7. Kết cấu của đề tài
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN THU,
THU, CHI TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÓ THU
1.3.1. Môi trường kiểm soát
* Các nhân tố bên trong:
- Đặc thù về quản lý: Một hệ thống kiểm soát hữu hiệu phụ thuộc vào quan điểm và cách thức điều hành của người quản lý.
- Cơ cấu tổ chức trong đơn vị: Cơ cấu tổ chức là việc thiết lập bộ máy thực hiện mục tiêu của đơn vị, thực chất là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các thành viên trong đơn vị. Một cơ cấu tổ chức phù hợp là điều kiện đảm bảo cho các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng.
- Chính sách nhân sự: Con người luôn là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát cũng như chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt động của đơn vị. Vì vậy, nhà quản lý cần phải thiết lập các chương trình động viên, đồng thời cũng có các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho hành vi vi phạm.
- Công tác kế hoạch: Công tác kế hoạch ở đây được hiểu là việc lập các kế hoạch và dự toán. Kế hoạch là mục tiêu để phấn đấu, là căn cứ đề ra các quyết định quản lý, đánh giá kết quả công việc và quan trọng là căn cứ kiểm soát các hoạt động của đơn vị. Do đó nhà quản lý phải kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, định kỳ so sánh số liệu thực tế so với kế hoạch để có giải pháp điều chỉnh kịp thời.
- Ủy ban kiểm soát: Là những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và là những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát và có nhiệm vụ, quyền hạn như: Giám sát sự chấp hành luật pháp của đơn vị; kiểm tra và giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ; giám sát quá trình lập báo cáo tài chính (BCTC); dung hòa những bất đồng giữa Ban giám đốc và kiểm toán viên bên ngoài.
* Các nhân tố bên ngoài
Môi trường kiểm soát chung của một đơn vị còn phụ thuộc vào nhân tố bên ngoài, đó là các nhân tố quy định và điều chỉnh thái độ của chủ thể quản lý trong việc xây dựng và điều hành hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhóm nhân tố này bao gồm ảnh hưởng của các cơ quan chức năng nhà nước thông qua các văn bản ban hành, các chính sách, chế độ của nhà nước, sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, chỉ đạo của cấp trên, môi trường pháp lý như: ngân hàng, KBNN, thuế, kiểm toán nhà nước… Các nhân tố này tuy không thuộc sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điều hành của các nhà quản lý cũng như sự thiết kế và vận hành các quy chế và thủ tục kiểm soát.
1.3.2. Hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toán xét về mặt quy trình bao gồm: - Hệ thống chứng từ kế toán.
- Hệ thống tài khoản kế toán - Hệ thống sổ sách kế toán - Hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống thông tin kế toán của một đơn vị là một bộ phận quan trọng không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị. Thông qua các hoạt động này, hệ thống thông tin kế toán không những cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý mà còn giúp cho kiểm soát các hoạt động của đơn vị. Chính vì vậy, hệ thống thông tin kế toán được xem là một mắc xích, một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.
1.3.3. Đặc thù các khoản thu, chi đối với trung tâm y tế huyện miền núi
Thực hiện tự chủ tài chính tại một số bệnh viện theo chủ trương của Bộ Y tế là động lực thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, nâng cao chất lượng dịch
vụ chăm sóc người bệnh, tạo sự cạnh tranh giữa các cơ sở y tế công và tư.
* Những thuận lợi
Thời gian qua, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế ban hành các quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện trên toàn quốc; quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước. Với chủ trương tự chủ tài chính trong hệ thống y tế công lập nhằm giảm chi ngân sách nhà nước, chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp cho các trung tâm y tế huyện sang hỗ trợ trực tiếp cho người dân thông qua bảo hiểm y tế (BHYT), gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.
Hiện nay một số trung tâm y tế huyện đã được trao quyền tự chủ bảo đảm chi phí hoạt động của đơn vị, nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng khám, chữa bệnh. Các trung tâm y tế huyện đã có sự cải thiện về tinh thần thái độ phục vụ, ứng xử với bệnh nhân, nâng cao y đức, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đưa ra chiến lược phát triển cụ thể như mở rộng các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đầu tư cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại hơn, tập trung phát triển kỹ thuật mũi nhọn chuyên sâu... nhằm từng bước thu hút người bệnh.
Các trung tâm y tế đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý trong nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Do vậy, nhiều đơn vị đã tiết kiệm chi thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp. Theo đó, một số trung tâm y tế do ngân sách nhà nước bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên sang đơn vị tự bảm đảm chi hoạt động thường xuyên.
