Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ớt lai F1-

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của k2so4 và cuso4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 66 - 67)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ớt lai F1-

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu sơ bộ để dự toán tiềm năng khối lƣợng

đạt đƣợc của giống trên đơn vị diện tích canh tác. Năng suất thực thu là khối lƣợng thực tế thu đƣợc qua quá trình canh tác. Năng suất thực thu do yếu tố di truyền quyết định, ngoài ra còn chịu tác động của các yếu tố môi trƣờng nhƣ thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng, nƣớc, dinh dƣỡng khoáng, v.v….Vì vậy, để đánh giá ảnh hƣởng của dung dịch dinh dƣỡng kalisulfat và đồng sulfat đến giống ớt F1-20 trồng ở Mỹ Lộc, Phù Mỹ, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu đƣợc kết quả ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ớt lai F1-20

Công thức thí nghiệm

Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu ƣớc tính Kg/DTTN (30 m2) Tấn/ha Kg/DTTN (30 m2) Tấn/ha % so với ĐC CT1(ĐC) 83,35 c 27,78 79,16 c 26,38 100,00 CT2 85,47 a 28,49 81,61 ab 27,20 103,10 CT3 84,25 bc 28,08 83,72 a 27,90 105,76 CT4 86,16 a 28,72 82,04 ab 27,34 103,63 CT5 85,26 c 28,42 80,55 bc 26,85 101,78 CV (%) 14,20 10,35 LSD0,05 1,70 2,25

Kết quả thu đƣợc ở bảng 3.11 cho thấy:

* Năng suất lý thuyết ở mỗi CTTN (30 m2) đạt từ 83,35 kg – 86,16 kg, tƣơng ứng đạt 27,78 – 28,72 tấn/ha, trong đó cao nhất ở CT4 (28,72 tấn/ha), tiếp đến ở CT2 (28,49 tấn) và thấp nhất ở CTĐC (27,78 tấn/ha).

* Năng suất thực thu đạt cao nhất ở CT3 (83,72 kg/DTTN), tƣơng ứng đạt 27,90 tấn/ha, tăng hơn so với CTĐC 5,76%, tiếp đến ở CT4 đạt 82,04 kg/DTTN, tƣơng ứng đạt 27,34 tấn/ha, tăng hơn so với ĐC 3,63%. Ở CT5 năng suất thực thu đạt 80, 55 kg/DTTN, tƣơng ứng đạt 26,85 tấn/ha, tăng cao

hơn so với CTĐC 1,78%. Nhƣ vậy, ở các công thức có xử lý kalisulfat và đồng sulfat đều làm tăng năng suất thực thu của giống ớt F1-20 từ 1,78 - 5,76%. Trong đó xử lý K2SO4 0,2% + CuSO4 0,02% (CT3) năng suất thực thu cao hơn so với các công thức xử lý khác và sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng không xử lý và so với CT5 (xử lý K2SO4 0,2% + CuSO4 0,03%). Năng suất thực thu ở CT3 cao hơn ở các công thức khác là do xử lý kalisulfat ở nồng độ 0,2% và đồng sulfat ở nồng độ 0,03% đã làm tăng nhiều chỉ tiêu hóa sinh trong lá và trong quả nhƣ hàm lƣợng chất khô, acid hữu cơ, khối lƣợng quả, chiều dài quả, số quả/cây cao hơn ở các công thức khác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khác trên cây cải củ, cây ớt…. [29], [30], [31].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của k2so4 và cuso4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)