được bồi, diện tích 3.055,50 ha chiếm 2,71% diện tích tự nhiên.

2) Nhóm đất xám (Acrisols): ký hiệu - X

Đất được phát triển, hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm. Về bản chất có độ phì rất thấp, phản ứng đất rất chua, độ no Bazơ thấp, hàm lượng lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo.

Nhóm đất xám (Acrisols) hay còn gọi là đất chua mạnh hoạt tính thấp, có diện tích 6.003,90 ha, chiếm 5,32% diện tích tự nhiên, phân bố ở nhiều dạng

địa hình nhưng chủ yếu trên đất dốc ven các chân núi.

Nhóm đất này có 03 đơn vị phân loại là: Đất Xám trên đá mac ma axit và đá cát; Đất xám trên phù sa cổ; Đất xám bạc màu trên đá mac ma axit và đá cát.

3) Nhóm đất đỏ (Ferralsols): ký hiệu - F

Diện tích 64.683,53 ha chiếm 57,40% diện tích tự nhiên, lớn nhất trong các nhóm đất của huyện. Phân bố tập trung tại các khối Bazan. Nhóm đất này có các đơn vị phân loại:

- Nâu vàng trên đá bazan (Yellowish brown soils on basaltic rocks) (Fu): Diện tích 1.572,10 ha;

- Nâu đỏ phát triển trên đá Bazan (Reddish brown soils on basaltic) (Fk): Diện tích 18.513,10 ha phân bố trên kiểu địa hình cao nguyên bằng phẳng;

- Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Ferralic Acrisols) (Fa): Diện tích 40.067,40 ha;

- Đất đỏ vàng biến chất do trồng lúa (Fl): Diện tích 397 ha;

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Ferralic Acrisols) (Fs): Diện tích 4.133,90 ha.

Loại đất này có đặc điểm: Tầng dày >80 cm, chiếm 27,80% tổng diện tích tự nhiên và bằng 91,10% diện tích nhóm đất. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất giàu mùn, đạm và các cation kiềm thổ (Ca++, Mg++), độ pH: 4 - 5. Đây là ưu đãi của thiên nhiên giành cho huyện để phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày trên quy mô lớn mà mũi nhọn là cà phê, cao su, tiêu và một số loại cây công nghiệp khác. Nhược điểm duy nhất là khả năng hút ẩm cao, vì vậy rễ cây bị khô trong mùa khô, khi sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện tự nhiên huyện mang yang, tỉnh gia lai phục vụ phát triển một số cây ăn quả (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)