* Những khó khăn
còn gặp một số khó khăn:
- Với đặc thù là cơ sở y tế miền núi với hơn 46% là người dân tộc thiểu số, nguồn ngân sách nhà nước cấp bị giảm chỉ được nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người dân thông qua cấp BHYT; các tập tục cổ hủ của người dân tộc thiểu số vẫn còn như sinh đẻ tại nhà, tự chữa bệnh tại nhà bằng lá cây rừng... nên các trung tâm y tế lập tiến tới tự chủ hoàn toàn là một thách thức rất lớn.
- Các đơn vị được giao tự chủ tài chính nhưng không được tự chủ nguồn nhân lực nên việc bố trí lao động gặp nhiều khó khăn. Các dịch vụ kỹ thuật cao, chuyên sâu khó phát triển, chất lượng điều trị chưa cao vì thiếu nhân lực chuyên khoa sâu... nên khó thu hút người bệnh. Thêm vào đó, với việc thông tuyến BHYT đối với tuyến huyện và tuyến tỉnh, tình trạng bệnh nhân vượt tuyến đã khiến các bệnh viện càng khó thu hút bệnh nhân.
- Ngoài ra, nguồn kinh phí hoạt động của các trung tâm y tế công lập chủ yếu phụ thuộc vào thu khám, chữa bệnh BHYT. Các chế độ, chính sách khám, chữa bệnh trong thanh toán với bảo hiểm xã hội còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ cho nên phát sinh nhiều vướng mắc, khó khăn trong quyết toán tiền khám, chữa bệnh từ nguồn quỹ BHYT; dịch bệnh covid kéo dài phần nào hạn chế người bệnh đi khám chữa bệnh, khiến cho nhiều đơn vị không có tiền trả tiền lương cho cán bộ, nhân viên, nợ tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao...
Những khó khăn, vướng mắc trong tự chủ tài chính của các bệnh viện tuyến huyện ở tỉnh Gia Lai cần sớm được tháo gỡ. Bên cạnh việc cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tuyến huyện thì cần có lộ trình từng năm để các bệnh viện dần thích nghi và đáp ứng điều kiện tự chủ kinh phí. Với những bệnh viện có thể tự chủ về kinh phí thì mạnh dạn khoán cho đơn vị tự chủ về công tác tổ chức để chủ động bố trí, sắp xếp nhân sự theo yêu cầu công việc, từ đó nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kiểm soát các khoản thu, chi đối với đơn vị sự nghiệp có thu hết sức quan trọng, góp phần vào sự thành công của đơn vị để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý thường dựa trên các quy định của pháp luật, kinh nghiệm cá nhân để điều hành. Các đơn vị chưa thực sự chú trọng đến việc thiết lập một hệ thống kiểm soát nhằm đánh giá, phân tích các điều kiện cũng như nguồn lực của đơn vị nhằm đề ra những biện pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro và việc sử dụng lãng phí các nguồn lực.
Trong điều kiện được chuyển giao quyền tự chủ về tài chính cũng như tổ chức bộ máy như hiện nay các đơn vị sự nghiệp có thu cần phải tăng cường hơn nữa kiểm soát các khoản thu, chi nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực được giao, khẳng định thương hiệu, uy tín bằng cách cung ứng cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
Vì vậy, Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về đơn vị sự nghiệp có thu, kiểm soát các khoản thu, chi trong đơn vị sự nghiệp có thu. Đồng thời, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế kiểm soát các khoản thu, chi tại Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai ở Chương 2
Chương 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN THU, CHI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ AYUN PA
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa
Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa được thành lập từ năm 1979 trên cơ sở nâng cấp Bệnh xá Ayun Pa với tên gọi là Trung tâm y tế huyện Ayun Pa. Theo tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương cũng như nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân thì Bệnh viện đa khoa khu vực Ayun Pa được thành lập theo Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 29/6/2005 trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm y tế huyện Ayun Pa, là một bệnh viện khu vực có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn Thị xã Ayun Pa và tiếp nhận khám chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các xã giáp ranh của 04 huyện lân cận (xã Ia Trok, Ia Kdăm, Ia Tul, Ia Broái, Chư Mố thuộc huyện Ia Pa; xã Iahiao, Chrôhpơnan thuộc huyện Phú Thiện; xã Ia Rsiơm, Ia H’ Dreh thuộc huyện Krông Pa; xã Ea H’ Leo thuộc huyện Ea H’ Leo tỉnh Đăk Lăk) và tiếp nhận điều trị bệnh nhân nặng từ 03 bệnh viện giáp ranh chuyển lên (Bệnh viện đa khoa huyện Phú Thiện, Bệnh viện đa khoa huyện Ia Pa và Bệnh viện đa khoa huyện Krông Pa).
