Từ thông khe hở không khí của động cơ không đồng bộ tỉ lệ thuận với điện áp cung cấp V và tỉ lệ nghịch với tần số f. Do đó để duy trì mật độ từ thông B không đổi trong quá trình điều tốc, điện áp stator phải được điều chỉnh tương ứng với tần số. Nếu không như vậy có thể mật độ từ thông B sẽ lên quá cao gây bão hòa nhiều phần trong lõi sắt động cơ. Điều này dẫn đến dòng kích từ trở lên quá lớn, gây tăng tổn hao và phát nhiệt. Nếu mật độ từ thông B giảm xuống quá thấp moment đầu ra sẽ giảm mạnh ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ.
Việc điều khiển tốc độ của động cơ xoay chiều khó khăn chủ yếu do sự phức tạp khi phải điều chỉnh đồng thời cả điện áp và tần số.
Tương tự như động cơ một chiều, động cơ xoay chiều có moment đầu ra phụ thuộc vào tích số của mật độ từ thông B và dòng điện rotor IR. Do đó, để duy trì moment
đầu ra không đổi, mật độ từ thông phải được giữ cố định tức là tỉ số V/f phải là hằng.
Chiều quay của động cơ AC thay đổi bằng cách thay đổi thứ tự đánh xung mở các van của bộ nghịch lưu.
Công suất đầu ra của động cơ xoay chiều tỉ lệ với tích của moment và tốc độ.
Các luật điều khiển thường dùng nhất cho động cơ không đồng bộ là: - Luật V/f (stator)
- Luật điều khiển vector (điều khiển hướng từ trường)
Luật điều khiển V/f dòng hở cho động cơ không đồng bộ là phương pháp điều khiển phổ biến nhất hiện nay vì nó khá đơn giản
Ta có Ф tỉ lệ với V/f. Nếu điện áp đặt vào stator không đổi (V= const), thì khi tăng f > fđm từ thông trong máy sẽ giảm, do đó moment của máy giảm. Nếu moment của tải giữ không đổi hoặc là hàm tăng của tốc độ, thì khi đó dòng điện của động cơ phải tăng lên để làm tăng moment cho cân bằng với moment cản. Kết quả là động cơ bị quá tải về dòng.
Khi giảm tần số để giảm tốc, từ thông Ф tăng lên và mạch từ bị bão hòa. Hiện tượng này làm tăng dòng từ hóa, nghĩa là tăng tổn hao thép và làm nóng máy điện. Do vậy khi điều tần ta cần phải thay đổi điện áp trên stator.
Một số lưu ý khi lựa chọn biến tần:
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng sản phẩm biến tần sử dụng hai phương pháp điều khiển khác nhau :
Bộ biến tần sử dụng phương pháp điều khiển V/f. Loại này phù hợp với các ứng dụng cho bơm và quạt gió hoặc các loại tải khác có các yêu cầu moment khởi động không lớn và ít làm việc ở vùng tốc độ thấp như băng tải, thang cuốn, máy đóng gói, các máy nhựa (dòng sản phẩm này là lựa chọn tối ưu cho giải pháp tiết kiệm năng lượng với chi phí đầu tư thấp)
Bộ biến tần sử dụng phương pháp điều chế vector không gian (Space Vector Modulation) với chế độ điều khiển “ Sencorless Vector ” hoặc “ Vector Control
With Encoder Feedback ” được sử dụng cho tải có yêu cầu moment khởi động lớn và điều khiển đóng cắt liên tục, hay phải thường xuyên làm việc ở vùng tốc độ thấp như máy công cụ, cầu trục, cầu trục nâng hạ trong công nghiệp, thang máy,…(dòng sản phẩm này là lựa chọn tối ưu cho giải pháp tiết kiệm năng lượng với chi phí đầu tư lớn)
Do đó tùy theo ứng dụng mà bạn lựa chọn bộ biến tần cho phù hợp, theo cách đó bạn sẽ chỉ trả chi phí thấp mà lại đảm bảo độ tin cậy làm việc.
Bên trong bộ biến tần là các linh kiện điện tử bán dẫn nên rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, mà Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên khi lựa chọn phải nắm chắc rằng bộ biến tần của mình đã được nhiệt đới hóa, phù hợp với môi trường khí hậu Việt Nam.
Bạn phải đảm bảo điều kiện môi trường lắp đặt như nhiệt độ, độ ẩm, vị trí. Các bộ biến tần không thể làm việc ở ngoài trời, chúng cần được lắp đặt ở trong tủ có không gian rộng, thông gió tốt (tủ phải có quạt thông gió), vị trí đặt tủ là nơi khô ráo trong phòng có nhiệt độ nhỏ hơn 5000C, không có chất ăn mòn, khí gas, bụi bẩn, độ cao nhỏ hơn 1000m so với mặt nước biển.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, nếu không hiểu hoặc không nắm chắc thì không tự ý mắc nối hoặc thay đổi các tham số thiết đặt.
Nhờ các chuyên gia kỹ thuật của hãng cung cấp biến tần cho bạn hướng dẫn lắp đặt, cài đặt để có được chế độ vận hành tối ưu.
Khi biến tần báo lỗi hãy tra cứu lỗi trong tài liệu và tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi, chỉ khi nào khắc phục được lỗi mới khởi động lại.