7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Cây bơ Booth
- Diện tích trồng bơ có xu hướng giảm dần và thiếu ổn định, nguyên nhân chủ yếu là do những biến động của thị trường, sự cạnh tranh của các địa phương khác, biến động bất lợi của thời tiết. Tuy nhiên, sản lượng lại tăng nhanh, năm 2020 so với 2016 gần 12,6 lần. Sản lượng tăng do cây bơ có thời gian sinh trưởng và phát triển từ 3 - 5 năm nên khi cây trồng nhiều vào 2016 thì đến 2020 cây trồng đến tuổi ra hoa kết trái nhiều nhất. Ngoài ra, do ứng
dụng KHKT vào sản xuất, chú trọng công tác thủy lợi, sử dụng các giống mới cho năng suất cao và trồng tập trung.
Hình 3.2. Diện tích và sản lượng cây Bơ huyện Mang Yang
Nguồn: [3]
- Năng suất bình quân năm 2020 đạt 93,5 tạ/ha, so với các địa phương khác trong tỉnh thì vẫn còn thấp như: Chư Sê 111 tạ/ha, Đắk Đoa 110 tạ/ha, Pleiku 105 tạ/ha, Ia Grai 98 tạ/ha. Sản lượng bơ năm 2020 đạt 834,7 tấn; Giá trị sản xuất bơ theo giá so sánh năm 2010 đạt trên 25,4 tỷ đồng; theo giá thị trường đạt gần 56,4 tỷ đồng (theo giá khảo sát thị trường bình quân năm 2020 là 14.000 đồng/kg).
- Cơ cấu giống bơ trồng, gồm có: Bơ sáp, bơ Booth, bơ HTS1, bơ Hass. Trong đó, phần lớn diện tích, người dân sử dụng giống bơ sáp, bơ Booth; nhờ chín muộn, có khả năng thích nghi cao, chống chịu sâu bệnh tốt và đặc biệt là giống cây sinh trưởng khỏe, cành lá phân tán rộng nên cho năng suất tương đối ổn định.
Việc phát triển CAQ ở huyện Mang Yang, đặc biệt là sầu riêng Dona và cây bơ Booth đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, hai loại cây trồng này chưa được chú trọng nhiều, diện tích đất của hai loại cây này khá lớn tuy nhiên sản lượng lại không nằm trong những huyện có sản lượng cao so với các địa phương khác trong tỉnh. Điều này đặt ra yêu cầu cần có các giải pháp phù hợp để có thể phát huy tốt hơn thế mạnh của huyện cho phát triển các cây trồng nói chung và các loại CAQ nói riêng.