Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục trung học cơ sở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 34 - 40)

sở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 219,9 km2, dân số 180.300 người. Phía bắc và tây bắc Tuy Phước giáp Phù Cát, An Nhơn; đông giáp biển; nam giáp thành phố Quy Nhơn; tây giáp huyện Vân Canh. Nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có các quốc lộ: 1A, 19, 19B, 19C và đường sắt Bắc - Nam đi ngang qua, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (11 xã và 2 thị trấn).

Tuy Phước là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và bề dày văn hóa - lịch sử. Đây là vùng đất khoa cử, nơi sinh dưỡng nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng học rộng tài cao và đức độ, như Lê Công Miễn (nhà Tây Sơn); Đào Doãn Dịch, Lê Tuyên, Võ Trứ (phong trào Cần Vương)… và cũng là nơi sinh thành của nhiều nhà văn hoá lớn, như Xuân Diệu, Đào Tấn. Đến nay những di tích văn hóa - lịch sử còn lại trên đất Tuy Phước khá đa dạng, phong phú, từ tháp Bình Lâm, tháp Bánh ít, thành Thị Nại, di tích Đô thị nước Mặn… đến những điệu dân ca bài chòi, những vở tuồng cổ. Sự kết hợp hài hoà giữa văn hóa Cham-pa đặc sắc với văn hóa hiện đại đã tạo nên vẻ đẹp thâm trầm mà quyến rủ cho mảnh đất này. Tuy Phước chủ trương bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa, không chỉ cho các thế hệ mai sau mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, mở ra hướng đi đầy tiềm năng cho huyện.

35

Trong công cuộc đổi mới, Tuy Phước có những chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH. Nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng và phát triển; sản xuất nông nghiệp được mùa; công nghiệp, thương mại - dịch vụ tiếp tục có bước tăng trưởng khá. Năm 2020, quy mô kinh tế huyện Tuy Phước ước khoảng 9.647,53 tỷ đồng; tỷ trọng các ngành kinh tế: Nông, lâm, thủy sản 28,94% - công nghiệp và xây dựng 50,06% - 21% dịch vụ; thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 47,3 triệu đồng; tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn huyện là 624.124 triệu đồng.

Khi Chương trình xây dựng nông thôn mới bắt đầu triển khai thực hiện, Tuy Phước chỉ đạt bình quân 5 tiêu chí/xã. Nhận diện chính xác khó khăn, thuận lợi của mình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã nỗ lực không mệt mỏi. Đến năm 2015, con số này tăng lên khá ngoạn mục: 14 tiêu chí/xã. Trong đó, xã Phước An đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2014, năm 2015 có thêm 3 xã: Phước Hưng, Phước Nghĩa và Phước Thành đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là nguồn động viên, tạo đà tăng tốc cho những xã còn lại và đến năm 2018 đã có 10/11 xã đạt chuẩn Nông thôn mới và năm 2020 xã Phước Thắng cuối cùng cũng đạt chuẩn nông thôn mới, nâng lên 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay đã đăng ký kiểm tra và đang chờ UBND tỉnh Bình Định công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục có tiến bộ; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Hệ thống quản lý hành chính nhà nước từng bước được xây dựng vững mạnh, đáp ứng tốt các nhu cầu của tổ chức và nhân dân.

2.1.2. Tình hình giáo dục và sự phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

36

Tính đến năm học 2020 - 2021, toàn ngành GD&ĐT huyện Tuy Phước có 56 đơn vị, trường học (trong đó có 03 trường tư thục), với số lớp là 1.067 lớp; với tổng số học sinh các cấp học là 32.788/16.185 nữ [49].

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia. Tính đến 31/5/2020, toàn huyện có 50/56 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 89,29%. Trong đó: 11/17 trường mầm non, tỉ lệ 64,71%; tiểu học 26/26 trường, tỉ lệ 100% (4 trường đạt mức độ 2, tỉ lệ 15,38%); THCS 13/13 trường, tỉ lệ 100% (3 trường đạt mức độ 2, tỉ lệ 25,3%) [48].