Ngày 18/12/2018 Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa được thành lập theo Quyết định số 590/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa khu vực Ayun Pa, Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa và Phòng dân số - Kế hoạch hóa gia đình[27]. Để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân và yêu cầu phát triển kỹ thuật, Trung tâm đã tăng dần quy mô giường bệnh từ 120 lên 180 giường năm 2019. Tuy nhiên,
tình trạng quá tải người bệnh luôn thường xảy ra tại Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa, các khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, khoa Ngoại tổng hợp, nhất là khoa Truyền nhiễm công suất giường bệnh luôn lên đến 140%, bệnh nhân phải nằm giường ghép, giường kê thêm mỗi khi mùa mưa đến dịch sốt rét, dịch sốt huyết huyết lây lan mạnh. Trung tâm đã và đang thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến để phục vụ nhân dân như: Phẫu thuật ngoại khoa, phẫu thuật sản khoa, chụp cắt lớp, nội soi dạ dày, đại tá tràng và đặc biệt là phòng chạy thận nhân tạo sắp đi vào hoạt động, điều này sẽ giúp người bệnh chạy thận nhân tạo không phải lên tuyến trên điều trị, đồng thời giúp bệnh viện tuyến trên giảm tải lượng bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên.
Với những thành tích đã đạt được, Chi bộ Trung tâm, Ban giám đốc và tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa qua các thời kỳ đã đạt được nhiều phần thưởng của Đảng, của Nhà nước, của ngành ở địa phương. Đặc biệt những năm gần đây chi bộ Trung tâm đã đạt nhiều năm liền đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu; 07 năm liên tục đạt danh hiệu Bệnh viện xuất sắc toàn diện; 08 trạm y tế xã, phường đạt trạm chuẩn quốc gia.
Tuy nhiên, Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đồng nghĩa với chi phí cho duy tu, bảo dưỡng lớn máy móc, trang thiết bị y tế; một số hạng mục thiết kế chưa hợp lý, công năng sử dụng thấp, chưa đồng bộ và đặc biệt có hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp. Trong khi đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề mới phát sinh như ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội, bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ bùng phát và lan rộng như: Bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, HIV/AIDS, covid-19… đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân; bệnh tật có nhiều thay đổi sinh ra nhiều chủng mới; quy mô dân số của thị xã, của tỉnh trong những năm gần đây vẫn tiếp tục tăng; các phong tục, tập quán cổ hủ như tự sinh đẻ tại nhà
sàn gia đình trong rừng, chữa bệnh bằng lá cây rừng, nuôi trâu bò ở tầng dưới nhà sàn… của các dân tộc thiểu số (Jarai, Bana) vẫn còn duy trì; nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng. Có thể nói, đây là những khó khăn, thách thức lớn đối với Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa
Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai là bệnh viện tuyến huyện hạng 3, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, là cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa khu vực tuyến huyện. Bệnh viện thực hiện 07 nhiệm vụ theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế về ban hành quy chế bệnh viện quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện gồm:
- Cấp cứu, khám và chữa bệnh - Nghiên cứu khoa học, y học - Đào tạo cán bộ y tế
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật - Phòng bệnh
- Hợp tác quốc tế
- Quản lý kinh tế trong bệnh viện
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa
Trung tâm y tế thị xã Ayun Pa được thiết kế gồm 2 khu nhà 3 tầng, 3 khu nhà 2 tầng, 4 khu nhà 1 tầng. Tất cả các khu được nối với nhau bởi hệ thống hành lang có mái che. Các phòng bệnh được lắp đặt điều hòa nhiệt độ, hệ thống báo cháy. Khoa Nội tổng hợp, khoa Nhi, khoa Ngoại tổng hợp, khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản được trang bị máy lọc nước phục vụ miễn phí cho người bệnh. Khuôn viên của Trung tâm có thảm cỏ, cây xanh, cây cảnh, khu vui chơi cho trẻ em… Trung tâm có những thiết bị y tế hiện đại như máy chụp Scaner, máy chụp Xquang di động, máy xét nghiệm miễn dịch tự động, máy chạy thận nhân tạo… Hiện nay Trung tâm đang sử dụng phần mềm quản
lý Vimes để quản lý hoạt động y tế, bệnh nhân bằng hệ thống camera, hệ