7. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Các giải pháp phát triển bền vững cây sầu riêng Dona và cây bơ
3.4.2.1. Quy hoạch, phân bố
Qua khảo sát cũng cho thấy, cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth chủ yếu được trồng ở các hộ gia đình thuộc quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Trong khi đó các vùng có ĐKTN và đất đai rất thích hợp với diện tích hai loại cây này lại chưa được trồng. Vì vậy, cần phải các giải pháp sau:
- Quy hoạch tập trung các vùng trồng cây sầu riêng trên các vùng phân hạng thích nghi sinh thái (phù hợp với kết quả đánh giá thích nghi từ S2 – S1), đối với các vùng ít thích nghi (tương ứng S3) có thể trồng thêm nhưng chú ý biện pháp canh tác thích hợp.
- Cây sầu riêng không thích nghi với nơi bị úng nước, độ cao lớn, hoặc xa nguồn nước…Tuy nhiên, trong thực tế vì lợi nhuận cao và thiếu hiểu biết về kỹ thuật nên vẫn có những hộ trồng ở những khu vực này. Vì vậy, cần bố trí lại cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth cho hợp lý phân hạng thích nghi cây trồng.
3.4.2.2. Vốn sản xuất
Qua khảo sát cho thấy, khi trồng 2 loại cây này cần có vốn nhất định để mua giống (sầu riêng con 90.000/gốc, bơ 50.000/gốc), vả lại phải mua phân bón, thuốc trừ sâu chăm sóc cũng như phải mất 4 - 5 năm đối với cây sầu
riêng, 3 - 4 đối với cây bơ mới đến kỳ ra hoa kết trái. Vì thế, trong khoảng thời gian này người dân cần nguồn vốn đầu tư, chăm sóc ban đầu khá lớn. Mặt khác, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, kinh tế khó khăn cho nên cần phải có chính sách hỗ trợ về vốn đầy đủ, kịp thời, hiệu quả.
3.4.2.3. Khoa học kỹ thuật
Cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth có nguồn gốc nhập ngoại, cho nên nó có những yêu cầu về kỹ thuật nhất định mới cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, trình độ người dân còn thấp cho nên cần phải có sự hỗ trợ về kĩ thuật, trồng, chăm sóc, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản.
3.4.2.4. Tiêu thụ sản phẩm
Giá trị và sự phát triển bền vững của cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của thị trường ngoại vùng cũng như nước ngoài. Một thực tế là vấn đề tiêu thụ sản phẩm hai loại cây này tại địa phương còn rất hạn chế. Vì vậy, cần:
- Tăng cường năng lực sơ chế, đóng gói, bảo quản tại các vùng trồng tập trung, quy mô lớn để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Xây dựng, quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm; xây dựng và hình thành chuỗi cung ứng bền vững kết nối sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm.
3.4.2.5. Giải pháp về quản lý
- Đối với chính quyền địa phương:
+ Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, xây dựng hệ thống giao thông, các công trình thủy lợi phục vụ các vùng trồng cây ăn quả, đảm bảo thuận lợi cho sản xuất.
quả nguồn vốn ngân sách thông qua chương trình phát triển NN của Nhà nước, của tỉnh Gia Lai và địa phương huyện Mang Yang. Phối hợp với các doanh nghiệp hỗ trợ và bình ổn giá cả nông sản và tìm đầu ra ổn định nhằm thúc đẩy sản xuất cây công nghiệp đạt hiệu quả cao.
- Đối với các hộ sản xuất có thể tổ chức Hợp tác xã trồng trọt hay câu lạc bộ NN công nghệ cao, áp dụng các biện pháp kĩ thuật, tiếp cận công nghệ trong sản xuất NN, công nghệ sạch theo hướng tiết kiệm, an toàn đảm bảo các tiêu chuẩn và quy trình.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên những kết quả phân tích đề tài đã hoàn thành những nội dung đã đặt ra ở chương 3 như sau:
- Phân tích được đặc điểm sinh thái và thực trạng trồng cây sầu riêng và cây bơ trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
- Đã lựa chọn và phân cấp 8 chỉ tiêu đánh giá, trên cơ sở đó đã xây dựng được bản đồ ĐVĐĐ huyện Mang Yang với 106 ĐVĐĐ.
- Đã lựa chọn 2 LHSD đất đai phục vụ mục tiêu đánh giá: cây sầu riêng Dona, cây bơ Boot.
- Xác lập được yêu cầu sinh thái của các LHSD được chọn và đánh giá phân hạng thích nghi cho các LHSD đất đai theo các ĐVĐĐ để làm cơ sở đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