CSVC về trường lớp trên địa bàn huyện Tuy Phước từng bước đáp ứng yêu cầu quy mô phát triển giáo dục. Số phòng học, trường lớp xây kiên cố ngày càng tăng, nhiều trường tiểu học, THCS, THPT đã lầu hóa, 100% trường lớp trong toàn huyện (kể cả vùng nông thôn) đều kiên cố hóa.

Công tác kiên cố hóa trường, lớp được tăng cường đáp ứng chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Kết quả trong năm học 2020 - 2021, toàn huyện xây dựng được 69 phòng học. Tổng mức đầu tư từ nguồn vốn đầu tư của huyện Tuy Phước hơn 35 tỷ đồng. Ngoài ra, còn sửa chữa 78 phòng học, 3 khu hiệu bộ, 1 nhà bếp, xây dựng 3 nhà vệ sinh và một số hạng mục khác với kinh phí hơn 9 tỷ đồng [49].

Trong năm học 2020 - 2021, Phòng GD&ĐT huyện Tuy Phước tiếp tục đầu tư mua sắm TBDH theo kế hoạch với tổng kinh hơn 20,8 tỷ đồng, cụ thể:

- Trang TBDH lớp 2 phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới là 2.819.790.000 đồng.

- Trang TBDH lớp 6 phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới là 11.701.023.000 đồng.

- Mua sắm thiết bị CNTT phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới là 1.191.557.000 đồng.

37

- Mua sắm TBDH ngoại ngữ năm 2020 là 2.999.800.000 đồng.

Bên cạnh việc mua sắm và trang bị mới, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường trực thuộc kiểm tra, rà soát các TBDH từ lớp 1 đến lớp 9, đặc biệt là các khối lớp bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới để mua bổ sung.

Tổng số viên chức toàn ngành GD&ĐT huyện Tuy Phước đến tháng 5 năm 2021 là 1.942 người. Trong đó: THCS: 678 người; Tiểu học: 900 người; Mầm non: 347 người; Phòng GD&ĐT: 17 người. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn sư phạm trở lên ở các ngành học, cấp học tiếp tục được giữ vững (Đạt 100%); tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn: Mầm non: 79,9% (tăng 0.9%), Tiểu học: 94,8% (tăng 1,5%), THCS: 97,9% (tăng 1,0 %). Hiện nay toàn huyện cơ bản có đủ viên chức theo quy định. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở ngành học mầm non được bố trí như sau: lớp bán trú 2 giáo viên/lớp, lớp không bán trú 1 giáo viên/lớp; tỷ lệ giáo viên/lớp ở cấp tiểu học được bố trí như sau: lớp học 2 buổi/ngày 1,5 giáo viên/lớp, lớp học 1 buổi/ngày 1,2 giáo viên/lớp; THCS: 1,85 giáo viên/lớp. Tổng số đảng viên toàn huyện: 992/626 nữ, đạt tỉ lệ 51,08 %, tăng 0,88% so với năm 2020 [49].

Trong năm 2020 Phòng GD&ĐT đề nghị UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm lại và bổ nhiệm mới cho 35 CBQL. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên của ngành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương. Đánh giá CBQL và giáo viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách đối với nhà giáo như nâng lương, phụ cấp thâm niên, nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc; đặc biệt là giáo viên mầm non, giáo viên đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn. Tiếp tục đẩy mạnh có hiệu quả công tác xây dựng Đảng và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

38

2.1.2.2. Quy mô và chất lượng giáo dục trung học cơ sở huyện Tuy Phước

Trên địa bàn huyện Tuy Phước hiện nay có 13 trường THCS trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện, đó là các trường: THCS Phước Thành; THCS Phước An; THCS Trần Bá; THCS Phước Lộc; THCS thị trấn Tuy Phước; THCS Phước Thuận; THCS Phước Hiệp; THCS số 1 Phước Sơn; THCS số 2 Phước Sơn; THCS Phước Hòa; THCS Phước Thắng; THCS Phước Quang; THCS Phước Hưng.

