Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

3.1.1.1. Cơ sở pháp lý về quản lý thiết bị dạy học

Thực hiện việc đề xuất biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, về mặt pháp lý chúng tôi dựa trên cơ sở các văn bản của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT sau đây:

- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “Tiếp tục phát triển và nâng cấp CSVC-KT cho các cơ sở giáo dục, đào tạo” [25].

- Nghị quyết 40/2000/QH-10 của Quốc hội khóa X xác định: “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, PPDH, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường, sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục” [51].

- Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đề ra tám giải pháp trong đó có giải pháp từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa CSVC-KT, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và PTDH tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo dục [17].

- Chỉ thị 16/CT- TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhấn mạnh: “Điều chỉnh, sắp xếp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, ,mua sắm bổ sung thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới” [18].

66

- Thông tư 30/1990/TT-LB của Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính hướng dẫn cần dành tối thiểu từ 6-10% tổng ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục phổ thông hàng năm để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa và các thiết bị cho thư viện trường học (nay là thông tư 14/TT-LB) [3].

- Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, phổ thông (ban hành kèm theo quyết định số 41/2000/QĐ-BGD&ĐT) quy định danh mục và chất lượng thiết bị; quản lý sử dụng [4].

- Quyết định số 2105/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/04/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành qui định về công tác thiết bị giáo dục phổ thông [7].

- Thông tư 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/08/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục TBDH tối thiểu cấp THCS [9].

- Công văn số 6817/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 11/8/2009 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn mua sắm, sử dụng, bảo quản TBDH cấp Tiểu học và THCS [10].

- Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/05/2020 ban hành Quy định phòng học bộ môn cơ sở giáo dục phổ thông [11].

- Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/05/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn CSVC các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học [14].

- Điều lệ trường THCS (Ban hành kèm theo TT số 32/2020/TT- BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD&ĐT) [15].

3.1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học

Cơ sở lý luận về TBDH nói chung, công tác quản lý TBDH nói riêng đã được chúng tôi khái quát hóa, hệ thống hóa ở chương 1. Đây là những căn cứ khoa học đã được các nhà nghiên cứu khẳng định, và là căn cứ đầu tiên để chúng tôi lấy làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS nói chung, THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định nói

67

riêng. Trong cơ sở lý luận này, đặc biệt cần chú ý đến việc thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ khâu lập kế hoạch quản lý đến khâu tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá khi đề xuất các biện pháp thì mới góp phần nâng cao hiệu quả quản lý TBDH.

3.1.1.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý thiết bị dạy học

Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của những ưu, nhược được rút ra từ thực trạng công tác quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã trình bày ở chương 2. Đây là những căn cứ thực tiễn rất quan trọng, làm cơ sở cho chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS của địa phương.

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Việc đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định được dựa trên các nguyên tắc sau:

3.1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích

Các biện pháp đề xuất quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định phải nhằm mục đích là làm thế nào để cho việc trang bị, bảo quản và sử dụng các TBDH đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Tránh tình trạng lãng phí trong đầu tư mua sắm trang bị TBDH và khi đã mua sắm trang bị TBDH thì việc bảo quản, sử dụng sao cho đạt kết quả tối ưu.

3.1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học

Các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đề xuất phải dựa trên các cơ sở khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý và vận dụng linh hoạt các thành tựu khoa học của các ngành khác nhau phù hợp với đặc điểm từng địa phương… Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học khi vận dụng thực hiện phải gắn với tính hệ thống và tính

68

tổng hợp các biện pháp với nhau.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và hệ thống

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Các biện pháp quản lý TBDH phải được thực hiện một cách toàn diện đồng bộ mới có thể nâng cao hiệu quả dạy và học ở nhà trường. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp khi xây dựng cần đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau và được tiến hành một cách đồng bộ trong một hệ thống.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo các chức năng quản lý giáo dục

Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng các biện pháp quản lý TBDH nói chung, ở các trường THCS nói riêng phải đảm bảo theo các chức năng của quản lý giáo dục, từ khâu lập kế hoạch, thiết lập bộ máy tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra và đánh giá.

3.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Biện pháp QLGD nói chung, quản lý TBDH nói riêng được đề xuất chỉ có giá trị thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở nhà trường nếu nó đảm bảo tính khả thi, nghĩa là nó có thể triển khai thực hiện thành công trong thực tế. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý TBDH được đề xuất, một mặt phải tăng cường và đổi mới so với thực trạng quản lý hiện có, mặt khác phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường trên địa bàn lựa chọn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)