Tổng số học sinh THCS theo năm học 2020 - 2021 là 11.411 (có 5.506 nữ); quy mô trường, lớp học được thể hiện ở Bảng 21:

Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp học năm học 2020 - 2021 cấp THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Cấp Trung học cơ sở

Tổng số trường Tổng số lớp Số phòng hiện có 13 304 351 Phòng học 264 Thư viện 15

Phòng học bộ môn Âm nhạc 5

Phòng học bộ môn Mỹ Thuật 1

Phòng học bộ môn Tin học 22

Phòng đa chức năng 0

Phòng học bộ môn Khoa học-Công nghệ 0

Phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên

(Vật lý, Hóa học, Sinh học) 31

Phòng học bộ môn Khoa học xã hội 0

Phòng Thiết bị giáo dục 13

39

Trong năm học 2020 - 2021, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường THCS trong huyện thực hiện đảm bảo chương trình kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT, hoạt động giáo dục theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đảm bảo tiến độ chương trình theo quy định. Trong học kỳ II, sau khi nghỉ vì dịch COVID-19, các trường THCS đã xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy bù chương trình theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.

Việc thực hiện chương trình giáo dục địa phương và các chương trình lồng ghép được thực hiện theo đúng chương trình của Bộ GD&ĐT.Tiếp tục chỉ đạo quán triệt các trường THCS trong huyện triển khai thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH, thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”, đẩy mạnh giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông và các PPDH tích cực khác theo các công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bình Định.

Phòng GD&ĐT Tuy Phước thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Bình Định về việc thực hiện Đề án ngoại ngữ Quốc gia; triển khai thực hiện Quyết định số 3812/QĐ-UBND ngày 07/6/2019 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn huyện Tuy Phước.

Tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện việc giáo dục tích hợp ở một số môn theo quy định, như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực tệ nạn xã hội trong học sinh, đặc biệt là giáo dục chủ quyền biển đảo quê hương đối với học sinh cấp THCS… theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định.

Phòng GD&ĐT triển khai đầy đủ văn bản hướng dẫn của các cấp đến nhà trường để triển khai thực hiện, như Công văn số 693/SGD&ĐT-GDTrH

40

ngày 06/4/2021 của Sở GD&ĐT Bình Định, Thông tư số 25/2020/TT- BGD&ĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT và Quyết định số 1066/QĐ- UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Định,…

Các trường THCS tiến hành lựa chọn sách giáo khoa và đăng ký số lượng sách giáo khoa phục vụ cho nhu cầu dạy và học theo đúng hướng dẫn và gửi tổng hợp về Sở GD&ĐT theo đúng thời gian quy định.

Chỉ đạo các trường tham mưu đề xuất với lãnh đạo các cấp về việc đầu tư xây dựng CSVC, đặc biệt là các phòng học chức năng, đăng ký mua TBDH tối thiểu lớp 6 theo Công văn số 2269/SGD&ĐT-KHTC ngày 10/11/2020 của Sở GD&ĐT đầy đủ để thực hiện chương trình GDPT mới theo đúng quy định. Chỉ đạo các đơn vị trường tham mưu đề xuất với lãnh đạo địa phương để cùng tham gia thực hiện công tác chung về giáo dục như: về việc mở rộng đất để làm khu sân chơi thể dục thể thao, bãi tập cho học sinh; đầu tư xây dựng tường rào cổng ngõ... đã được UBND huyện phân cấp.

Chỉ đạo các đơn vị trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, để cộng đồng cùng chung tay trong công tác giáo dục tại các địa phương. Cử CBQL và giáo viên tham gia bồi dưỡng các mô đun liên quan đến Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo đúng quy định. Kết quả tham gia: Cán bộ quản lý: 24; Giáo viên: 431. Kết quả học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS: 2688/2696, tỉ lệ: 99,7% (tăng 0,1% so với năm học 2019 - 2020).

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 34 - 40)